Phụ nữ Lào chiếm hơn một nửa dân số trong cả nước, là lực lượng to lớn trong mọi lĩnh vực công tác, nhưng lại là lực lượng đặc biệt để tái sản xuất lực lượng lao động, nghĩa là phụ nữ có vai trò sinh ra thế hệ mới. Đồng thời phụ nữ có vị trí quan trọng trong gia đình, đó là có ảnh hưởng khá lớn đến sự nghiệp của người chồng, người con của mình. Đảng đã đánh giá đúng vai trò và khả năng của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Phụ nữ là những người vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên trong gia đình, trong hoạt động xã hội và trong sản xuất kinh tế, phụ nữ còn có khả năng hoạt động trực tiếp đóng góp nhiều công sức xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Tổng Bí thư Cay Sỏn Phôm Vi Hản đã khẳng định: "Về kinh tế phụ nữ Lào đã trở thành một lực lượng to lớn và có vai trò quan trọng nhất trong sự phục hồi và phát triển sản xuất xây dựng cơ sở kinh tế mới" [31, tr.9].
Người phụ nữ Lào trong khó khăn gian khổ đã chứng tỏ bản chất cách mạng yêu nước, yêu chế độ xã hội mới, lao động cần cù sáng tạo chịu đựng gian khổ vượt qua mọi khó khăn. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cộng với sự cố gắng của bản thân, nhiều chị em đã khắc phục khó khăn, đông đảo cán bộ nữ đã có trình độ văn hóa cấp 3 và đại học. Đội ngũ cán bộ nữ ngày càng trưởng thành và đóng góp quan trọng vào việc tiến hành ba cuộc cách mạng. Ngày nay "phụ nữ đã trở thành cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu khoa học kỹ thuật, kỹ sư, bác sĩ, giảng viên, nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, có một số làm tiến sĩ, thạc sĩ... (trong giai đoạn cách mạng trước 1945, phụ nữ Lào học cao nhất cũng chỉ đến cấp 3, nhưng rất ít, chỉ có 2-3 người" [31, tr.11].
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Lào - kể cả trong thời kỳ bí mật, trong thời kỳ đấu tranh giải phóng hay trong điều kiện hòa bình xây dựng, Đảng luôn luôn quan tâm đến vấn đề giải phóng phụ nữ. Đảng gắn sự nghiệp giải phóng phụ nữ với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, coi sự nghiệp giải phóng phụ nữ vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "Nói phụ nữ là nói phần nửa của xã hội - Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng nửa loài người" [15, tr.523]. Tổng Bí thư Cay Sỏn Phôm Vi Hản đã chỉ ra: "Muốn giải phóng phụ nữ phải dựa
trên cơ sở giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Muốn giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp phải phát động phụ nữ tham gia thành một phong trào rộng lớn, sôi nổi và phải thực sự giải phóng phụ nữ" [31, tr.26].
Trong mỗi thời kỳ lịch sử, Đảng NDCM Lào điều có chủ trương, chính sách, hình thức tổ chức cụ thể để phát động năng lực và trình độ của cán bộ nữ, xây dựng đội ngũ cán bộ nữ cốt cán làm nòng cốt cho lực lượng phụ nữ. Như vậy, nhìn lại lịch sử của dân tộc, phụ nữ Lào rất tự hào về dân tộc mình là một dân tộc đã có truyền thống đoàn kết đấu tranh kiên cường, dứt khoát không nhượng bộ trước sự can thiệp và xâm lược của bọn thực dân đế quốc để bảo vệ nơi chôn rau cắt rốn của mình, trong đó phụ nữ Lào đã cống hiến lớn lao cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc mình.
Trong khi tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, việc đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ nhất là cán bộ nữ trở thành chủ trương lớn của Đảng.
Năm 1945, đông đảo phụ nữ đã tham gia cuộc khởi nghĩa giành chính quyền từ tay thực dân Pháp và phát xít Nhật đã công bố độc lập đầu tiên của Lào trước thế giới (12-10-1945).
