0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NỮ TỪ 1986 ĐẾN 2001 POTX (Trang 61 -69 )

- Về trình độ học vấn:

2.2.1. Những thành tựu đạt được

Trong 15 năm (1986-2001) công cuộc đổi mới của Đảng đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, tạo sự chuyển biến tích cực về xã hội, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng an ninh được củng cố, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện. Phong trào phụ nữ và công tác cán bộ nữ cũng thu được những thành tựu quan trọng.

Việc phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng có tính quyết định đối với sự sinh tồn và tiếp tục phát triển của đất nước. Vì vậy, Đảng NDCM Lào đã khẳng định mục tiêu của việc đào tạo, bồi dưỡng con người mới như sau:

Đào tạo người thành công dân tốt có tinh thần yêu nước, yêu chế độ dân chủ nhân dân có nội quy và tôn trọng pháp luật, biết thừa nhận và biết kết hợp 3 quyền lợi một cách nhuần nhuyễn, biết thực hiện nghĩa vụ, có trách nihệm đối với công việc; đào tạo người thành người có kiến thức, có chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng, cần cù sáng tạo và biết tiết kiệm; có sức khỏe và có tính nhân đạo, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau [61, tr.5].

1. Những đóng góp của đội ngũ cán bộ nữ

Đánh giá công tác cán bộ nữ sau 15 năm đổi mới, tại Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ IV (năm 2001) đồng chí Thong Xỉng Thăm Ma Vông thường trực Bộ Chính trị đã khẳng định vai trò và sự đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước như sau:

Hội Liên hiệp phụ nữ, cũng như tổ chức của phụ nữ các cấp đã cố gắng nhiều trong việc giáo dục chị em cùng nhau giữ gìn bảo tồn văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chống lại hiện tượng tiêu cực, lối sống trái với phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Lào. Đồng thời các đồng chí cũng cố gắng chuyển công việc của mình xuống cơ sở, đưa nhiều công trình xuống tổ chức thực hiện tốt ở các bản làng, cơ sở sản xuất cả ở nông thôn và thành thị, đó cũng là sự đóng góp phát triển phụ nữ cũng như dân làng ở nhiều cơ sở, địa phương, vừa đào tạo được một số chị em phụ nữ trở thành cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cấp... Đảng và Chính phủ đánh giá cao thành tích và sự đóng góp trên và coi đây là sự đóng góp quan trọng không thể thiếu được trong thành tích chung của sự nghiệp cách mạng của đất nước ta [66, tr.51-52].

Sự đánh giá như vậy đã khẳng định sự tin cậy của Đảng và Chính phủ đối với HLHPN, đồng thời còn là niềm tự hào và nguồn động viên rất lớn đối với đội ngũ cán bộ nữ ở tất cả các lĩnh vực hoạt động trên phạm vi cả nước.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng NDCM Lào, các cấp HPN đã động viên các tầng lớp phụ nữ phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Lào, khắc phục mọi

khó khăn, kiên định vững vàng, vươn lên trên các lĩnh vực, góp phần xứng đáng vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội.

Thông qua phong trào thi đua "ba tốt", đã đem lại quyền lợi thiết thực cho phụ nữ cũng như cho đất nước. Việc thực hiện quyền bình đẳng nam - nữ là yếu tố rất quan trọng không chỉ làm thay đổi về quan niệm và nhận thức về sử dụng cán bộ nữ, mà trên thực tế đã chứng minh sự đóng góp của phụ nữ nói chung, của cán bộ nữ nói riêng vào việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược bảo vệ và xây dựng đất nước cũng như sự nghiệp đổi mới của đất nước là rất to lớn.

Trong thời gian qua, HLHPN đã ra sức phát triển phụ nữ về nhiều mặt mà đối tượng trọng tâm là phụ nữ ở nông thôn. Việc thực hiện chương trình phát triển đó:

Không chỉ giải quyết về lợi ích hoặc vấn đề của riêng phụ nữ mà là phát triển cả bản làng, vừa thể hiện rõ vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc phát triển nông thôn toàn diện nữa. Ngoài ra, phụ nữ Lào cũng quyết tâm vượt qua mọi trở ngại khó khăn để học tập nâng cao trình độ về mặt chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và các chuyên ngành có liên quan, ở nhiều cơ quan, bộ, ngành cũng như ở tỉnh, huyện trong cả nước, chị em phụ nữ đã làm tròn nhiệm vụ một cách có hiệu quả, nâng cao trách nhiệm, tư duy, sáng tạo trong công tác của mình [62, tr.13-14].

