Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Chi nhánh Láng Hạ:

Một phần của tài liệu 407 Một số giải pháp nhằm cải tiến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Láng Hạ  (Trang 31 - 35)

II. Đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển NNL của Chi nhánh Láng Hạ:

1.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Chi nhánh Láng Hạ:

lực ở Chi nhánh Láng Hạ:

Đào tạo và phát triển NNL ở Chi nhánh Láng Hạ chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố như: kinh phí đào tạo, công nghệ, con người, đặc điểm sản xuất kinh doanh, chương trình đào tạo của Ngân hàng trung ương…

Khảo sát 48 cán bộ viên chức trong Chi nhánh về các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thu được kết quả sau:

Bảng 2.2: Các nhân tố có ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Các nhân tố ảnh hưởng Mức độ ảnh

hưởng (%)

1Kinh phí đào tạo 27,083

2Công nghệ 10,417

3Quan điểm về đào tạo của lãnh đạo 14,583 4Đặc điểm sản xuất kinh doanh của CN 39,583

5Bản thân người lao động 47,917

6Kế hoạch đào tạo của NH Trung ương 56,250

7Nhân tố khác 6,250

Nguồn: Phiếu khảo sát

Từ bảng số liệu ta thấy các nhân tố có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, chỉ tiêu đào tạo của ngân hàng Trung ương tổ chức có mức độ ảnh hưởng lớn nhất. Các kết quả thu được hoàn toàn phù hợp với thực tiễn ở Chi nhánh Láng Hạ:

Ban lãnh đạo Chi nhánh luôn coi chất lượng nguồn nhân lực là tài sản quan trọng nhất quyết định thành công của đơn vị trong kinh doanh, vì vậy công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn nhận được sự chỉ đạo, quan tâm

Từ đó, Chi nhánh có rất nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ viên chức học tập nghiệp vụ, theo nhu cầu cá nhân, kiến thức bổ trợ còn hạn chế hay học thêm văn bằng hai, sau Đại học. Đặc biệt là hỗ trợ kinh phí và bố trí công việc phù hợp để cán bộ viên chức vừa học tập vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ chức.

Nắm bắt kịp thời xu hướng phát triển, chuẩn bị cho hiện đại hóa Ngân hàng, ban lãnh đạo luôn chỉ đạo sát sao, cử đầy đủ cán bộ tham gia các chương trình đào tạo do Trung tâm đào tạo Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam tổ chức

Khi được hỏi: Lãnh đạo Chi nhánh có quan tâm đến công tác đào tạo không thì 48/48 người trả lời có đã cho thấy quan điểm đúng đắn của lãnh đạo đối với đào tạo. Sự chú ý chăm lo đến công tác đào tạo của cán bộ lãnh đạo Chi nhánh nên đào tạo và phát triển NNL đã trở thành công tác thường xuyên của đơn vị.

1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Chi nhánh

Đặc điểm sản xuất kinh doanh là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến đào tạo và phát triển NNL. Ở Chi nhánh Láng Hạ, điều này càng được thể hiện rõ. Gần 40% số người được khảo sát cho rằng đã đồng ý với nhận định trên. Thực tế, chức năng, hoạt động của NHNo&PTNT Láng Hạ cũng giống như một ngân hàng thương mại. Với xu hướng hiện đại hóa hiện nay, trong kinh doanh tiền tệ đòi hỏi phải nhanh nhạy nắm bắt những biến động trên thị trường. Bên cạnh đó, hình thức giao dịch không chỉ đơn thuần là giao dịch trực tiếp như trước. Giờ đây khoa học công nghệ phát triển làm cho các hình thức giao dịch cũng phong phú hơn nhiều, phải có đội ngũ cán bộ phù hợp. Từ đó đã làm

xuất hiện nhu cầu đào tạo ở Chi nhánh cũng như ở tất cả các đơn vị kinh tế khác.

Mặt khác, đối tượng phục vụ của chi nhánh rất rộng lớn, cả trong và ngoài nước, với nhiều loại hình doanh nghiệp và nhiền tầng lớp nên việc thường xuyên cập nhật kiến thức là đòi hỏi tất yếu. Điều này giúp Chi nhánh chủ động hơn trong các giao dịch, kinh doanh có hiệu quả hơn.

Từ các đặc điểm của sản xuất kinh doanh nên đào tạo tập trung chủ yếu vào đào tạo tiếng anh, tin học ứng dụng trong Ngân hàng, nghiệp vụ tín dụng, bảo hiểm, quản lý rủi ro tín dụng, nghiệp vụ thẻ, luật và sửa đổi luật…

1.3.Người lao động:

Từ kết quả cuộc khảo sát, có 47,917% số người được hỏi cho rằng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả hay không còn do chính bản thân người lao động quyết định. Người lao động chính là đối tượng tham gia vào quá trình đào tạo đó. Nên không thể phủ nhận tác động của nhân tố này đến đào tạo.

