1.1 Rủi ro
Là khả năng có thể gặp nguy hiểm hoặc chịu thiệt hại và mất mát.
1.2 Rủi ro trong thảm họa
Là khả năng hiểm họa có thể ảnh h−ởng có hại đến một cộng đồng dễ bị tổn th−ơng vốn rất ít khả năng để đối phó với những hậu quả tiêu cực (là những mất mát có thể xảy ra đối với con ng−ời, tài sản và môi tr−ờng sống do những hiểm họa cụ thể gây ra).
1.3 Tình trạng dễ bị tổn th−ơng
Tình trạng dễ bị tổn th−ơng là một loạt các điều kiện tác động bất lợi tới khả năng của một cá nhân, hộ gia đình hoặc một cộng đồng trong việc ngăn chặn, giảm nhẹ, phòng ngừa hoặc ứng phó với một hiểm họa .
1.4 Khả năng
Khả năng là các nguồn lực, kỹ năng, kiến thức, ph−ơng tiện và sức mạnh tồn tại trong các hộ gia đình và các cộng đồng làm cho họ có thể đối phó, chịu đựng, phòng ngừa, giảm nhẹ hoặc nhanh chóng khắc phục một thảm họa (trái ng−ợc với tình trạng dễ bị tổn th−ơng)
1.5 Mối quan hệ giữa hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn th−ơng (DBTT) và khả năng
Mối quan hệ giữa hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn th−ơng và khả năng có thể đ−ợc trình bày một cách đơn giản nh− sau: Rủi ro trong thảm họa = Hiểm họa x Tình trạng DBTT
Khả năng
Rủi ro trong thảm họa sẽ tăng lên nếu hiểm họa tác động đến một cộng đồng dễ bị tổn th−ơng có khả năng hạn chế. Do đó, để có thể giảm nhẹ rủi ro trong thảm họa, một cộng đồng có thể tiến hành các hoạt động khác nhau nhằm giảm nhẹ tác hại của hiểm họa, giảm nhẹ tình trạng DBTT và nâng cao khả năng của mình.