Phụ nữ các bộ tộc Lào không chỉ bảo tồn truyền thống người mẹ tốt mà còn phát huy vai trò quan trọng trong gia đình đã cống hiến cả sức lực, trí tuệ, tinh thần vào việc nuôi dạy con cái, làm nội trợ gia đình, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chồng, con tích cực tham gia vào sự nghiêp chung của đất nước nhằm xây dựng gia đình văn hóa mới. Điều đó chứng tỏ một lần nữa phụ nữ Lào vẫn giữ được vai trò quan trọng trong xã hội Lào với tục ngữ quen thuộc: "chồng làm quan nhờ vợ khéo léo", "nhẫn đẹp vì mặt, chồng tốt vì vợ". Nhìn chung phụ nữ vẫn là yếu tố quan trọng trong việc giữ gìn phong tục tập quán, văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Tất cả điều đó chứng tỏ rằng, phụ nữ Lào nói chung, đội ngũ cán bộ nữ Lào nói riêng đã tin theo Đảng liên tục phát huy ý chí cách mạng, kiên quyết phấn đấu để tự khẳng định mình, cố gắng vươn lên thực hiện đườnglối chính sách của Đảng để thực hiện quyền bình đẳng nam nữ và không ngừng phát triển phong trào phụ nữ ngày càng vững mạnh hơn.

Trong nhiệm kỳ Đại hội phụ nữ lần thứ IV (2001) có 698.138 chị đạt danh hiệu "ba tốt" [24, tr.16]. Và riêng trong năm 2002-2003 thì cả nước có 113.036 chị em đạt danh hiệu "ba tốt", hàng chục chị em được cấp bằng lao động sáng tạo" [48, tr.61]. Đặc biệt qua thử thách đã xuất hiện nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi có phẩm chất đạo đức, năng động, sáng tạo, vững vàng, dám nghĩ, dám làm cùng đơn vị phát triển đi lên trong cơ chế mới.

Chị em trên mặt trận kinh tế đã vượt qua khó khăn thử thách khắc nghiệt của thiên tai, ra sức phát huy tiềm năng sức lao động cần cù, chịu khó tích cực áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra nhiều sản xuất có giá trị kinh tế cao phục vụ cho tiêu dùng, tăng thu nhập cho gia đình, tăng sản phẩm cho xã hội góp phần xây dựng đất nước. Từ thực tiễn phong phú đã xuất hiện nhiều phụ nữ xuất sắc.

Trong công tác giáo dục, phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục nói chung chiếm 50% tổng số cán bộ giáo dục trong cả nước, tuy có nhiều khó khăn về đời sống sinh hoạt nhưng chị em cũng đã vượt qua để thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình.

Trong công tác y tế: phụ nữ trong lĩnh vực y tế chiếm 57,4% của tổng số cán bộ. Trong những năm qua phong trào cán bộ nữ y tế đã tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, cố gắng phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Chị em trí thức mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về đời sống cũng như điều kiện làm công tác nghiên cứu nhưng đa số chị em đã xác định rõ phải nỗ lực để có trình độ đáp ứng yêu cầu của thời đại, đáp ứng sự phát triển về khoa học kỹ thuật, từng bước vươn lên khẳng định vai trò của mình và có những đóng góp cho sự nghiệp đổi mới của đất nước trên mọi lĩnh vực kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa xã hội. Nhiều chị em đã phấn đấu trở thành tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, nhà giáo ưu tú, giáo viên dạy giỏi, thầy thuốc ưu tú, nhà nghiên cứu khoa học.

Trong ngành văn hóa thông tin, thể dục thể thao các chị đã vươn lên đạt nhiều thành tích xuất sắc, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng phong trào thể dục thể thao lành mạnh, nhiều chị đạt danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú...

