Sử lý, phân tích kết quả thực nghiệm đối chứng

Một phần của tài liệu Hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác - Lênin cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc (Trang 72 - 74)

- Trực quan sinh động: Trực quan

2.2.3. Sử lý, phân tích kết quả thực nghiệm đối chứng

Phân tích kết quả điều tra trưng cầu ý kiến sinh viên của hai lớp thực nghiệm và đối chứng được tập hợp ở các bảng thống kê ý kiến trả lời câu hỏi điều tra.

 Qua số liệu thống kê bảng 2.3, ta nhận thấy rằng:

- Đối với câu hỏi 1: Đa số sinh viên cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cho rằng bài học có bổ ích và rất bổ ích đối với bản thân. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng bài học rất bổ ích của sinh viên lớp thực nghiệm cho thấy hiệu quả dạy học ở lớp thực nghiệm (42 sinh viên) cao hơn lớp đối chứng (21 sinh viên).

- Với câu hỏi thứ 2: Cách học của lớp thực nghiệm bao gồm nhiều hoạt động: nghe, nhìn, ghi chép, đối chiếu giáo trình, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, thảo luận, trình bày quan điểm, thực hiện các yêu cầu của giáo viên...Mức độ hoạt động của sinh viên lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Cách học của lớp đối chứng chủ yếu là: nghe, nhìn, ghi chép, hiểu theo lời giảng của giảng viên, do đó, tính chủ động hoạt động của sinh viên thấp, phụ thuộc nhiều vào hướng truyền giảng của giáo viên, sinh viên ít sử dụng tài liệu khác ngoài việc ghi chép.

- Ở câu hỏi thứ 3: Ý kiến trả lời câu hỏi này cho ta nhận định về hệ quả của từng đặc điểm dạy học. Lớp thực nghiệm, sinh viên chủ yếu trả lời

câu hỏi, làm bài tập trong giáo trình, điều đó phản ánh tính hoạt động độc lập chủ động tìm kiếm và giải quyết nhiệm vụ, tình huống bài học đặt ra. Lớp đối chứng, sinh viên chủ yếu học thuộc lòng theo vở ghi, phản ánh kiểu học tái hiện tri thức.

- Đối với câu hỏi thứ 4: Ở lớp thực nghiệm, sinh viên chủ yếu kết hợp dùng vở ghi và giáo trình để học tập, còn lớp đối chứng sinh viên chủ yếu dùng vở ghi để học. Điều này khẳng định thêm tính chủ động, tích cực tìm kiếm đối chiếu, so sánh phát hiện kiến thức của sinh viên lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

- Với câu hỏi 5: Thực chất câu hỏi này là đánh giá mức độ tiếp thu của sinh viên sau bài học, vì sinh viên chỉ có thể yêu thích môn học khi đã hiểu rõ bản chất khoa học, tính thực tiễn, giá trị thiết thân qua mỗi bài học. Do vậy, sự yêu thích môn học của sinh viên lớp thực nghiệm đã gián tiếp phản ánh chất lượng học tập cao hơn lớp đối chứng.

Như vậy, qua phân tích kết quả thống kê ý kiến của sinh viên ở lớp thực nghiệm chủ động, tích cực học tập hơn sinh viên lớp đối chứng, phương pháp dạy học ở lớp thực nghiệm tỏ rõ ưu việt hơn phương pháp dạy học ở lớp đối chứng đã làm cho người học hứng thú và yêu thích môn học.

 Với số liệu thống kê bảng 2.4, ta nhận thấy rằng:

- Ở câu hỏi 1 ta thấy cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều nhất trí cho rằng “ Nội dung bài giảng đảm bảo kiến thức cơ bản, tính chính xác, lôgíc và khoa học”

- Đến câu hỏi 2: Sự khác biệt về phương pháp đã thể hiện rõ nét khi 95,7% sinh viên lớp thực nghiệm cho rằng bài giảng “ Được thiết kế theo phương pháp tích cực hóa hoạt động của sinh viên”, còn lớp đối chứng là 54,2%.

- Đối với câu hỏi 3: “Nội dung bài có liên hệ thực tiễn làm phong phú, sinh động bài giảng” thì được 98,5% sinh viên lớp thực nghiệm nhất trí, trong khi lớp đối chứng chỉ có 60%

- Với câu hỏi 4: “Bài học có tính giáo dục cao” được 97,1% sinh viên lớp thực nghiệm nhất trí thể hiện rõ nội dung bài giảng đã được giảng viên thực hiện có hiệu quả, còn với lớp đối chứng số sinh viên đồng ý là 64,2%

 Về phương pháp giảng dạy của giảng viên, số liệu thống kê bảng 2.5 cho ta thấy rất rõ tỷ lệ khác biệt về phương pháp được thực hiện ở hai lớp, với 5 câu hỏi về phương pháp được giảng viên sử dụng đối với bài giảng của mình, thì tỷ lệ sinh viên lớp thực nghiệm đồng ý cao hơn hẳn và đều ở cả 5 nội dung so với lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ phương pháp được thực hiện ở lớp thực nghiệm có ưu điểm vượt trội so với phương pháp thực hiện ở lớp đối chứng

 Về hướng dẫn phương pháp tự học của sinh viên, khi được hỏi về ưu điểm của các biện pháp giúp cho các em hứng thú, tích cực chủ động trong học tập và phát huy được khả năng tự nghiên cứu, tự học thì được đa số các em nhất trí. Đặc biệt các biện pháp đó đã giúp các em rèn luyện được kỹ năng diễn đạt, cách thức làm việc tập thể và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn, đây là những phẩm chất không thể thiếu trong hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung và triết học nói riêng. Tất cả những nhân tố trên sẽ góp phần không nhỏ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn triết học Mác – Lênin của sinh viên trường Đại học Tây Bắc, điều này được 97,1 sinh viên ở lớp thực nghiệm nhất trí.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác - Lênin cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w