Cơ sở phân tích

Một phần của tài liệu HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA TẦNG LỚP TRUNG LƯU VIỆT NAM (Trang 47 - 48)

4.1.1. Cơ sở dữ liệu.

Do việc điều tự điều tra sự thực là quá tốn kém và vượt xa khả năng của nhóm nên chúng tôi quyết định sử dụng bộ số liệu của các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VLSS: Vietnam Living Standards Survey) của Tổng cục Thống kê các năm 1998, 2002 và 2004 làm nguồn cơ sở cho phân tích.

VLSS là bộ số liệu có được từ các cuộc tổng điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam. Đây là một chương trình bắt đầu được thực hiện đợt đầu tiên vào năm 1992, 1993 và đến nay đã tiến hành được 5 đợt (1992, 1998, 2002, 2004, 2006). Chúng được tổ chức và thực hiện bởi Bộ kế hoạch và Đầu tư kết hợp với Tổng cục Thống kê và được tài trợ bởi UNDP và SIDA. Số lượng hộ gia đình được khảo sát cũng có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể, với bộ dữ liệu năm 1998, số hộ được điều tra là 6002, năm 2002 là 30.000 hộ và năm 2004 là 9300 hộ.

Phương pháp chọn mẫu được các chuyên gia chọn mẫu của Viện Khoa học Thống kê, UNDP và Ngân hàng Thế giới tư vấn. Mẫu điều tra được chọn qua tiến trình 2 bước: bước thứ nhất chọn mẫu chủ “địa bàn điều tra” độc lập theo hai khu vực thành thị và nông thôn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Bước 2 chọn các hộ điều tra từ danh sách các hộ của địa bàn đã chọn cũng theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.

Việc phân bổ các mẫu cho các địa phương được tiến hành theo phương pháp căn bậc hai. Phương pháp này sẽ phân bổ số hộ cho các tỉnh, thành phố không theo tỷ lệ thuận với quy mô dân số của từng tỉnh mà phân bổ một tỷ lệ cao hơn cho các tỉnh có quy mô dân

Phương pháp điều tra của VLSS là phỏng vấn, điều tra bảng hỏi trực tiếp. Trong đó, nhân viên điều tra sẽ trực tiếp phỏng vấn chủ hộ (đối với mẫu là hộ gia đình) hoặc trưởng cán bộ xã phường (mẫu là xã phường) để thu thập thông tin. Ngoài ra mỗi cuộc điều tra còn có một tỷ lệ nhất định số lần phỏng vấn, điều tra lại để đảm bảo tính chính xác của thông tin (VLSS năm 1998 là 10%). Do đó bộ số liệu VLSS có thể đảm bảo tính chính xác cao cho các kết quả thống kê, phân tích, dự báo và hoạch định chính sách của Đảng, Nhà nước và các nhà nghiên cứu.

VLSS phản ánh rất nhiều các khoản mục, thống kê từ nhân khẩu học, thu nhập, chi tiêu, việc làm, nhà ở tiện nghi, y tế, văn hóa, giáo dục… Trong đó nhóm chỉ tập trung khai thác phần dữ liệu về chi tiêu đời sống của hộ gia đình vì sự liên quan trực tiếp và phản ánh đầy đủ các khoản mục cần thiết cho bài nghiên cứu.

Một phần của tài liệu HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA TẦNG LỚP TRUNG LƯU VIỆT NAM (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)