Những hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ nữ từ 1986 đến 2001 potx (Trang 69 - 71)

- Về trình độ học vấn:

2.2.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành công, công tác cán bộ nữ cũng còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Trong sự chuyển đổi cơ chế quản lý từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường mở rộng quan hệ quốc tế đòi hỏi người lãnh đạo phải có năng lực toàn diện hơn, không chỉ chuyên môn mà còn phải hiểu biết rộng, có kiến thức nhiều mặt. Nhiệt tình, tận tụy chưa đủ mà còn phải nhạy bén, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tập thể.

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội đòi hỏi trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ nữ cũng phải được nâng lên. Nhưng nhìn chung đội ngũ cán bộ nữ ở Lào chưa chuyển kịp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Về trình độ kiến thức: Nói chung mặt bằng về trình độ học vấn chuyên môn cũng như lý luận chính trị, quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ nữ hiện nay còn tương đối thấp so với yêu cầu mới. Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức Trung ương Đảng năm 2004, số cán bộ nữ có trình độ tiến sĩ mới đạt 10,1%, trình độ thạc sĩ: 20%, trình độ cử nhân: 32,8%. Nữ tham gia quản lý cấp trưởng, phó ban ngành ở các cơ quan Đảng,

Chủ tịch, phó Chủ tịch huyện, bản hầu như rất ít. Tuổi bình quân của cán bộ nữ, nhất là CBLĐ, CBQL rất cao trong khi lực lượng kế cận vừa còn yếu, lại vừa thiếu nghiêm trọng.

Sự hạn chế về trình độ lý luận chính trị cũng như trình độ về mặt chuyên môn và việc ít quan tâm đến việc tổ chức nghiên cứu tổng kết thực tiễn đã, đang là những biểu hiện của sự yếu kém trong năng lực tư duy, sự thiếu năng động sáng tạo của các cá nhân và tập thể ở một số cấp, ngành hiện nay.

- Đội ngũ cán bộ nữ tuy có được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nhưng "thiếu quy hoạch, thiếu sự đồng bộ và chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn" [41, tr.8] nên đội ngũ cán bộ nữ nhất là ở cơ sở như tỉnh, huyện, bản còn vừa thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

Đội ngũ cán bộ nữ ở CHDCND Lào, nhất là CBLĐ, CBQL chủ chốt rất mỏng mới chiếm 8,13% trong tổng số cán bộ lãnh đạo chủ chốt của cả nước. Điều này chứng tỏ đội ngũ cán bộ nữ chưa tương xứng với lực lượng lao động nữ trong các ngành, các lĩnh vực.

- Một bộ phận cán bộ nữ còn mặc cảm, tự ty ngại phấn đấu vươn lên, nặng tư tưởng an phận, lo làm kinh tế thu vén cho gia đình chồng con chưa khẳng định được vai trò và vị trí của người phụ nữ đối với xã hội.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ nữ ở CHDCND Lào đang đòi hỏi phải có sự quan tâm đặc biệt. Qua 4 kỳ Đại hội của Đảng NDCM Lào lần thứ IV, V, VI, VII, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia BCHTW Đảng không những không tăng mà còn giảm, tỷ lệ nữ là chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân ở các cấp, các ngành càng xuống cơ sở càng thấp.

Trong những năm qua tuy có sự chuyển biến hơn, nhưng việc đánh giá cán bộ ở một số nơi chưa căn cứ vào chất lượng, hiệu quả trong nhiệm vụ công tác thực tiễn. Điều đó dẫn tới sự đánh giá cán bộ chưa sâu sắc, bố trí và sắp xếp cán bộ nữ chưa phù hợp. Còn nặng tính chủ quan và phần nào vẫn còn những biểu hiện chưa tin và chưa tôn trọng vào đội ngũ cán bộ nữ.

- Trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nữ ở CHDCND Lào nhìn chung trong những năm qua chưa quan tâm đúng mức về quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ đặc biệt là cán bộ nữ ở vùng dân tộc, nông thôn, nhiều chị em chưa nắm vững những quan điểm và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.

Từ những thực tiễn lịch sử cho ta thấy cần có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ cho phù hợp với từng đối tượng, từng loại cán bộ. Đồng thời cũng phải có biện pháp tăng cường đội ngũ cán bộ nữ, nhất là đội ngũ cán bộ ở cơ sở để chị em có điều kiện khẳng định tài năng và tâm huyết của mình đối với sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ nữ từ 1986 đến 2001 potx (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)