Từ năm 1946, thực dân Pháp trở lại xâm lược Lào lần thứ hai, lực lượng cách mạng đã chuyển sang nông thôn rộng lớn, phong trào phụ nữ đã nhanh chóng lan rộng khắp cả nước. Cùng với sự thành lập của Mặt trận Lào It xa lạ, tổ chức Hội mẹ chiến sĩ "chăm nom nuôi dưỡng đội quân Itxalạ, bảo vệ, nuôi dưỡng cán bộ hoạt động bí mật, tham gia du kích điều tra tin tức, liên lạc và tham gia đánh giặc, vận chuyển, tiếp tế, tổ chức phong trào tăng gia sản xuất, học chữ, làm y tế... Những đóng góp trên nhiều lĩnh vực bền bỉ và vẻ vang của phụ nữ Lào đã góp phần to lớn vào thắng lợi chung của nhân dân cả nước. Kết hợp với chiến thắng nổi tiếng của nhân dân Việt Nam và Campuchia anh em, bắt buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, trong đó chúng phải công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.
Đến ngày 22-3-1955, Đảng nhân dân Lào tức Đảng NDCM Lào sau này, người kế tục Đảng Cộng sản Đông Dương, đã được thành lập, Đảng đã đề ra chính sách cơ bản và cương lĩnh hoạt động trước mắt của mình gồm 12 điều. Trong đó Điều thứ 7 có nói là: "Thực hiện nam nữ bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc, xóa bỏ tàn dư chế độ cũ..." và trong Điều 11 cũng nói
rằng: "chú trọng đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ công nhân, nông dân và dân tộc thiểu số" [55, tr.98-99]. Như vậy, ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã quan tâm tới bình đẳng nam nữ cũng như công tác cán bộ và đã chú trọng đào tạo cán bộ qua các giai đoạn lịch sử.
Đảng Nhân dân Lào vừa mới ra đời phải đương đầu với những thách thức, thiếu thốn về rất nhiều thứ, trong những thiếu thốn đó thì thiếu cán bộ là thiếu thốn lớn nhất của cách mạng Lào. Trong chế độ phong kiến cũng như chế độ thuộc địa, vấn đề phụ nữ tham gia quản lý điều hành xã hội chưa bao giờ được đặt ra. Cho nên khi Đảng Nhân dân Lào ra đời với những quan điểm và tư tưởng mới - Với quan điểm mới về lực lượng cách mạng - "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng". Sự nghiệp giải phóng là sự nghiệp của toàn thể nhân dân các bộ tộc Lào. Cách mạng muốn thắng lợi, đảng phải tập hợp được lực lượng bao gồm tất cả các giai cấp, các tầng lớp xã hội. Từ đó mặt trận và các tổ chức chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng đã lần lượt được ra đời.
Ngày 20 tháng 7 năm 1955 tại tỉnh Hủa Phăn, Đảng Nhân dân Lào đã ra chỉ thị thành lập Hội Phụ nữ Lào yêu nước. Đây là nơi tập hợp các lực lượng phụ nữ yêu nước. Lúc đầu Hội đã đề ra điều lệ và dự án tiến hành công việc của mình nhằm tập hợp phụ nữ các bộ tộc và các tầng lớp nhân dân vào cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước và bè lũ tay sai. Cuộc đấu tranh giành thắng lợi của lực lượng yêu nước và tiến bộ ở hai tỉnh tập kết và các tỉnh khác trong cả nước đã bắt buộc phía đối phương phải ký Hiệp ước Viêng Chăn, thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc trong năm 1957.
Do ảnh hưởng to lớn của Đảng Nhân dân Lào dưới danh nghĩa của Mặt trận Lào yêu nước, tháng 3 năm 1957, Quốc hội Vương quốc Lào thông qua đạo luật bầu cử mới, quy định quyền bầu cử cho các công dân từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, phụ nữ các bộ tộc Lào có quyền bình đẳng nam nữ trong bầu cử, ứng cử. Trong đó có một đại biểu nữ của lực lượng yêu nước được trúng cử vào Quốc hội.
