Quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện xây dựng đội ngũ cán bộ nữ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ nữ từ 1986 đến 2001 potx (Trang 52 - 56)

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1986) mở ra thời kỳ mới cho cả dân tộc. Đổi mới đồng bộ, toàn diện để xây dựng thành công nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và phồn vinh. Qua việc thực hiện công cuộc cải tạo và đổi mới đất nước từ năm 1986 đến năm 2001, với sự quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, CHDCND Lào đã đạt được những thành tựu trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây là thắng lợi bước đầu có ý nghĩa quan trọng để làm cơ sở vững chắc cho các bước tiếp theo. Trong những thắng lợi đó, công tác cán bộ của Đảng cũng từng bước củng cố, hoàn thiện để tương xứng với nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới. Đảng đã đưa những cán bộ, đảng viên ưu tú vào QLNN, điều hành các hoạt động kinh tế, văn hóa, giáo dục, thông tin, tuyên truyền... đội ngũ cán bộ nữ đã trưởng thành, phát triển cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đại hội IV, V, VI, VII của Đảng NDCM Lào, các phương hướng, nhiệm vụ mới của Đại hội HLHPN toàn quốc lần thứ I, II, III, IV, các cấp ủy đảng cũng như tổ chức Hội Phụ nữ các cấp đã tập hợp, đoàn kết phụ nữ các bộ tộc, các tầng lớp nhất là phụ nữ lao động, để giáo dục và tổ chức chị em tham gia phong trào hoạt động phát huy chế độ dân chủ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc, tham gia phong trào "ba tốt" đào tạo phụ nữ Lào có đẩy đủ cả đạo đức cách mạng, có trình độ kiến thức và khả năng làm tròn nhiệm vụ với Tổ quốc.

Năm 1986, nhất là từ sau Nghị quyết 5 khóa IV và sau đó là Nghị quyết 7 (khóa V) về: phát triển nguồn lực ở CHDCND Lào, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và cán bộ nữ nói riêng được đặc biệt quan tâm, thể hiện tinh thần trách nhiệm của Đảng đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ cũng như xây dựng đội ngũ cán bộ nữ.

Sau nhiều năm thực hiện các quyết định, phương hướng, nhiệm vụ mới của Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ I, II, III và IV, các Nghị quyết: Nghị quyết 05/BCTTW Đảng về công tác quần chúng trong giai đoạn mới, Nghị quyết số 27 và Nghị quyết 97/BCTTW Đảng ngày 5/9/1997 về tổ chức và hoạt động của cơ quan Trung ương HLHPN Lào và kể từ Đại hội IV của Đảng NDCM Lào, Đảng đã có chính sách về cải cách bộ máy, tổ chức theo hướng gọn nhẹ nhưng phải có hiệu quả và khẳng định vai trò của HLHPN Lào đại diện quyền làm chủ của phụ nữ tham gia quản lý nhà nước, sự phối hợp giữa các cấp chính quyền với các cấp hội phụ nữ thành những quy định cụ thể. Tạo điều kiện để HLHPN cùng các cơ quan nhà nước xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, bàn bạc giải quyết các vấn đề về chính sách, pháp luật có liên quan đến phụ nữ, thực hiện có hiệu quả hơn chức năng đại diện bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em. Có thể coi đây là điều kiện quan trọng để phát huy tài năng trí tuệ và nâng cao địa vị của người phụ nữ.

Thông qua quá trình thực hiện các Nghị quyết, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương đều thấy rõ vai trò của phụ nữ. Kết hợp giữa chính quyền và Hội phụ nữ, các đại biểu phụ nữ tham dự các kỳ họp định kỳ của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, nghe thông báo việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội; bàn biện pháp thực hiện các công tác lớn của đất nước, địa phương, điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bản thân phụ nữ thấy được trách nhiệm công dân của mình và trách nhiệm đối với quyền lợi và sự phát triển của phong trào phụ nữ và của đất nước nói chung. Thông qua việc tham gia xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, các chủ trương chính sách và tham gia một số tổ chức với tư cách là thành viên chính thức của Hội đồng như: Hội đồng kỷ luật, khen thưởng, Hội đồng lương... Phụ nữ đã có tiếng nói trong việc ra quyết định. Quan điểm, cách nhìn của phụ nữ, lợi ích của phụ nữ không bị bỏ qua, nguyện vọng lợi ích của phụ nữ được tôn trọng.

