II. Đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển NNL của Chi nhánh Láng Hạ:
1. Cải tiến công tác xác định nhu cầu đào tạo:
MẪU ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ VIÊN CHỨC
Họ và tên: Phòng/ tổ:
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
Tiêu thức Mức độ thực hiện Điểm Xuất sắc (5đ) Khá (4đ) Đạt yêu cầu(3đ) Dưới mức yêu cầu(2đ) Kém (1đ) 1.Thực hiện khối lượng
chương trình công tác 2.Chất lượng chương trình công tác 3.Chấp hành kỷ luật lao động 4.Thái độ, tác phong làm việc Tổng điểm:
Trưởng các đơn vị quản lý, theo dõi và chấm điểm cho CBVC đơn vị mình theo định kỳ. Phân tích mối quan hệ giữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ với kết quả thực hiện công việc ở chính đơn vị mình, chỉ ra ai là đối tượng cần đào tạo. Từ đó, báo cáo tổng hợp lên phòng TCCB&ĐT
Hoặc có thể sử dụng phương pháp trắc nghiệm, câu hỏi điều tra nhằm tìm hiểu kiến thức và hiểu biết của CBVC về công việc
_ Để đánh giá sự sẵn sàng của CBVC với hoạt động đào tạo, sử dụng phiếu khảo sát, bảng hỏi để tìm hiểu mức độ sẵn sàng của CBVC.
Kết quả khảo sát 48 CBVC chi nhánh về việc sẵn sàng tham gia hoạt động đào tạo có 95% người đồng ý sẽ tham gia nếu chi nhánh có chương trình đào
tạo. Con số đó thể hiện nhu cầu tham gia đào tạo của CBVC là rất lớn
Đội ngũ cán bộ của Chi nhánh có trình độ tương đối cao và đồng đều. Song để thực hiện sự nghiệp hiện đại hóa hoạt động ngân hàng trong thời gian tới thì cần đào tạo nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBVC trong chi nhánh.
Từ những phân tích trên, có thể tổng hợp lại nhu cầu đào tạo của Chi nhánh trong năm tới:
_ 100% Cb nghiệp vụ được đào tạo hoặc tập huấn cập nhật kiến thức nghiệp vụ
_ 100% CBVC có độ tuổi nam dưới 50, nữ dưới 45 có trình độ A tiếng anh trở lên.
_ Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBVC, tăng tỷ lệ tốt nghiệp ĐH trở lên/ tổng số CBVC thêm 10%
_ Cử cán bộ lãnh đạo tham gia Cao cấp lý luận chính trị do TSC tổ chức Cụ thể, ta có bảng số liệu sau:
Bảng 3.3: Nhu cầu đào tạo của Chi nhánh Láng Hạ
stt Nội dung Hiện
có
Nhu
cầu cần Số Nhu cầu đào tạo người Số ngày đào tạo 1 2 (3=2-1) (4=3*số ngày học) I Cập nhật kiến thức nghiệp vụ 885 1 Quản trị ngân hàng _ 20 20 60 2 Nghiệp vụ tín dụng _ 60 60 180 3 Nghiệp vụ kế hoạch _ 20 20 60 4 Nghiệp vụ kế toán _ 80 80 240
5 Nghiệp vụ ngân quỹ _ 30 30 90
6 Nghiệp vụ thanh toán QT _ 50 50 150
7 Nghiệp vụ thẩm định _ 20 20 60
8 Nghiệp vụ tin học nâng cao _ 10 10 30
9 Quản lý nhân sự _ 5 5 15 II Kiến thức bổ trợ 1 Ngoại ngữ 153 176 23 1200 1.1 Anh văn A 24 33 9 270 1.2 Anh văn B 30 38 8 240 1.3 Anh văn C 80 85 5 450
1.4 ĐH, Tiếng anh Tài chính-NH 19 20 1 240
2 Tin học 165 185 20 810 2.1 Chứng chỉ A 68 76 8 240 2.2 Chứng chỉ B 87 93 6 180 2.3 Chứng chỉ C 7 12 5 150 2.4 Đại học 3 4 1 240 3 Các dịch vụ NH _ 20 20 60
III Đào tạo ĐH, sau ĐH 159 173 14 3360
IV Đào tạo cao cấp lý luận chính trị 2 7 5 210
V Đào tạo khác _ 100 100 300
Tổng 6825
2.Xác định mục tiêu đào tạo cụ thể và hợp lý:
Sau khi nhu cầu đào tạo đã được xác định, Chi nhánh cần xác định mục tiêu đào tạo cho những nhu cầu đó. Việc xác định mục tiêu cụ thể và hợp lý sẽ tạo động lực cho CBVC phấn đấu trong học tập, để hoàn thành các mục tiêu, từ đó kiến thức họ thu được cũng tăng lên.
