đáp ứng yêu cầu về mặt bằng sản xuất cũng như đảm bảo lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư. Theo đó Doanh nghiệp dự án sẽ chủ trì, phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và UBND tỉnh thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng xây dựng theo phương án nêu trong dự án đầu tư đã được phê duyệt. Với quy định này, Nhà nước giành cho Doanh nghiệp dự án quyền được chủ động hơn khi thực hiện phương án đền bù, giải phóng mặt bằng đã nêu trong báo cáo khả thi mà không nhất thiết phải do cơ quan quản lý ngành và địa phương tiến hành nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình, góp phần hạn chế gia tăng chi phí về tổng vốn đầu tư. Mặc dù chi phí cho các hoạt động này vẫn do Doanh nghiệp dự án thanh toán và được tính vào tổng vốn đầu tư công trình ( như Quy chế đầu tư nước ngoài). Để khuyến khích Doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư và thúc đẩy tiến độ giải phóng mặt bằng, ở giai đoạn này ngoài vốn của chủ đầu tư, vốn Ngân sách Nhà nước cũng được sử dụng để hỗ trợ nhưng được thực hiện theo một dự án riêng. Quy định này là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn đầu tư trong giai đoạn hiện nay khi vấn đề giải phóng mặt bằng hiện còn tồn tại nhiều bất cập chưa thể giải quyết được, mà trong số đó nhiều dự án đầu tư mức chi phí này chiếm một tỷ lệ đáng kể trên tổng vốn đầu tư gây ra nhiều khó khăn về vốn cho nhà đầu tư khi xây dựng công trình. Tuy nhiên, theo chúng tôi Quy chế BOT mới nên quy định một tỷ lệ cụ thể hạn mức kinh phí hỗ trợ từ phía Nhà nước cho công việc này giống như quy định mức vốn góp trực tiếp từ Ngân sách Nhà nước để đảm bảo nguồn vốn đó được sử dụng hiêụ qủa đúng mục đích.
Để thi công công trình, pháp luật quy định Doanh nghiệp dự án phải lập thiết kế kỹ thuật và gửi cơ quan Nhà nước có thẩm quyển để giám sát, kiểm tra mà không phải thông qua thủ tục thẩm định phê duyệt như trong hai Quy chế trước kia . Cụ thể là: tại Quy chế đầu tư trong nước thì đây là trách nhiệm của cơ quan ký kết hợp đồng dự án, trường hợp từ trối thì phải nêu rõ chi tiết cần thay đổi, bổ sung. Trên thực tế, do chi phí đền bù , giải phóng mặt bằng thay đổi lớn (thường là tăng lên) cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi phương án thiết kế, bổ sung nhiều hạng mục công trình… cho nên thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán
của dự án bị điều chỉnh không chỉ một lần so với phê duyệt lần đầu. Có dự án, UBND tỉnh đã ra quyết định điều chỉnh đầu tư, các thành viên ban nghiệm thu đã thống nhất nghiệm thu, xác nhận những bổ sung phát sinh nhưng tổng dự toán công trình chưa được điều chỉnh cho phù hợp nên chưa đủ cơ sở để lập hồ sơ hoàn công và quyết toán công trình. Vì theo quy định thì những bổ sung phải được đưa vào phụ lục điều chỉnh hợp đồng BOT 1. Quy định này, thực sự đã gây khó khăn cho nhà đầu tư trong quá trình thi hành bởi lẽ: để thực hiện dự án nhà đầu tư phải trải qua thủ tục thẩm định và phê duyệt khi lập báo cáo khả thi trong đó đã bao gồm các nội dung có liên quan tới yếu tố kinh tế kỹ thuật của dự án. Lúc này về cơ bản coi như phương án đầu tư của chủ đầu tư đã đảm bảo tính khả thi. Nếu quá trình lập thiết kế kỹ thuật nhà đầu tư lại phải trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt với những hạn chế như đã phân tích ở trên thì việc quy định như vậy là chưa hợp lý, hơn nữa chi phí cho công tác này lại không được nêu rõ ở cả hai quy chế đầu tư. Cải thiện thực trạng trên và để phù hợp với quy định tại Nghị định 16/2005 khi cho phép chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc được phép thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điệu kiện năng lực để thẩm tra. Và chi phí cho các hoạt động này được tính vào tổng dự toán công trình. Quy định này tạo sự chủ động cho nhà đầu tư đồng thời đảm bảo tính ổn định với thiết kế cơ sở đã được phê duyệt không bị thay đổi bổ sung nhiều lần.