Việc thực hiện Nghị quyết 05/BCTTW, Nghị quyết 27 và Nghị quyết 97/BCTTW Đảng có ý nghĩa thiết thực trong việc thực hiện dân chủ hóa, phù hợp với yêu cầu đổi mới trong quản lý kinh tế của các cấp chính quyền. Các cấp chính quyền xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc tạo điều kiện trên một số mặt công tác để HLHPN tham gia quản lý Nhà nước ở địa phương và đơn vị đạt kết quả tốt. Về phía HPN càng thấy rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức mình cùng với chính quyền, tăng cường công tác quản lý nhà nước, từng bước đổi mới trong tư duy và hành động, đổi mới phương thức làm việc, mạnh dạn đề xuất và trực tiếp cùng chính quyền giải quyết nhiều vấn đề thuộc quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.

Trong giai đoạn hiện nay, giải phóng và phát triển toàn diện phụ nữ là một mục tiêu của cách mạng Lào, có ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến sự phát triển của đất nước. Vì vậy, bồi dưỡng lực lượng phụ nữ, phát huy sức mạnh và chăm lo sự phát triển mọi mặt của phụ nữ là nhiệm vụ thường xuyên, rất quan trọng của Đảng trong mọi thời kỳ. Đồng thời, đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ là một yêu cầu quan trọng của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và phát triển toàn diện người phụ nữ.

- Về cơ cấu đội ngũ cán bộ nữ ở CHDCND Lào:

Những đặc điểm phức tạp của nền kinh tế thị trường cũng như những thay đổi nhanh chóng và phức tạp của tình hình quốc tế, những khó khăn trong nước hàng ngày hàng giờ tác động đến đội ngũ cán bộ. Song tuyệt đại bộ phận cán bộ nói chung và cán bộ nữ nói riêng vẫn giữ được bản chất chính trị vững vàng, có quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.

Đại đa số cán bộ, nhất là CBLĐ, CBQL ở các cấp đã rèn luyện thử thách trong quá trình đấu tranh gian khổ, đã chịu đựng gian khổ trong những năm tháng ác liệt nhất, phần đông cán bộ nữ vững vàng, năng động, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có tinh thần phấn đấu cao.

Trong những năm qua, cơ cấu đội ngũ cán bộ nữ (CBLĐ, CBQL) ở CHDCND Lào đã từng bước hoàn thiện, phát triển hợp lý. Trên thực tế, đội ngũ cán bộ nữ ở Lào đang làm công tác lãnh đạo và quản lý đã lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Nhiều chị đã đảm nhận và làm tốt cương vị lãnh đạo trong tổ chức Hội Phụ nữ các cấp của mình cũng như ở các tổ chức quần chúng và tổ chức xã hội khác. Hiện nay trên toàn quốc ở

CHDCND Lào số cán bộ công chức nữ chiếm 38,89% trong tổng số cán bộ. Do có sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Chính phủ Lào, cộng với sự chủ động phấn đấu vươn lên của cán bộ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, đồng thời do sự chú ý của đảng ủy, chính quyền các cấp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ và do có sự cố gắng phấn đấu của bản thân chị em phụ nữ đã góp phần to lớn trong hoạt động của phong trào, trong tổ chức xã hội khác và trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của Đảng NDCM Lào. Như vậy, Đảng, Chính phủ nước CHDCND Lào luôn luôn có chủ trương chính sách đúng đắn để khuyến khích sự tiến bộ và phát triển phụ nữ về mọi mặt, đồng thời do có trách nhiệm với nhiệm vụ chính trị của mình, cán bộ phụ nữ Lào đã được tham gia trong cương vị lãnh đạo của Nhà nước (xem phụ lục số 1).