Để xác định được mục tiêu cụ thể và phù hợp cần căn cứ vào việc phân tích đội ngũ CBVC, về trình độ và sự sẵn sàng của họ đối với hoạt động đào tạo. Ngoài ra, phải căn cứ vào phân tích thực nghiệm, phân tính công việc, về
các nhiệm vụ, các kỹ năng kiến thức nào cần thiết cho CBVC thực hiện tốt công việc của họ và mức độ cụ thể cần đạt đạt được của mỗi kỹ năng đó.
3.Đa dạng hóa các hình thức đào tạo:
Các hình thức đào tạo hiện nay của Chi nhánh chưa phong phú, chủ yếu là các hình thức đào tạo truỳên thống.
Đa dạng hóa các hình thức đào tạo sẽ tránh được sự nhàm chán của CBVC với công tác đào tạo của chi nhánh. Kết hợp các hình thức đào tạo khác nhau có thể làm giảm nhược điểm của mỗi hình thức riêng và tập hợp được những mặt tích cực của tất cả các hình thức. Bên cạnh đó, khoa học kỹ thuật phát triển cũng làm xuất hiện các hình thức đào tạo mới mang lại hiệu quả cao. CBVC trong chi nhánh cũng mong muốn được tham gia đào tạo với các hình thức đào tạo mới:
Bảng 3.4: Hình thức đào tạo CBVC mong muốn tham gia
Hình thức đào tạo Tỷ lệ (%)
1.Cử đi học ở trường lớp chính quy 33,333
2.Đơn vị tự tổ chức kèm cặp, chỉ bảo 20,833
3.Tham gia thảo luận, tập huấn, hội nghị 4,167 4.Luân phiên thay đổi công việc 10,417 5.Chương trình hóa với sự giúp đỡ của máy tính 16,667
6.Hình thức khác 14,583
Nguồn: Phiếu khảo sát
Hình thức cử đi học ở các trường lớp chính quy, đơn vị tự tổ chức kèm cặp vẫn là những hình thức được đông đảo CBVC lựa chọn. Tuy nhiên, có thể thấy đội ngũ CBVC đã có sự chuyển biến trong mong muốn hình thức đào tạo mình được tham gia. Đặc biệt hình thức đào tạo theo kiểu chương trình hóa với sự giúp đỡ của máy tính đang được lựa chọn ngày càng nhiều. Phương pháp này có thể đào tạo nhiều kỹ năng mà không cần người dạy. Học viên chỉ phải thực hiện theo các chỉ dẫn của máy tính. Họ có thể học hỏi được cách giải quyết các tình huống giống với thực tế mà có thể chủ động về thời gian
học. Với cơ sở vật chất (máy tính, văn phòng, tài liệu…) của Chi nhánh như hiện nay thì phương pháp này có thể sẽ phát triển nhanh.
Ngoài ra, với xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, thì hình thức liên kết đào tạo với các tổ chức đào tạo uy tín trên thế giới cũng đang mang lại hiệu quả cao. Mặc dù chi phí củ hình thức đào tạo này rất cao song những kiến thức và kinh nghiệm mà học viên thu được cũng rất lớn, nếu sử dụng có hiệu quả thì có thể rút ngắn thời gian thu hồi chi phí đào tạo.
4.Một số ý kiến hoàn thiện dự trù kinh phí đào tạo:
Chi phí đào tạo bao gồm:
Chi phí tài chính: Chi phí cho cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguyên nhiên vật liệu và tài liệu phục vụ đào tạo; Chi phí cho cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên; Học bổng, tiền lương trả cho CBNV trong thời gian đi học…
Chi phí cơ hội: chi phí mất đi do CBVC tham các khóa đào tạo mà không thực hiện các công việc hàng ngày họ vẫn đảm nhận.
Khi dự trù kinh phí, cần đưa thêm chi phí cơ hội vào đó thì mới thật sự đầy đủ và chính xác. Tính toán chi phí cơ hội cũng cho phép lựa chọn được thời điểm đào tạo có hiệu quả nhất. Ở Chi nhánh Láng Hạ, thời điểm cho chi phí cơ hội nhỏ nhất là đào tạo trong ngày nghỉ (thứ 7, Chủ nhật), với các chương trình có thời gian đào tạo dài thì nên bố trí vào đầu năm hoặc giữa năm, tránh các ngày cuối năm, khi mà công việc nhiều, như vậy chi phí cơ hội thấp hơn.
Ngoài ra, việc định mức chi phí cho một ngày đào tạo /1CB cũng phải được điều chỉnh thường xuyên, có tính đến sự thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng. Có như vậy mới đảm bảo cho CBVC yên tâm tham gia đào tạo.