Chị em trong các lực lượng vũ trang, an ninh và làm công tác bảo vệ pháp luật đã vượt qua mọi thử thách vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tích cực tham gia nhiệm vụ kề vai sát cánh cùng với nam giới cống hiến trí tuệ, sức lực của mình vào sự

nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Nhiều chị dũng cảm mưu trí, góp phần vào công cuộc đấu tranh chống tiêu cực, chống các tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhiều chị được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua, làm gương mẫu tốt ở các đơn vị, được giao nhiệm vụ và giữ những trọng trách quan trọng trong bộ máy nhà nước.

Kết quả từ năm 1986-2001 nhất là sau khi quán triệt các nghị quyết Đại hội IV, V, VI, VII của Đảng NDCM Lào xác định: trong việc xây dựng Đảng thì công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là CBLĐ là quan trọng nhất, là then chốt nhất của vấn đề then chốt. Trên tinh thần ấy, Đảng ủy các cấp đã xây dựng quy hoạch cán bộ, xây dựng kế hoạch đào tạo; bồi dưỡng cán bộ của Đảng nói chung và đội ngũ cán bộ nữ nói riêng. Đã tiến hành quy hoạch cán bộ trong từng giai đoạn. Trong 15 năm (1986-2001) thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là từ khi có Nghị quyết Hội nghị cán bộ toàn quốc (1995) về "Phương hướng, quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ trong tình hình mới", các cấp ủy đảng đã bổ sung hoàn chỉnh công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ một cách đồng bộ và có tính chiến lược thì đội ngũ cán bộ nữ ở CHDCND Lào đã từng bước phát triển và có bước tiến bộ, có những góp phần đáng kể trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước. Một đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, phát huy được khả năng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trong đó có những chị em đã vượt qua khó khăn, rèn luyện phấn đấu vươn lên phát huy tốt vai trò lãnh đạo chủ chốt.

2. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: từ năm 1986 đến năm 2004 Học viện

Chính trị - Hành chính Quốc gia (Thà Ngòn) đã mở nhiều lớp bồi dưỡng cho CBLĐ, QL các cấp trong đó có CBLĐ, QL là nữ vào học tập như: mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn với số lượng cán bộ được đào tạo là 2942 người, có nữ 276, chiếm 9,38%, trong đó lớp ngắn hạn 1690, có 72 nữ, chiếm 4,26%, lớp dài hạn 1252 người, nữ 204 người, chiếm 16,29%.

Về phía Hội phụ nữ, các cấp Hội đã xác định được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc tham gia quản lý nhà nước ở các cấp. Để thực hiện tốt vai trò tham gia các tổ chức tư vấn với tư cách là thành viên chính thức, các cấp Hội đã thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội. Hàng năm đã mở các lớp nghiệp vụ công tác, kiến thức pháp luật, các chính sách mới của Đảng, Nhà nước có liên quan đến phụ nữ, trẻ em, nhằm nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ Hội. Trong những


năm qua (1986-2001) đã mở được trên 105 lớp tập huấn cho gần 15.000 lượt cán bộ chủ chốt Hội cấp Bộ, cơ quan, tỉnh, huyện; mở trên 180 lớp cho cán bộ hội từ tổ trưởng, tổ phó phụ nữ đến Ban Chấp hành các huyện, bản. HLHPN ở các cấp từ Trung ương đến địa phương, cơ sở đã cử 500 lượt cán bộ đi học các lớp tại chức về pháp luật, đại học, trung cấp chính trị; các lớp quản lý kinh tế, quản lý nhà nước. Thông qua các lớp học trình độ của cán bộ nữ nâng lên rõ rệt.

Theo số liệu thống kê của Vụ Đào tạo cán bộ của HLHPN Trung ương Lào, ngoài đào tạo trong nước, do được quan hệ hợp tác và nhận được sự giúp đỡ riêng của HLHPN Việt Nam đã đào tạo đội ngũ cán bộ nữ, nhất là những chị em làm công tác Hội phụ nữ năm 1986 đến 2004 mở 4 lớp ngắn hạn cho 60 chị.

