Quy định về lập, công bố và phê duyệt danh mục dự án.

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT (Trang 35 - 39)

11. Ngu n: báo Nhân dân s rang y 1/3/2004 à

2.4.Quy định về lập, công bố và phê duyệt danh mục dự án.

Xây dựng và công bố Danh mục dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT là khâu cần thiết và quan trọng bởi tính công khai của công việc này giúp cho nhà đầu tư có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận dự án đầu tư đồng thời Nhà nước cũng có cơ hội lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án. Trong thời gian thực hiện hai quy chế BOT, hầu hết các dự án này (trừ dự án nhà máy điện Phú Mỹ 2.2) đều được thực hiện trên cơ sở đề xuất cuả các nhà đầu tư và được chấp thuận. Thực tế này cho thấy, việc lập và công bố Danh mục dự án đầu tư theo các hợp đồng trên được tiến hành rất hạn chế. Hệ quả của nó là các nhà đầu tư khó có khả năng tiếp cận cơ hội đầu tư và hiện tượng " khép kín" trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản theo đó đã hình thành.

Hơn nữa, tại Quy chế đầu tư BOT nước ngoài thì việc lập Danh mục dự án đầu tư không được phân cấp cho các Bộ quản lý ngành và UBND tỉnh mà do BKH&ĐT chủ trì, phối hợp với các cơ quan này trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quy định này thực tế đã không tạo ra sự chủ động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đặc biệt là các Bộ ngành và địa phương nơi có dự án đầu tư bởi các cơ quan này không có thẩm quyền phê duyệt các dự án nằm trong Danh mục trong khi họ mới chính là người am hiểu về ngành, lĩnh vực và tình hình thực tiễn địa phương mình, xác định rõ những dự án nào trên địa bàn hay thuộc ngành mình quản lý cần kêu gọi vốn đầu tư. Từ đó khiến cho hiệu quả của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng một cách đáng kể. Thêm vào đó, là việc quy định trên cơ sở các Danh mục dự án đã được phê duyệt, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ đạo nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (gọi tắt là báo cáo tiền khả thi) làm cơ sở để lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài thì Doanh nghiệp BOT phải hoàn

trả Ngân sách Nhà nước chi phí này đã không thực sự taọ ra động lực thúc đẩy Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Bởi lẽ nó làm tổng mức đầu tư của công trình tăng lên, gây khó khăn cho nhà đầu tư khi phải thu xếp một phần vốn cho công tác này trong khi nếu được thực hiện bằng kinh phí của Nhà nước sẽ làm giảm áp lực vốn cho nhà đầu tư đồng thời đảm bảo tính khả thi của dự án trong Danh mục mà Nhà nước muốn kêu gọi đầu tư; trừ trường hợp dự án này do nhà đầu tư tự đề xuất thì chi phí này làm cơ sở để chủ đầu tư tránh được những thiệt hại rủi ro khi thực hiện dự án. Còn đối với đầu tư trong nước, thì lại cho phép UBND tỉnh được quyền lập và công bố các Danh mục dự án nhóm B và nhóm C dự định thực hiện trên địa bàn và thông qua báo cáo tiền khả thi sau khi có ý kiến thống nhất của BKH&ĐT và Bộ quản lý ngành chuyên môn. Còn các dự án nhóm A do BKH&ĐT lập Danh mục dự án, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thông qua nghiên cứu tiền khả thi. Như vậy, cùng một vấn đề lại tồn tại những quy định khác nhau áp dụng đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Để cải thiện tình trạng nói trên, pháp luật hiện hành có quy định cụ thể về thẩm quyền, quá trình xây dựng, công bố và phê duyệt Danh mục dự án áp dụng thống nhất cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đảm bảo quyền được đối xử ngang nhau giữa các chủ thể đầu tư trong xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Việc xây dựng Danh mục dự án phải được tiến hành từ các Bộ, Ngành, địa phương trên cơ sở quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ và phù hợp với lĩnh vực dự án mà Chính phủ khuyến khích thực hiện. Theo đó các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh được quyền xây dựng, phê duyệt và công bố Danh mục dự án gọi vốn đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO và BT của ngành, địa phương mình áp dụng với cả dự án có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài mà không có sự phân biệt như trước đây. Vấn đề này lần đầu tiên được quy định tại Quy chế đầu tư hiện hành nhưng trên thực tế thực hiện một số dự án điện độc lập thông qua hình thức BOT theo Quyết định 30/2006 thì UBND tỉnh đựơc quyền lập, phê duyệt và công bố quy