5.Giải pháp đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển NNL:
Hiệu quả công tác đào tạo phải được đánh giá ở cả hai mặt: Học viên đã tiếp thu được gì sau khóa đào tạo và học viên áp dụng các kiến thức kỹ năng đã học hỏi được vào thực tế để thực hiện công việc thế nào.
Chi nhánh Láng Hạ đã đánh giá kiến thức mà học viên thu được sau khóa học qua các chỉ tiêu như: tỷ lệ đạt khá giỏi các khóa học, thực hiện các bài kiểm tra cuối khóa…Nhưng hiệu quả của việc áp dụng chúng vào thực hiện công việc sau đào tạo lại chưa được đánh giá đúng mức.
Chi nhánh có thể sử dụng phương pháp phân tích thực nghiệm như sau:
chọn hai nhóm thực nghiệm, hai nhóm thực nghiệm có sự tương đồng về công việc và trình độ sẽ thuận lợi hơn cho việc phân tích
ghi lại kết quả thực hiện công việc của cả hai nhóm trước khi áp dụng chương trình đào tạo
chọn một nhóm tham gia quá trình đào tạo, nhóm còn lại thực hiện công việc bình thường
sau quá trình đào tạo ghi lại kết quả thực hiện công việc của hai nhóm cả về số lượng lẫn chất lượng
phân tích, so sánh kết quả của cả hai nhóm để xác định mức độ hiệu quả của chương trình đào tạo.
Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, có thể chỉ ra chương trình đào tạo có hiệu quả không.
Để đánh giá định lượng hiệu quả đào tạo, có thể thực hiện thông qua việc so sánh, phân tích tổng chi phí và tổng lợi ích do đào tạo mang lại. Lợi ích bằng tiền do đào tạo mang lại chính là khoản chênh lệch giữa lợi ích hàng năm nhân viên mang lại cho doanh nghiệp trước khóa đào tạo và sau khi đào tạo.
Thông thường, có thể đánh giá theo hai cách: Theo tổng giá trị hiện thời (NPV) hoặc theo hệ số hoàn vốn nội tai (IRR)
Cụ thể phương pháp tính các giá trị như sau:
Theo tổng giá trị hiện thời: NPV được xác định bằng cách lấy giá trị hiện thời của các lợi ích gia tăng do kết quả của đào tạo trừ đi giá trị hiện thời của các chi phí tăng thêm do đào tạo.
NPV=∑t Bt+−rCtt
1 (1 ) ) ) (
Trong đó: Bt là lợi ích gia tăng do kết quả đào tạo ở năm t Ct: chi phí tăng thêm do đào tạo năm t
Nếu NPV > 0: chương trình có hiệu quả kinh tế
Nếu NPV < 0 hoặc NPV= 0 thì chương trình không có hiệu quả.
Theo hệ số hoàn vốn nội tại: IRR là tỷ suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại của lợi ích cân bằng với giá trị hiện tại của chi phí
IRR= r1 + ( r2 - r1) (NPVNPV1 NPV 2)
1
+
r1 là lãi suất chiết khấu ứng với NPV1 có giá trị dương gần bằng không
r2 là lãi suất chiết khấu ứng với NPV2 có giá trị âm gần bằng không NPV1: Tổng giá trị hiện thời ở mức chiết khấu r1
NPV2: Tổng giá trị hiện thời ở mức triết khấu r2.
Nếu IRR > r (lãi suất ngân hàng) thì chương trình có hiệu quả kinh tế.
Trong trường hợp không xác định được lợi ích bằng tiền do đào tạo mang lại thì sử dụng phương pháp thực nghiệm (đã trình bày ở trên)
Hiệu quả chương trình đào chính là căn cứ, một tiêu chuẩn để hoàn thiện các chương trình đào tạo sau.
6.Một số giải pháp khác:
Để đào tạo và phát triển NNL trong Chi nhánh thực sự đạt được hiệu quả thì cần phải chú ý hơn nữa công tác đánh giá thực hiện công việc. Đánh giá công việc càng được tỷ mỉ và chính xác thì càng thuận lợi hơn cho hoạt động đào tạo.
Sau khi đào tạo, cần bố trí công việc phù hợp với trình độ CBVC để đưa những kiến thức được đào tạo vào thực tế thực hiện công việc để tạo ra những chuyển biến trong kết quả công việc, tránh gây lãng phí cho tổ chức.
Có biện pháp khuyến khích CBVC tham gia hoạt động đào tạo: thực hiện đầy đủ các chính sách ưu tiên đối với đội ngũ giảng viên kiêm chức (phụ cấp trách nhiệm, tăng lương…) để có thể thu hút nhân tài tham gia giảng dậy; có kế hoạch tổ chức kiểm tra trình độ hoặc đánh giá chất lượng CB để CBVC chủ động học tập bổ xung những kỹ năng kinh nghiệm mà mình còn hạn chế. Tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ cho CBVC để khuyến khích họ phát huy hết năng lực cũng như tinh thần sáng tạo trong công việc.