Ngoài ra các cơ quan, cấp bộ, đảng ủy các cấp của Lào còn tổ chức học tập để bồi dưỡng trình độ nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ cho cán bộ các cấp, như tổ chức trung tâm học tiếng Anh ở Noỏng Bòn, sau đó là ở Bộ Ngoại giao và ở Trường Đại học quốc gia Đồng Độc; trung tâm bồi dưỡng trình độ giáo dục ở km8 (Thà Đưa), mở lớp bồi dưỡng văn hóa phổ thông cấp II và cấp III ở Trung ương và cấp tỉnh. Hiện nay, nhiều tỉnh đã phục hồi lại trường Chính trị - Hành chính - lý luận cho cán bộ cốt cán ở cấp địa phương của mình, trong đó có sự tham gia của cán bộ nữ.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ được các bộ, ngành, chính quyền và đảng ủy các cấp quan tâm hơn và đã chú trọng kết hợp giữa xây dựng quy hoạch với công tác đào tạo, bồi dưỡng. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ được mở rộng và ngày càng được phát triển hơn.

3. Trong 15 năm (1986-2001), tỷ lệ cán bộ nữ tham gia BCHTW Đảng không tăng: nữ BCHTW khóa IV (1986-1991) là 5/60, chiếm 8,3%; đến khóa V (1991-1996) là 4/59 chiếm 6,8%; khóa VI (1996-2001) là 4/49 chiếm 8,2%; khóa VII (2001-2005) là 3/53, chiếm 5,6% nhưng trình độ được nâng lên rõ rệt.

Việc bố trí, sử dụng cán bộ nữ, nhất là CBLĐ ở các cấp đã lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cán bộ nữ làm căn cứ chủ yếu và là thước đo phẩm chất năng lực cán bộ nữ các cấp. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng làm căn cứ để tuyển chọn, đề bạt, bổ nhiệm. Do đó, việc sử dụng cán bộ ngày càng có hiệu quả hơn, quần chúng tin tưởng và tín nhiệm cao đối với số cán bộ được sử dụng. Nhất là từ năm 1993 đến nay ở Lào đã hình thành một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ ở các cấp

có tính kế thừa, tính liên tục, chú ý kết cấu các độ tuổi, đặc biệt là HLHPN đã thực hiện trẻ hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt, độ tuổi từ 35-40 bằng 48%; từ 41-50 là 45% và trên 50 tuổi là 7%. Điều đó chứng tỏ sự vươn lên phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ nữ ở CHDCND Lào, đồng thời cũng khẳng định sự quan tâm, sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng NDCM Lào. Ngoài ra cũng đã

Bảo vệ được quyền lợi của phụ nữ, trẻ em và phát huy được sự tiến bộ của phụ nữ, đã kết hợp với ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ và các cơ quan liên ngành tiếp tục tuyên truyền, triển khai, giáo huấn kiến thức về Hiến pháp, pháp luật, nghị định về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ, quyền lợi trẻ em, kiến thức về vai trò nam nữ để làm cho phụ nữ các bộ tộc các tầng lớp nhân dân và xã hội hiểu biết và thực hiện đúng để cho bình đẳng nam nữ trở thành hiện thực tiến tới tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia ngày càng nhiều trong việc nghiên cứu, đề ra chính sách và quyết định vấn đề trong các cấp [49, tr.22].

Theo thống kê của Vụ Quản lý cán bộ, Ban Tổ chức Trung ương Đảng và Vụ Đào tạo cán bộ HLHPN hồi tháng 5-2005, trên 17 tỉnh thành và 10 cơ quan cấp bộ trong cả nước cho ta thấy: đội ngũ cán bộ nữ đã được tôi luyện, trưởng thành trong công việc thực tiễn và số cán bộ nữ đảm nhiệm chức trách ở các cấp, các ngành ngày càng tăng.

Về chức danh: Bí thư đảng ủy của Đảng bộ - cơ quan ngang bộ là 1 chị chiếm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NỮ TỪ 1986 ĐẾN 2001 POTX (Trang 61 -69 )

×