II. Đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển NNL của Chi nhánh Láng Hạ:
2. Đánh giá chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Chi nhánh Láng Hạ:
nhánh Láng Hạ:
Sau hơn 10 năm, chương trình đào tạo và phát triển NNL của Chi nhánh đã có những sửa đổi, bổ sung để ngày càng hoàn thiện hơn
2.1.Xác đinh nhu cầu đào tạo
Việc xác định nhu cầu đào tạo ở Chi nhánh Láng Hạ có sự khác biệt giữa các chương trình đào tạo do Trung tâm đào tạo hay do Chi nhánh tự tổ chức. Đối với các chương trình do Trung tâm đào tạo tổ chức:
Căn cứ vào nhu cầu đào tạo của Trụ sở chính gửi xuống, phòng TCCB&ĐT xem xét gửi thông báo xuống các phòng, tổ và các đơn vị trực thuộc. Nhu cầu đào tạo Trung tâm đào tạo gửi xuống đã được cụ thể theo từng ngành, nghề chuyên môn và chi tiết về số lượng.
Các đơn vị gửi danh sách nhu cầu đào tạo của mình lên phòng TCCB&ĐT để tổng hợp và xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể cho Chi nhánh
Sau khi trình Giám đốc phê duyệt, Chi nhánh sẽ báo cáo nhu cầu đào tạo đó lên Trụ sở chính và Trung tâm đào tạo để triển khai chương trình.
Với các chương trình đào tạo do Chi nhánh tự tổ chức:
Phòng TCCB&ĐT căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, mức độ phức tạp của công việc để dự kiến tự tổ chức các lớp đào tạo theo chuyên đề. Các
nghiệp vụ cần tập trung như: nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nghiệp vụ thẻ, luật dân sự,… ngoài ra còn có: Tiếng anh, tin học; Cử đi học Đại học, sau đại học Việc xác định nhu cầu đào tạo ở Chi nhánh Láng Hạ đã có hệ thống và chặt chẽ, phù hợp với kế hoạch của Trung tâm đào tạo NHNo&PTNT Việt Nam. Song nó vẫn còn tồn tại nhược điểm là: phụ thuộc nhiều vào chỉ tiêu được giao nên công tác này còn thiếu tính chủ động; và việc xác định nhu cầu cũng chưa được cụ thể hóa. Nguyên nhân của hạn chế trên là do đặc thù của NHNo&PTNT Việt Nam, với cơ cấu tổ chức hệ thống thống nhất từ Hội sở trung ương đến các chi nhánh. Hội sở là nơi tập trung quyền lực cao nhất, và có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của các chi nhánh trong đó có cả đào tạo và phát triển NNL. Nên nhu cầu đào tạo của các Chi nhánh sẽ có phần phụ thuộc vào Trụ sở chính.
2.2.Xác định mục tiêu đào tạo:
Trước các chương trình đào tạo Chi nhánh luôn đề ra các mục tiêu đào tạo _ Mục tiêu đào tạo năm 2007 của Chi nhánh Láng Hạ:
Phát triển các hình thức đào tạo, đưa nội dung kiến thức mới vào đào tạo
Công tác đào tạo phải gắn với công việc chuyên môn
Nâng cao chất lượng các lớp đào tạo, chú trọng đến khối lượng thực chất đào tạo. Kết hợp kiển tra chất lượng các lớp học nhằm đánh giá công tác đào tạo một cách thiết thực.
Tiếp tục triển khai các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, mở các lớp bồi dưỡng kiến thức bổ trợ như marketing ngân hàng, luật các tổ chức tín dụng, luật ngân hàng…
Nhìn vào mục tiêu đào tạo mà Chi nhánh đã đề ra có thể thấy: Mục tiêu đào tạo chưa chỉ ra được học viên cần tiếp thu những kiến thức, kỹ năng chuyên môn nào? Chưa lượng hóa được các mục tiêu cụ thể cần đạt được.
Phỏng vấn anh Nguyễn Văn Lương, cán bộ phòng TCCB&ĐT phụ trách lĩnh vực đào tạo, anh cho biết: Một năm Chi nhánh tổ chức rất nhiều các khóa đào tạo khác nhau nên việc xác định mục tiêu khó có thể lượng hóa cụ thể.
2.3.Lựa chọn đối tượng đào tạo:
Việc lựa chọn đối tượng đào tạo căn cứ vào quy hoạch cán bộ của Chi nhánh. Quy hoạch là việc lựa chọn cán bộ để đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị để bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại. Đối tượng thuộc diện quy hoạch là đối tượng được ưu tiên trong việc lựa chọn đối tượng để cử đi đào tạo. Thực tế, các chương trình đào tạo sau đại học sẽ ưu tiên cho đội ngũ cán bộ trong diện quy hoạch, cán bộ trẻ có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt.
Chủ yếu, lựa chọn đối tượng đào tạo sẽ được các trưởng phòng, tổ trưởng và giám đốc chi nhánh cấp 2 căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị mình để cử người đi học phù hợp nhất.
Việc lựa chọn đối tượng đào tạo căn cứ vào độ tuổi, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các quy định khác về việc cử người đi học.
Ví dụ: Thực hiện chương trình đào tạo do Trung tâm đào tạo NHNo&PTNT Việt Nam về tập huấn lương mới theo NĐ 205 (tháng 2/2005). Chi nhánh đã cử 2 người tham gia lớp học. Xét nội dung và tính cấp thiết của chương trình, phòng TCCB&ĐT cử 2 người, cụ thể:
1. Đc Lê Văn Trân- trưởng phòng TCCB&ĐT
2. Đc Cần- phòng TCCB&ĐT, phụ trách lĩnh vực tiền lương
Ở Chi nhánh Láng Hạ, việc lựa chọn đối tượng đào tạo đã được thực hiện công khai, đáp ứng được yêu cầu của trụ sở chính. Đối tượng được cử đi học đa phần là phù hợp.
Tuy nhiên, một số bộ phận còn chưa tính toán đến tác dụng của đào tạo đối với cán bộ và khả năng nghề nghiệp của từng người nên cử cán bộ đi học không đúng đối tượng. Điển hình là các khóa đào tạo đại học tại chức, có một
số đối tượng tuổi đời đã cao, số năm cống hiến cho tổ chức sau khi kết thúc đào tạo không nhiều. Như vậy hiệu quả đào tạo không cao và còn gây lãng phí cho Chi nhánh.
Xác định đối tượng đào tạo đúng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đào tạo, do đó Chi nhánh phải luôn chú trọng hoạt động này và thực hiện nghiêm túc những quy định trong việc cử người tham gia đào tạo.
2.4.Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp: