Lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp:

Một phần của tài liệu 407 Một số giải pháp nhằm cải tiến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Láng Hạ  (Trang 40 - 53)

II. Đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển NNL của Chi nhánh Láng Hạ:

b)Lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp:

Chi nhánh sử dụng kết hợp cả đào tạo trong và ngoài công việc:

_ Các lớp đào tạo do trung tâm đào tạo mở tập trung chủ yếu trong giờ hành chính nên số lượng cán bộ cử đi học ít. Chi nhánh đã kết hợp với đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc: Chi nhánh cử cán bộ có năng lực tham gia học tập các lớp do Trung tâm đào tạo mở, sau đó về chỉ dẫn cho các cán bộ nghiệp vụ có liên quan.

Phương pháp này chỉ đáp ứng được nhu cầu trước mắt, áp dụng được cho những chương trình học không quá phức tạp và trong thời gian ngắn. Ví dụ như các lớp tập huấn nghiệp vụ, các lớp đào tạo theo chuyên đề. Các lớp có chương trình học nhiều, thời gian đào tạo dài hạn như: Đào tạo tiềng anh thương mại quốc tế, đào tạo đại học, sau đại học thì bắt buộc phải sử dụng phương nháp đào tạo ngoài công việc.

_ Các hình thức đào tạo chủ yếu thường được áp dụng ở Chi nhánh là: Cử đi học ở các trường chính quy; tổ chức các bài giảng, tổ chức hội nghị, hội thảo.

Khi khảo sát 48 CBVC chi nhánh: “Trong quá trình công tác tại chi nhánh, anh (chị) đã được đào tạo theo hình thức nào? (có thể chọn nhiều phương án)” đã thu được kết quả như sau:

Bảng2.4: Các hình thức đào tạo ở Chi nhánh Láng Hạ

Hình thức đào tạo Mức độ phổ

biến (%) 1. Cử đi học ở các trường lớp chính quy 17,02 2. Các bài giảng, tập huấn, hội thảo hội nghị 78,72 3. Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc 46,81 4. Luân chuyển, thuyên chuyển công việc 2,128

5. Đào tạo từ xa 0

6. Hình thức khác 2,128

Nguồn: Phiếu khảo sát

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, hình thức đào tạo chủ yếu là thông qua các bài giảng, các buổi tập huấn, các buổi hội thảo, hội nghị (78,72% số người được hỏi đã được đào tạo theo hình thức này). Hình thức phổ biến thứ hai là đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc (46,81%), sau đó là cử đi học ở các trường lớp chính quy (17,02%). Kết quả khảo sát hoàn toàn phù hợp với thực tế của chi nhánh. Đội ngũ CBVC chi nhánh có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đa phần đã tốt nghiệp đại học, do đó đào tạo chủ yếu tập trung vào đào tạo để bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. Các lớp tập huấn ngắn ngày vừa giúp cập nhật thêm kiến thức chuyên môn cho CBVC, vừa không làm ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện công việc hiện tại. Bên cạnh đó, việc cử cán bộ theo học ở các truờng lớp chính quy cũng rất quan trọng, bởi có rất nhiều chương trình đào tạo đòi hỏi phải có thời gian đào tạo dài, học tập thường xuyên và quy trình đào tạo bài bản làm thay đổi căn bản trình độ cán bộ. Đặc biệt là đào tạo sau đại học và các lớp cao cấp lý luận chính trị.

Chi nhánh Láng Hạ đã đưa ra được những chương trình, phương pháp phù hợp với đặc thù của Chi nhánh, đáp ứng được yêu cầu chất lượng chương trình đào tạo. Tuy nhiên, hình thức đào tạo chưa phong phú,chỉ tập trung vào một số hình thức truyền thống, chưa tạo ra được sự hấp dẫn đối với CBVC trong Chi nhánh.

2.5.Dự tính chi phí đào tạo:

Đối với các lớp do Trung tâm đào tạo NHNo&PTNT Việt Nam tổ chức. Trung tâm đào tạo dự tính kinh phí đào tạo (thu chi hoạt động đào tạo) theo văn bản số 910/NHNo-TCKT ngày 17/3/2005 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.

Sau khi đào tạo, Trung tâm đào tạo gửi bảng quyết toán kinh phí về cho phòng kế toán của Chi nhánh.

Đối với chương trình đào tạo do Chi nhánh tự tổ chức, trước mỗi chương trình đào tạo phòng TCCB&ĐT sẽ lập bản dự trù kinh phí đào tạo để trình Giám đốc chi nhánh duyệt kinh phí.

Ví dụ: Dự trù kinh phí tổ chức lớp tập huấn (Luật dân sự, luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, luật chống tham nhũng vào ngày 9 và 10/9/2006)

_ Tiền ăn trưa và nước uống (200 người x 80.000đ x 2 ngày) = 32.000.000đ _ Chi cho giảng viên (2 ngày x 1.000.000đ) = 2.000.000đ ________________ Tổng cộng: 34.000.000đ Thực tế thực hiện chương trình, tổng kinh phí đào tạo là: 28.080.000đ. Mức dự trù kinh phí của Chi nhánh đã vượt quá 17,4% kinh phí thực. Nguyên nhân của nó không phải do định mức kinh phí đào tạo cho một cán bộ sai mà nguyên nhân chính là do số lượng cán bộ tham gia lớp tập huấn không đầy đủ ( nghỉ ốm, thai sản, không lương hoặc không tham gia lớp tập huấn)

Hàng năm, chi nhánh luôn trích riêng một quỹ cho hoạt động đào tạo. Việc dự trù kinh phí đào tạo sẽ căn cứ vào từng chương trình đào tạo, vào quy định chi cho đào tạo của NHNo&PTNT Việt Nam và phụ thuộc vào quỹ cho hoạt động đào tạo của Chi nhánh.

Kết quả khảo sát kinh phí đào tạo của CBVC trong chi nhánh do ai chi trả đã thu được kết quả như sau:

Nguồn: phiếu khảo sát

Chi nhánh Láng Hạ đã chi trả cho hầu hết các hoạt động đào tạo của cán bộ viên chức trong Chi nhánh. Mặt khác, mức kinh phí cho một cán bộ đi tham gia các lớp đào tạo lớn, đảm bảo mức bồi dưỡng cao. Điều này làm cho CBVC chi nhánh có thêm động lực để tham gia đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình:

Bảng 2.5: Kinh phí đào tạo của Chi nhánh Láng Hạ

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tổng kinh phí (đồng) 178.875.00 0 225.135.00 0 389.520.000 Tổng số CBVC (người) 189 200 205

Tổng số lựơt người tham gia ĐT

(lượt người) 877 681 824

Kinh phí ĐT bq 1 CBVC

(đồng/người) 946.428,57 1.125.675 1.900.097,6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kinh phí ĐT bq 1 người/lớp

(đồng/người/lớp) 203.962,37 330.594,71 472.718,45 Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹ, NHNo&PTNT Láng Hạ

Song, việc dự tính chi phí đào tạo của chi nhánh cần phải tính đến các chi phí cơ hội khi thực hiện chương trình đào tạo (chi phí mất đi do thực hiện

chương trình). Để xác định được thời điểm đào tạo, hình thức đào tạo cho hợp lý, không ảnh hưởng đến kinh doanh.

2.6.Lựa chọn và đào tạo giảng viên:

Giảng viên đào tạo cho Chi nhánh có cả giảng viên kiêm chức, cả giảng viên thuê ngoài. Trong đó số giảng viên thuê ngoài vẫn là chủ yếu.

Chi nhánh thường xuyên chăm lo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên kiêm chức. Chi nhánh tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giảng viên kiêm chức được đào tạo và đào tạo lại theo chuẩn mực quốc tế, để làm nòng cốt nâng cao trình độ CBVC chi nhánh, nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập:

_ Số lượng giảng viên kiêm chức của chi nhánh tính đến hết 31/12/2006 là 10 người, trong đó:

Tín dụng: 1 người Kế toán: 2 người

Thanh toán quốc tế: 1 người Tin học: 2 người

Ngoại ngữ: 3 người Kế hoạch: 1 người

_ Giáo viên kiêm chức của chi nhánh được cử đi đào tạo tại Trụ sở chính các chương trình đào tạo như: đào tạo chương trình WB (IPCAS); chương trình đào tạo chuyên gia đầu ngành trên cơ sở dự án hợp tác đào tạo giữa NHNo&PTNT Việt Nam với các tổ chức khác. Những người này sẽ là nòng cốt trong công tác nâng cao trình độ CBVC chi nhánh. Họ vừa giỏi chuyên môn, lại được đào tạo theo chương trình chuẩn quốc tế, nên họ dễ dàng truyền thụ cho học viên cả lý thuyết lẫn thực tiễn thực hiện công việc.

Giảng viên chủ yếu là thuê ngoài: từ các trường đại học, các trung tâm, các đơn vị có uy tín, giúp cho việc tiếp thu kién thức trở nên hiệu quả. Trước mỗi đợt đào tạo đội ngũ giáo viên thường xuyên được tập huấn để nắm được mục tiêu chương trình đào tạo.

Công tác tuyển chọn và đào tạo giảng viên ở Chi nhánh rất chặt chẽ, đảm bảo chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên, số lượng giáo viên kiêm chức còn khiêm tốn. Trong thời gian tới Chi nhánh cần chú trọng tìm kiếm, phát hiện

những người có kiến thức, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức phù hợp để bồi dưỡng, bổ sung vào đội ngũ giảng viên kiêm chức.

2.7.Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo: 2. 7.1.Đánh giá công tác đào tạo:

 Mặt đã đạt được:

Từ những phân tích trên, Chương trình đào tạo của Chi nhánh Láng Hạ đã thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả định hướng đào tạo của NHNo&PTNT Việt Nam. Hàng năm, Chi nhánh cử cán bộ tham gia đầy đủ các lớp đào tạo do Trung ương tổ chức. Tự tổ chức các lớp đào tạo theo các công văn, hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam gửi xuống.

Các khóa học do Chi nhánh tổ chức hợp lý về thời gian, thường diễn ra vào ngày nghỉ, đầu và giữa các năm, nên không làm ảnh hưởng nhiều đến công việc và tạo điều kiện cho CBVC tham gia đầy đủ. Về nội dung đào tạo, Chi nhánh đã kết hợp với các đơn vị liên kết đào tạo, những chuyên gia giỏi xây dựng nội dung đào tạo phù hợp.

Tài liệu học tập nghiệp vụ được các cán bộ đào tạo lựa chọn kỹ càng, thông tin cập nhật, sát thực, đáng tin cậy. Đội ngũ giảng viên được đào tạo chuẩn và thường xuyên nâng cao chất lượng.

Đào tạo gắn với quy hoạch cán bộ. Việc xác định đối tượng đào tạo, Chi nhánh luôn ưu tiên đội ngũ cán bộ trong diện quy hoạch. Thường xuyên chú ý đến đào tạo cán bộ kế cận cho Chi nhánh. Từ đó, sau đào tạo có thể sử dụng, bố trí công việc hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo, tránh lãng phí.

 Hạn chế:

Bên cạnh những mặt đã đạt đuợc, chương trình đào tạo của Chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ học tập chưa đáp ứng yêu cầu công nghệ mới, đặc biệt các chương trình đào tạo do Chi nhánh tổ chức thường phải thực hiện tại họi trường của Chi nhánh, trang

thiết bị thiếu nên việc học lý thuyết không thể gắn trực tiếp với thực hành. Do đó hạn chế việc tiếp thu và nắm bắt nhanh các kiến thức của CBVC.

Công tác điều tra nhu cầu, đánh giá chất lượng đào tạo vẫn chưa có tính hệ thống cao và chưa được chuẩn hóa. Nhu cầu đào tạo hàng năm còn phụ thuộc nhiều vào các chương trình đào tạo của trung ương. Xác định nhu cầu đào tạo của Chi nhánh thường được lên kế hoạch từ đầu năm, nếu giữa năm hoặc cuối năm có xuất hiện các chương trình đào tạo ngoài kế hoạch thì việc tiến hành chương trình gặp rất nhiều khó khăn, có thể phải chuyển sang nhu cầu của năm sau.

Việc cử cán bộ đi học còn cứng nhắc. Xác định đối tượng đào tạo còn chưa tính đến nhu cầu của CBVC, một số cán bộ trẻ muốn tham gia đào tạo song còn phải chờ “đến lượt”. Dẫu biết rằng, cử đi đào tạo cũng là một ưu đãi của đơn vị, thể hiện sự quan tâm của đơn vị đến CBVC, song cũng cần cân nhắc kỹ để chọn đối tượng cho phù hợp. Khi trao cho đúng người thì hiệu quả của nó sẽ cao hơn nhiều.

Ngoài ra, Chi nhánh chưa có quy trình chuẩn đánh giá chất lượng cán bộ sau đào tạo. Các chương trình đào tạo thường chỉ được đánh giá theo các tiêu thức như: tỷ lệ đạt tiêu chuẩn, tỷ lệ khá giỏi sau khóa học… mà chưa thực sự tính đến hiệu quả đối với CBVC, những thay đổi hành vi, kỹ năng sau đào tạo của CBVC, những hiệu quả mà tổ chức nhận được…

 Nguyên nhân hạn chế:

Hỏi ý kiến của CBVC trong Chi nhánh, những người trực tiếp tham gia các chương trình đào tạo tai Chi nhánh về những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả đào tạo, thu được kết quả sau:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng2.6:Những yếu tố hạn chế hiệu quả đào tạo tại Chi nhánh Láng Hạ.

1.Lãnh đạo chưa quan tâm

0 2.Kế hoạch đào tạo không cụ thể

35,417 3.Nội dung đào tạo không phù hợp

8,3333 4.Nguyên nhân từ phía giảng viên

10,417 5.Nguyên nhân từ phía bản thân người học

14,583 6.Cán bộ quản lý chưa làm hết trách nhiệm

14,583 7.Khác

16,667 Nguồn: Phiếu khảo sát

Nguyên nhân chính mà CBVC trong Chi nhánh đã chỉ ra là kế hoạch đào tạo không cụ thể (35,417%). Kế hoạch đào tạo được xây dựng từ đầu năm, các chương trình đào tạo cụ thể trong năm hầu hết CBVC không nắm được, khi gần đến thời điểm thực hiện thì chương trình mới được phổ biến, do đó CBVC bị động tham gia đào tạo. Nếu CBVC nắm được kế hoạch đào tạo của Chi nhánh trong thời gian tới (có thể là 1 năm) thì họ sẽ lập kế hoạch của cá nhân phù hợp để có thể chuyên tâm theo học các lớp đó. Đồng thời, kế hoạch đào tạo cụ thể còn giúp cho CBVC có hướng phấn đấu trong công tác, nhìn thấy trước được con đường phải đi và biện pháp phải làm sẽ tạo động lực cho họ thực hiện tốt công việc.

14,583% CBVC được hỏi đã thừa nhận nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả đào tạo xuất phát từ chính họ. Đội ngũ cán bộ nhân viên trong Chi nhánh sau quá trình đào tạo chưa vận dụng hết những kiến thức được đào tạo vào công việc .

Kế hoạch đào tạo không cụ thể, nội dung đào tạo không phù hợp hay hạn chế của giảng viên đều ít nhiều do cán bộ quản lý đào tạo chưa làm hết trách nhiệm của mình. Cán bộ tổ chức của Chi nhánh đa phần tốt nghiệp ngành ngân hàng. Đội ngũ này đã và đang nỗ lực để nâng cao trình độ chuyên môn cho phù hợp với công tác, tham gia các lớp đào tạo tại chức hoặc văn bằng

hai… Ngoài ra, một số cán bộ quản lý các bộ phận cũng chưa thực hiện tốt việc cử cán bộ ở bộ phận mình tham gia đào tạo dẫn đến đối tượng đào tạo không phù hợp, gây lãng phí.

2.7.2.Kết quả công tác đào tạo:

Chi nhánh Láng Hạ luôn là đơn vị đi đầu về đào tạo trong toàn hệ thống. Từ năm 2004 đến nay, Chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng kích lệ:

Bảng 2.7: Bảng tổng hợp kết quả đào tạo của Chi nhánh Háng Hạ từ năm 2004 đến 2006

Nguồn: Báo cáo kết quả đào tạo năm 2004, 2005, 2006- Phòng TCCB&ĐT, NHNo&PTNT Láng Hạ

Kết quả đào tạo

Tổng số lớp đào tạo

(lớp)

Tổng số lượt người tham gia đào tạo (người)

Tổng số ngày đào tạo

(ngày) 1.Trụ sở chính đào tạo 27 16 25 75 35 70 562 490 1168 2.Chi nhánh tự tổ chức 16 12 10 802 646 754 2702 3672 5178 2.1Các lớp nghiệp vụ 13 8 6 631 627 733 1412 1884 1224 2.2ĐH, sau ĐH 3 4 4 171 19 21 1290 1788 3954 Tổng số 43 28 35 877 681 824 3264 4162 6346

Tăng, giảm tuyệt đối so với

năm 2004 _ -15 -8 _ -196 -53 _ 898 3082

Tăng, giảm tương đối so

Về tổng số ngày đào tạo:

Tổng số ngày đào tạo = Tổng số người đào tạo x Số ngày học

Mặc dù từ năm 2004 đến 2006 ở Chi nhánh có sự sụt giảm cả tổng số lớp đào tạo (từ 43 lớp xuống 35 lớp) và tổng số lượt người tham gia đào tạo (từ 877 lượt xuống 824 lượt người). Song tốc độ giảm của nó chậm hơn tốc độ tăng của số ngày học mỗi lớp nên tổng số ngày đào tạo của Chi nhánh có xu hướng tăng lên. Đặc biệt, năm 2006 tổng số ngày đào tạo của Chi nhánh tăng lên 94,424% so với năm 2004.

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy năm 2005 có sự sụt giảm lớn so với 2004 cả về số lớp đào tạo (giảm 34,8845%) và số lượt người tham gia đào tạo (giảm 22,349%). Sự giảm sút đó chủ yếu là do ảnh hưởng của những khó khăn về kinh doanh mà Ngân hàng gặp phải trong năm này, và những nhu cầu đào tạo, mở các lớp tập huấn trong năm 2005 cũng ít hơn so với các năm khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các chỉ tiêu về kết quả chương trình đào tạo do Chi nhánh tự tổ chức:

Các chỉ tiêu được tính như sau

_ Số ngày đào tạo TB 1 lớp bằng tổng số ngày đào tạo trong năm chia cho số lượt CB được đào tạo trong năm đó

_ Số ngày học nghiệp vụ bq/CB được tình bằng cánh chia tổng số ngày học

Một phần của tài liệu 407 Một số giải pháp nhằm cải tiến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Láng Hạ  (Trang 40 - 53)