Cán bộ viên chức trong Chi nhánh: số lượng lớn, tuổi đời trẻ, trình độ tương đối cao và đồng đều; Song so với yêu cầu của công việc trong thời kỳ mới thì vẫn cần phải đào tạo thêm, chưa tương xứng với nhu cầu hiện đại hóa Ngân hàng trong tương lai tới.

Bảng2.3: Cơ cấu cán bộ theo giới tính, trình độ chuyên môn và theo tuổi của Chi nhánh Láng Hạ (tính đến 31/12/2006)

(Đơn vị: người) Chỉ tiêu Số lượng Theo trình độ chuyên môn Theo độ tuổi

Tổng Nữ ĐH trở lên CĐ, T.cấp Sơ cấp, nghiệp vụ Dưới 30 30-50 Trên 50 1.Tổng số 205 131 159 12 34 96 90 19 2.Chiếm tỷ lệ (%) 100 63,902 77,561 5,854 16,585 46,829 43,902 9,268

Nguồn: báo cáo công tác cán bộ năm 2006, phòng TCCB và đào tạo.Chi nhánh Láng Hạ Chi nhánh Láng Hạ có 63,902% CBVC là nữ, với số lượng nhân viên nữ chiếm phần đông trong đơn vị một phần là do đặc thù của công việc riêng của ngành Ngân hàng. Trong công tác đào tạo, cán bộ chuyên trách đào tạo và ban lãnh đạo luôn phải cân nhắc, bố trí và đưa ra những biện pháp phù hợp với kế hoạch đã đặt ra đồng thời phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của CBVC, đặc biệt là giúp CBVC nữ . Để họ vẫn có thể hoàn thành tốt thiên chức của người phụ nữ trong gia đình ngay cả khi vừa học vừa làm.

Đặc điểm nổi bật của đội ngũ cán bộ Chi nhánh là tuổi đời trẻ và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Tuổi đời bình quân của CBVC là 35 tuổi, trong đó 46,829% CBVC dưới 30 tuổi. Đội ngũ trẻ năng động, ham học hỏi, dễ dàng tiếp thu những kiến thức mới chính là điều kiện thuận lợi với đào tạo. Ngoài ra, trình độ CBVC cao, 77,561% có trình độ ĐH trở lên, nên hoạt động đào tạo chủ yếu là tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ. Chi nhánh vẫn cử cán bộ theo học đại học và các khóa dài hạn song chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.

1.4.Chương trình đào tạo của Ngân hàng trung ương: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động đào tạo của Chi nhánh Láng Hạ gắn trực tiếp với chương trình đào tạo của Trụ sở chính (NHNo&PTNT Việt Nam). NHNo&PTNT Việt Nam thành lập Trung tâm đào tạo NHNo Việt Nam. Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh, phương hướng nhiệm vụ và nắm bắt nhu cầu đào tạo trong năm kế hoạch thì Trụ sở chính sẽ lập kế hoạch đào tạo. Đưa chỉ tiêu xuống từng Chi nhánh. Các Chi nhánh căn cứ vào các chỉ tiêu cụ thể của trụ sở chính để bố trí, cử người đi đào tạo. Hoặc, nếu xét thấy các Chi nhánh có thể tự tổ chức đào tạo, Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam gửi công văn xuống Chi nhánh để các Chi nhánh chủ động xây dựng chương trình, tổ chức các lớp đào tạo đó và báo cáo lại kết quả thực hiện chương trình cho Trung tâm đào tạo NHNo&PTNT Việt Nam.

Cán bộ viên chức trong Chi nhánh là những người được trực tiếp tham gia đào tạo, và cũng là người hiểu được mức độ ảnh hưởng của chương trình đào tạo của Trung ương đến hoạt động đào tạo ở Chi nhánh. Kế hoạch đào tạo của NH trung ương (NHNo&PTNT Việt Nam) chính là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến đào tạo và phát triển NNL ở Chi nhánh. Kết quả cuộc khảo sát 48 CBVC Chi nhánh đã khảng định lại lần nữa nhận định đó

Như vậy, chương trình đào tạo của NHTW là cơ sở để các chi nhánh xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm của mình

Một phần của tài liệu 407 Một số giải pháp nhằm cải tiến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Láng Hạ  (Trang 31 - 35)