Có thể thấy rằng, cán bộ nữ không chỉ góp phần tham gia lãnh đạo trong cương vị lãnh đạo Nhà nước mà còn được tham gia lãnh đạo trong các cấp ủy Đảng thể hiện qua các nhiệm kỳ Đại hội các cấp như sau:

- BCHTW khóa 1972-1982 tỷ lệ cán bộ nữ thấp (3,9%) so với khóa 1982-1986 (7,3%).

- Tỷ lệ cán bộ nữ trong khóa 1986-1991 lại cao hơn 1,5% so với khóa 1991-1996 (6,8%). Nhưng đến khóa 1996-2001 tỷ lệ cán bộ nữ lại giảm hơn 8,2% (xem phụ lục số 2).

Trong lĩnh vực y tế, cán bộ nữ cũng luôn phấn đấu vươn lên để có trình độ chuyên môn giỏi, cùng tập thể lãnh đạo của đơn vị mình làm tốt nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cho thế hệ trẻ và chăm lo sức khỏe cho nhân dân. Đội ngũ cán bộ nữ trong ngành giáo dục được tham gia quản lý ở tất cả các ngành học, cấp học, thi đua nhau trở thành cô giáo dạy giỏi, gương mẫu... Qua thực tiễn chứng minh các chị hoàn toàn có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Chị em trong lực lượng vũ trang cũng đã kề vai sát cánh cùng với nam giới cống hiến cả trí tuệ và sức lực để bảo vệ Tổ quốc, nhiều chị em đã được Đảng và ban chỉ huy tặng danh hiệu là nữ anh hùng và danh hiệu chiến sĩ thi đua xuất sắc.

Trong quản lý sản xuất kinh doanh, số giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp nhà nước là nữ cũng đã được trưởng thành và đã phát huy tốt tác dụng của mình: trước những khó khăn gay gắt của nền kinh tế chị em đã chủ động tìm tòi, đầu tư sáng tạo để hoạt động có hiệu quả cao. Nhiều chị em lãnh đạo ở các cơ sở sản xuất kinh doanh đã

nhanh chóng thay đổi cách làm việc thích ứng với cơ chế thị trường, đảm bảo được sản xuất phát triển và đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của cả nước.

Cùng với đội ngũ cán bộ nữ trong các doanh nghiệp nhà nước, chị em chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các hợp tác xã thủ công nghiệp, giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp sản xuất tư nhân, công ty cổ phần đã mạnh dạn tìm mặt hàng mới thay đổi mẫu mã, tìm thị trường tiêu thụ mới, đã sản xuất và tiêu thụ nhiều sản phẩm có chất lượng cao, góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đội ngũ cán bộ nữ trong khối thương nghiệp dịch vụ cũng đã trải qua thử thách lớn khi chuyển từ người lao động thụ động sang hoạt động kinh doanh hàng ngày, hàng giờ có mặt trên thị trường tiếp xúc với người tiêu dùng, tự học cách làm ăn, tự trao đổi bản lĩnh kinh doanh luôn sáng tạo, linh hoạt đưa lĩnh vực này trở nên sôi động trong nền kinh tế - xã hội.

Trong khoa học kỹ thuật nữ trí thức của đất nước chiếm 31% chị em tham gia hoạt động trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước đội ngũ nữ trí thức Lào đã phát huy tiềm năng sáng tạo trong các hoạt động khoa học và công nghệ trong việc triển khai các đề tài nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, cải tiến kỹ thuật trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất và đời sống. Trong văn hóa nghệ thuật nhiều chị em đã có cống hiến xuất sắc thể hiện phong cách lao động sáng tạo.

Công tác phát triển đảng viên nữ cũng được các cấp ủy đảng quan tâm, tỷ lệ đảng viên nữ được kết nạp ở các cơ quan từ Trung ương đến địa phương ngày càng tăng. Nhiệm kỳ 1986-1991 là 8,3%; nhiệm kỳ 1991-1996 là 9,6%; nhiệm kỳ 1991-2001 là 12,6% và từ giai đoạn năm 2001-2004 là 13,6%. Đây là nguồn quan trọng để quy hoạch và phát triển đội ngũ cán bộ nữ (xem phụ lục số 3).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ nữ từ 1986 đến 2001 potx (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)