hoạch phát triển thủy điện nhỏ toàn quốc và của tỉnh áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia đầu tư xây dựng dự án, không phân biệt là nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài. Phản ánh thực tế trên, pháp luật hiện hành đã thể hiện sự phân cấp mạnh mẽ về thẩm quyền cho các địa phương và các cơ quan chuyên môn, tạo ra sự chủ động, ý thức trách nhiệm trong việc xác định Danh mục dự án cần thu hút vốn đầu tư phù hợp với ngành, địa phương quản lý đồng thời đảm bảo tính khả thi cho các dự án đó. Để có thể cung cấp thông tin đầy đủ cho nhà đầu tư, Danh mục dự án không chỉ có thông tin về tên dự án mà còn có thông tin về:(i) tên dự án; (ii) mục tiêu thực hiện dự án; (iii) địa điểm thực hiện dự án; (iiii) tóm tắt các thông số kỹ thuật chủ yếu của dự án và tổng vốn đầu tư; (iiiii) tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Danh mục này được công bố công khai trên trang điện tử của Bộ, ngành, địa phương và đăng công báo. Quy định những nội dung chủ yếu của Danh mục dự án tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý của Nhà nước trong công tác quy hoạch hóa dự án BOT đồng thời xác định rõ trách nhiệm của các quan đó trong việc lập báo cáo tiền khả thi- Đề xuất dự án (tương ứng với thuật ngữ Báo cáo đầu tư tại Nghị định số 16/2005/NĐ- CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình- sau đây gọi tắt là Nghị định 16/2005), qua đó làm cơ sở để vận động, xúc tiến đầu tư và lập hồ sơ mời thầu lựa chon nhà đầu tư đàm phán hợp đồng dự án. Theo đó thủ tục lập, thông qua Danh mục dự án cũng như báo cáo tiền khả thi được áp dụng với tất cả các dự án nằm trong Danh mục mà không phân biệt mức độ quy mô của từng dự án và đã được đơn giản hóa nhiều so với quy định cũ. Căn cứ ý kiến của BKH&ĐT và các cơ quan có liên quan, Bộ quản lý ngành và UBND tỉnh quyết định và thông qua Danh mục dự án cũng như báo cáo tiền khả thi của các dự án thuộc quy hoạc mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (với dự án đầu tư nước ngoài) và phải có ý kiến thống nhất của các Bộ, ngành và UBND tỉnh có liên quan (với dự án đầu tư nước ngoài). Và kinh phí cho các hoạt động này được quy định thống nhất: là lấy từ nguồn Ngân sách Nhà nước do các Bộ,

ngành và UBND tỉnh chủ động dự trù kinh phí cấp mình hàng năm để thực hiện. Bàn về vấn đề này, trong quá trình xây dựng dự thảo Quy chế đầu tư mới có ý kiến cho rằng: chỉ nên quy định kinh phí lập, công bố Danh mục dự án được bố trí từ Ngân sách Nhà nước còn chi phí báo cáo tiền khả thi cũng như các chi phí liên quan đến việc lập hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà đầu tư cần đưa vào chi phí dự án. Theo chúng tôi, ý kiến trên là chưa hợp lý bởi lẽ như đã phân tích ở trên khi áp dụng quy định này đã không tạo ra sức hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài cũng như một môi trường đầu tư thông thoáng, đảm bảo an toàn cho mọi nhà đầu tư về Danh mục dự án mà cơ quan Nhà nước đưa ra để kêu gọi đầu tư (trừ trường hợp dự án do nhà đầu tư tự đề xuất). Tuy nhiên với các dự án do nhà đầu tư tự đề xuất ngoài Danh mục dự án được công bố theo quy định tại Đ12- Quy chế 78 vẫn chưa có quy định cụ thể về phân cấp, trách nhiệm thẩm định và phê duyệt dự án cũng như chi phí cho việc lập để xuất dự án của nhà đầu tư sẽ được giải quyết như thế nào trong cả hai trường hợp: đề xuất này được chấp thuận hay bị từ chối. Như trong Quy chế đầu tư BOT nước ngoài, thì phần chi phí này vẫn sẽ được tính vào vốn đầu tư của công trình giống như do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập Danh mục dự án. Thiết nghĩ, theo chúng tôi thì pháp luật hiện hành vẫn nên quy định theo hướng này: trong trường hợp đề xuất dự án phù hợp với quy hoạch và được chấp thuận thì chi phí cho công tác này sẽ được tính vào tổng vốn đầu tư của dự án; còn trong trường hợp bị từ chối thì do nhà đầu tư chịu và coi là yếu tố rủi ro khi đề xuất dự án. Bởi điều này sẽ khiến nhà đầu tư phải dự tính kỹ các yếu tố đảm bảo cho tính khả thi của dự án. Mặc dù vậy, sự ghi nhận này đã tạo ra sự bình đẳng cho các chủ thể đầu tư, thể hiện chính sách nhất quán không phân biệt đối xử của Nhà nước ta đồng thời để tăng tính hiệu quả của hoạt động lập Danh mục dự án.

Tuy nhiên, khi thực hiện quy định về lập, công bố và phê duyệt Danh mục dự án và thông qua báo cáo tiền khả thi nhằ m đảm bảo thực hiện thống nhất các quy định về Quản lý đầu tư xây dựng công trình tại Nghị định 16/2005, chúng tôi đề nghị: những dự án có tổng mức đầu tư lớn, các dự án quan trọng

quốc gia về xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn cần phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chấp thuận chủ trương đầu tư như quy định tại quy chế BOT trong nước. Điều này cũng phù hợp với quy định trong Luật Đầu tư 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư (sau đây gọi tắt là Nghị định 108/2006) theo đó thì Bộ, quản lý ngành và UBND tỉnh chỉ được tự quyết định và phê duyệt, thông qua Danh mục dự án với các dự án còn lại. Quy định này không mâu thuẫn với chủ trương mở rộng thẩm quyền cho Bộ, ngành và địa phương mà chỉ đảm bảo hơn nữa tính đồng bộ với các văn bản pháp luật khác có liên quan và hiệu quả đầu tư của các dự án lớn .

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT (Trang 35 - 39)