Đế quốc Mỹ thay thế thực dân Pháp, cùng bè lũ tay sai của chúng phá hoại chương trình hòa hợp dân tộc, gây chiến tranh ác liệt. Chúng đàn áp, chiếm giết nhân dân hết sức dã man. Cuộc kháng chiến lan rộng ra toàn quốc, một số đồng chí lãnh tụ của lực lượng yêu nước bị bắt, bị giam giữ trong tù, nhân dân ở khắp nơi từ thành thị cho tới nông thôn đều lâm vào tình trạng lầm than nặng nề. Một lần nữa các chị em nữ cùng với
nam giới phải đứng lên cầm súng tiếp tục cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước và tay sai. Tuy nhiên, cán bộ nữ trong thời kỳ này vẫn còn ít.
Tại Hội nghị Tổ chức toàn quốc (26-10-1967) Đảng đã khẳng định:
Trong giai đoạn này đội ngũ cán bộ có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, nhưng vẫn có nhiều điểm yếu, nhất là về mặt chất lượng, một số cán bộ còn lạc hậu, cán bộ trẻ, cán bộ nữ còn rất ít, cán bộ cơ sở và cán bộ chủ chốt ở các cấp, các ngành còn yếu, cán bộ nghiệp vụ về kinh tế, văn hóa cũng vừa yếu vừa thiếu, yếu về mặt chính trị và nghiệp vụ... [38, tr.5].
Để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới và để làm cho cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Lào tiến lên giành thắng lợi mới có tính chất quyết định. Ngày 3 tháng 2 năm 1972 họp Đại hội lần thứ II của Đảng. Tham dự Đại hội có 125 đại biểu đại diện cho hơn 20 vạn đảng viên trong cả nước. Đồng chí Tổng Bí thư Cay Sỏn Phôm Vi Hản đã thông qua Cương lĩnh chính trị của Đảng. Cương lĩnh Chính trị đã quy định nhiệm vụ chính và phương hướng chính trị trước mắt của cách mạng Lào. Đồng thời Đại hội đã đổi tên Đảng Nhân dân Lào thành Đảng NDCM Lào.
Trong cuộc đấu tranh đó, nhân dân các bộ tộc Lào nói chung, phụ nữ Lào nói riêng đã thể hiện những tấm gương trong sáng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nhiều tấm gương điển hình đã xuất hiện trong phong trào phụ nữ cả nước, được Đảng, Chính phủ công nhận và tặng các danh hiệu anh hùng, chiến sĩ thi đua và các hình thức khen thưởng khác nhau. Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của HLHPN Lào, Tổng Bí thư Cay Sỏn Phôm Vi Hản đã khẳng định rõ:
Trong chiến tuyến an ninh quốc phòng, phụ nữ Lào đóng vai trò và có phần bổ sung quan trọng nhất là nhận thức rõ nghĩa vụ và quyền lợi của bản thân, phụ nữ đã giác ngộ tham gia lực lượng vũ trang, tiếp tục động viên thanh niên và chồng con yêu thương của mình làm nghĩa vụ quân sự, ra nhập các lực lượng chính quy, bộ đội địa phương, dân quân du kích và lực lượng tự vệ. Đồng thời, họ cũng đã tích cực thực hiện chính sách hậu phương quân đội... [31, tr.8].
Sự cống hiến to lớn của phụ nữ Lào trong thời kỳ này đã góp phần làm cho lực lượng cách mạng ngày càng rộng lớn và đi đến giành được chính quyền trong cả nước, khai sinh ra nước CHDCND Lào vào ngày 2/12/1975...
Những thành tích to lớn của phụ nữ Lào nói riêng và cán bộ chiến sĩ Lào yêu nước đã góp phần vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đảng luôn luôn ghi nhớ, học tập và thực hiện theo những tấm gương tốt đẹp và coi đó là tài sản quý báu để giữ gìn và đào tạo các thế hệ sau.
