Các khoản chi cho điện, nước, tiền vệ sinh, thuê nhà

Một phần của tài liệu HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA TẦNG LỚP TRUNG LƯU VIỆT NAM (Trang 54 - 55)

Tỷ trọng chi tiêu điện, nước, vệ sinh, thuê nhà/ tổng chi tiêu bình quân 1 người (%)

Trung bình <$3/ngày $3- $6/ngày $6- $10/ngày >$10/ngày 1998 13.13 10.93 13.54 15.2 15.8 2002 17.58 13.48 17.25 22.69 28.86 Thành thị 2004 26.21 19.64 24.39 29.75 38.67 1998 5.47 5.11 7.4 7.98 9.4 2002 9.09 8.87 10.15 11.62 11.86 Nông thôn 2004 12.29 11.79 13.77 14.44 13.94 1998 7.68 5.9 10.78 14.28 15.37 2002 11.07 9.41 13.52 20.33 27.57 Cả nước 2004 15.7 12.53 17.87 26.12 36.29

Bảng 4.4: Tỷ trọng chi điện, nước, vệ sinh, thuê nhà trong tổng chi tiêu cá nhân bình quân phân theo mức sống và khu vực.

Tỷ trọng chi các khoản điện nước phản ánh hết sức hợp lý sự thay đổi mức sống của người dân Việt Nam. Đầu tiên, ở những năm 1998, tỷ lệ chi cho các khoản này tương đối thấp, đặc biệt ở khu vực nông thôn, tỷ trọng chỉ là 5.47% so với tổng chi tiêu, khu vực thành thị là 13.13% và trung bình chung của cả nước đạt mức 7.68%. Thế nhưng, chỉ 6 năm sau, đến năm 2004, tỷ lệ này đã tăng vọt, gấp tới hơn 2.24 lần ở khu vực nông thôn (12.29%) và 1.97 lần ở khu vực thành thị (26.21%), mức tỷ lệ chung của cả nước cũng tăng gấp đôi lên đạt 15.7%. Một tỷ lệ tăng nhanh như vậy báo hiệu cho chúng ta một tín hiệu lạc quan trong chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam. Bởi rõ ràng, khả năng tiếp cận

37

với điện và nước vốn là hai tiêu chí cơ bản trong các đánh giá về chất lượng cuộc sống và phát triển con người của Liên Hiệp Quốc. Dĩ nhiên, trong giai đoạn này giá cả bất động sản cũng có các cơn sốt nóng gây ra sự tăng giá mạnh của tiền thuê nhà. Tuy thế chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, hệ thống điện, nước của quốc gia đã có những cải thiện đáng kể tạo cơ hội tiếp cận cho những người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Tỷ trọng chi các mục này của người dân thành phố của cả nước cao gấp đôi so với người ở nông thôn phản ánh rằng người thành phố dễ tiếp cận với điện, nước sạch, dịch vụ vệ sinh hơn đồng thời giá cả điện, nước và tiền thuê nhà ở thành thị cũng cao hơn.

Theo lôgic thông thường, thực không có gì ngạc nhiên khi mục chi tiêu cho điện, nước vệ sinh và tiền thuê nhà biến đổi tỷ lệ thuận với mức sống. Quả như vậy số liệu cho thấy chi của người giàu cho khoản mục này lên tới mức cao nhất là 36.29% (2004) gần gấp 3 mức cao nhất của người nghèo là 12.53% (2004). Tầng lớp trung lưu cũng chi mạnh cho khoản mục này và có sự khác biệt tương đối giữa trung lưu trên và trung lưu dưới. Lớp trung lưu trên chi gần với mức của người giàu hơn còn trung lưu dưới chi gần với mức của người nghèo. Cả 2 lớp này đều có xu hướng tăng tỷ trọng chi tiêu cho khoản mục này nhưng tốc độ tăng của trung lưu dưới chậm hơn.

Một phần của tài liệu HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA TẦNG LỚP TRUNG LƯU VIỆT NAM (Trang 54 - 55)