Bên cạnh đó, Chi nhánh cần tranh thủ các dự án hợp tác để đào tạo cán bộ theo chuẩn mực quốc tế, học tập kinh nghiệm hoạt động của các ngân hàng hiện đại trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là việc xây dựng và triển khai các đề án về đào tạo.
Đào tạo và phát triển NNL phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, và hoàn thiện dần cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn.
7.Một số chương trình đào tạo cụ thể:
Chương trình đào tạo tiếng anh trình độ C
_ Nhu cầu đào tạo: Chi nhánh cần đào tạo 5 CB lãnh đạo lớp Tiếng anh trình độ C
_ Mục tiêu đào tạo: kết thúc khóa đào tạo 100% thành viên đạt chứng chỉ C tiếng Anh, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
_ Đối tuợng đào tạo: Cán bộ lãnh đạo đã có chứng chỉ trình độ B Tiếng anh:
Bà Cao Thị Hạnh- Phó GĐ chi nhánh
Ông Nguyễn Quý Yêu- Trưởng phòng tín dụng
Bà Đặng Thị Dung- Trưởng phòng kế toán ngân quỹ
Ông Phạm văn Nam- Phó phòng kế hoạch
Bà Nguyễn Thị Cần- Phó phòng TCCB&ĐT _ Chương trình đào tạo và hình thức đào tạo:
Nội dung chương trình đào tạo: đào tạo trình độ C tiếng anh, gồm có hai phần: 12 tuần học trong nước, 1 tuần thực tế ở nước ngoài theo quyết định của Tổng giám đốc.
Thời gian đào tạo: 3 tháng _ Kinh phí đào tạo:
Kinh phí cho giảng viên: 3.000.000đ x 3 tháng = 9.000.000 Kinh phí cho học viên: 60.000đ x 5 nguời x 90 ngày= 27.000.000đ Kinh phí đi thực tế: 2.000.000đ x 5 người = 10.000.000đ --- Tổng kinh phí= 46.000.000đ
_ Giảng viên: Mời giảng viên Tiếng anh của Trung tâm đào tạo NHNo&PTNT Việt Nam.
_Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo:
Kết thúc khóa học, tổ chức thi kiểm tra trình độ học viên
Sử dụng phương pháp phan tích thực nghiệm để đánh giá kết quả đào tạo Tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm về chương trình đào tạo
Chương trình bồi dưỡng giảng viên kiêm chức:
_ Nhu cầu đào tạo: Theo chỉ tiêu của NHTW thì số lượng giảng viên kiêm chức của chi nhánh phải đạt từ 2-3 giảng viên/nghiệp vụ.
Chi nhánh hiện có 10 giảng viên kiêm chức thuộc các nghiệp vụ:
Tín dụng: 1 người Kế toán: 2 người
TTQT : 1 người Tin học :2 người
Ngoại ngữ: 3 người Kế hoạch: 1 người
Như vậy, chi nhánh cần phát hiện và bồi dưỡng thêm giảng viên kiêm chức cho nghiệp vụ: tín dụng, thanh toán quốc tế, kế hoạch, ngân quỹ, thẩm định. Xét về tính nhu cầu thực tế ở chi nhánh, nghiệp vụ ngân quỹ và thẩm định không nhất thiết phải có 2-3 giảng viên vì số lượng cán bộ làm nghiệp vụ này không nhiều, nên 1 giảng viên kiêm chức là phù hợp cho nghiệp vụ này
Nhu cầu bồi dưỡng giảng viên kiêm chức cho nghiệp vụ:
Tín dụng: 1 người TTQT: 1 người
Kế hoạch: 1 người Ngân quỹ: 1 người
Thẩm định: 1 người
_ Đối tượng đào tạo: là những cán bộ giỏi nghiệp vụ, có khả năng tập hợp và đào tạo cán bộ khoa học, ưu tiên cán bộ trẻ trình độ tiến sỹ, trình độ ngoại ngữ, tin học.
_ Nội dung đào tạo: gồm 2 phần là đào tạo kỹ năng sư phạm và bbồi dưỡng nghiệp vụ
Thời gian đào tạo: 3 ngày
Địa điểm: TTĐT NHNo&PTNT Việt Nam- Thanh Xuân- Hà Nội. _ Kinh phí đào tạo:
Kinh phí cho giáo viên: =1.500.000đ Kinh phí cho học viên: 80.000đ x 5 người x 3ngày =1.200.000đ ---