Sau năm 1975, đất nước được hoàn toàn giải phóng, phụ nữ các bộ tộc Lào cũng đã được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến, thực dân. Phụ nữ Lào đã có quyền bình đẳng nam - nữ, chất lượng cuộc sống của người phụ nữ và trẻ em đã được chăm sóc tốt hơn. Nhưng do ảnh hưởng của chế độ cũ, phong tục tập quán lạc hậu và sự nghèo nàn nên phụ nữ Lào gặp phải trở ngại trong quá trình giải phóng bản thân mình, để phát triển bản thân mình và để hoàn thành mục tiêu sự bình đẳng giữa nam và nữ như nêu cao chức năng vai trò của phụ nữ Lào. Đây là vấn đề cần được tiếp tục giải quyết cả trước mắt và lâu dài. Đảng NDCM Lào luôn luôn chỉ ra:
Nói đến sự giải phóng phụ nữ, thực chất là sự giải phóng lực lượng sản xuất, là thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, là sự củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất, là nội dung quan trọng nhất của cuộc đấu tranh giai cấp trong lĩnh vực tư tưởng và văn hóa. Do đó sự giải phóng phụ nữ đã trở thành một vấn đề lớn có tính chiến lược trong tất cả công tác phụ vận quần chúng của Đảng [31, tr.28-29]. Lênin đã xác định quá trình đi tới thắng lợi của CNXH gắn liền với quá trình giải phóng phụ nữ từng bước và thắng lợi của CNXH là cơ sở đảm bảo cho thắng lợi của sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Đó là hai sự nghiệp gắn bó và tác động lẫn nhau trong tiến trình cách mạng. Do đó, chừng nào mà phụ nữ chưa được tự do tham gia vào đời sống chính trị nói chung, chưa được quyền gánh vác một công việc thường xuyên và chung cho cả mọi người, thì chừng ấy không những chưa có thể nói đến CNXH được, mà cũng chưa thể nói đến ngay cả một chế độ dân chủ toàn vẹn và bền vững được. Do đó, Đảng có nhiệm vụ tổ chức lãnh đạo phụ nữ tham gia cách mạng.
Đảng NDCM Lào đã phát triển một cách sáng tạo quan điểm của Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ trong điều kiện giai cấp vô sản đã giành được chính quyền. Phụ nữ đã được bình đẳng với nam giới trong công việc, cùng với nam giới tham gia vào công việc lãnh đạo Nhà nước và quản lý xã hội.
Đảng đã đề ra và thực hiện nhiều biện pháp để đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục nâng cao trình độ cho phụ nữ có khả năng tham gia QLNN. Việc đào tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên nữ là nòng cốt cho sự thúc đẩy phong trào phụ nữ. Đảng đã nhấn mạnh: cán bộ nữ là đội ngũ tiên phong của lực lượng phụ nữ rộng lớn. Phong trào phụ nữ phát triển bao nhiêu thì đội ngũ cán bộ nữ càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Trái lại sự phát triển của đội ngũ cán bộ nữ sẽ có tác dụng to lớn đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ và là đội ngũ đứng trước phong trào phụ nữ trong việc thực hiện đường lối chính sách vận động phụ nữ của Đảng. Do đó, vấn đề cán bộ nữ nói riêng và sự nghiệp giải phóng phụ nữ và phong trào phụ nữ nói chung phải được quan tâm giải quyết một cách đồng bộ và kiên quyết.
Để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới, các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp đã quan tâm bồi dưỡng - đào tạo cán bộ nữ ở các cấp các ngành làm cho đội ngũ cán bộ nữ phát triển liên tục.
Sau giải phóng đất nước năm 1975, "tổng số cán bộ hơn 24.000 người và sau một thời gian quan tâm đào tạo, bồi dưỡng số cán bộ tăng lên 50.000 người trong đó cán bộ nữ chiếm 36%; đại bộ phận cán bộ nữ đã có trình độ văn hóa cấp 3 và đại học" [63, tr.27- 28]. Trên nhiều lĩnh vực đội ngũ cán bộ nữ đã tỏ ra có năng lực thực sự.
Đa số CBLĐ, QL nữ ở các cấp, các ngành đã rèn luyện thử thách trong quá trình đấu tranh gian khổ trong những năm tháng ác liệt nhất, phần đông cán bộ nữ vững vàng, năng động, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có tinh thần phấn đấu cao.
Tính đến năm 1982, tổng hợp đội ngũ cán bộ chủ chốt trong BCHTW, cán bộ nữ chiếm 7,27%. Đây là một tỷ lệ còn thấp so với tiềm năng của phụ nữ Lào, ở nhiều xí nghiệp, cơ quan và nhiều ngành kinh tế xã hội của đất nước, tỷ lệ nữ rất đông có những