Chi tiêu cho giáo dục

Một phần của tài liệu HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA TẦNG LỚP TRUNG LƯU VIỆT NAM (Trang 50 - 52)

Bảng 4.2: Tỷ trọng chi giáo dục trong tổng chi tiêu cá nhân bình quân, phân theo mức sống và khu vực.

Khoản chi cho giáo dục chiếm một tỷ phần khá nhỏ trong tổng chi tiêu chung bình quân đầu người của cả nước. Tỷ trọng chung của nó khá ổn định và không biến đổi nhiều qua các năm : 4.41 % (98) 4.49% (2002) và 4.53% (2004). Khác với mục ăn uống, tỷ trọng chi cho giáo dục trên tổng chi tiêu không phụ thuộc rõ nét (tăng hay giảm) dựa vào mức sống. Và đối lập với chi cho ăn uống, tỷ trọng chi giáo dục lại cao hơn ở khu vực thành thị và thấp hơn ở khu vực nông thôn.

Tỷ trọng chi tiêu giáo dục/ tổng chi tiêu bình quân 1 người (%)

Trung bình <$3/ngày $3- $6/ngày $6-$10/ngày >$10/ngày

1998 5.91 4.86 6.39 7 5.53 2002 5.78 5.41 6.22 5.92 4.95 Thành thị 2004 5.21 4.53 5.78 5.63 3.86 1998 3.8 3.44 5.69 6.31 7.78 2002 4.1 3.92 5.24 4.27 2.17 Nông thôn 2004 4.31 4.13 4.90 4.2 5.92 1998 4.41 3.63 6.07 6.92 5.68 2002 4.49 4.09 5.7 5.57 4.73 Cả nước 2004 4.53 4.17 5.24 5.29 4.06

% chi giáo dục/tổng chi tiêu: so sánh các tầng lớp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1998 2002 2004 1998 2002 2004 1998 2002 2004 thanh thi nong thon ca nuoc

total <3$ 3$-6$ 6$-10$ >10$

Hình 4.1: Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục: so sánh các tầng lớp

Nguyên nhân có thể là do dân cư khu vực thành thị có thuận lợi hơn và nhiều cơ hội hơn so với dân cư nông thôn trong việc tiếp cận với các dịch vụ giáo dục ví dụ như học thêm ngoại ngữ, tin học, học nghề và học tại chức. Ngoài ra các trường đại học hay các trung tâm đào tạo nghề lớn đều tập trung ở những đô thị lớn.

Một phát hiện rất lý thú khi ta so sánh mức tỷ lệ chi trung bình cho giáo dục của các nhóm chi tiêu. Không có gì khó hiểu khi người nghèo vẫn chi ít nhất nhưng điều thú vị là không phải người giàu chi nhiều nhất cho giáo dục mà là tầng lớp trung lưu. Thật vậy, xét tỷ lệ chi cho giáo dục trên tổng chi tiêu bình quân đầu người của cả nước ở cả 2 nhóm trung lưu dưới và trung lưu trên, qua tất cả các năm, ta đều thấy cao hơn tỷ lệ chi của người giàu. Hơn nữa, tỷ lệ này giữa 2 nhóm trung lưu dưới và trung lưu trên khá là tương đồng, thường xấp xỉ bằng nhau và dao động quanh mức 5-6%.

Nhìn chung chi giáo dục của Việt Nam là khá cao so với thế giới. Năm 2005, theo tính toán của tác giả Vương Nguyên Việt, chuyên gia thống kê của Liên Hợp Quốc, tỷ trọng chi giáo dục của Việt Nam đạt 8.5% GDP, còn cao hơn cả Mỹ 7.2% và cao hơn mức chung thế giới khoảng 4.5% 35. Hơn nữa trong chi tiêu trên, người dân phải trả tới 40% trong khi ở các nước phát triển người dân chỉ phải trả khoảng 20%.

Trong vòng 12 năm qua (từ 1998 - 2010), Nhà nước tăng dần đầu tư cho giáo dục, đào tạo từ mức hơn 13% lên 20% tổng chi ngân sách Nhà nước. Với tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục như trên, Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất thế giới.

Bên cạnh tăng ngân sách Nhà nước cho giáo dục, Nhà nước thực hiện chế độ miễn giảm học phí (đã có 53% số HS, SV được miễn giảm học phí), chế độ cấp học bổng chính sách; chế độ chính sách tín dụng SV (đến nay đã có khoảng 1,6 triệu HS, SV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập với số tiền 18.000 tỷ đồng)36.

Vậy tóm lại, có thể nhận thấy rằng, tầng lớp trung lưu Việt Nam có một đặc điểm phản ánh xu thế chung của xã hội là chú trọng đầu tư vào giáo dục. Các tầng lớp nghèo và giàu tuy cũng có đặc điểm này song biểu hiện không rõ nét bằng tầng lớp trung lưu. Đây hẳn là một tín hiệu tốt cho chúng ta vì với một nền kinh tế tri thức như hiện tại, đầu tư vào giáo dục, vốn nhân lực hẳn sẽ mang lại những hiệu quả và tác động lan toả rất lớn.

Tuy nhiên, cũng phải hết sức chú trọng rằng, bên cạnh vấn đề về mức chi cho giáo dục ta cần xét tới yếu tố hiệu quả. Mức chi quá cao nhưng hiệu quả không đạt được là bao thì quả là một sự lãng phí to lớn về nguồn lực cho xã hội. Thực trạng giáo dục Việt Nam cho ta thấy hiệu quả đạt được chưa cao, đặc biệt là ở lĩnh vực đào tạo đại học và trên đại học. Tình trạng “bệnh thành tích”, “gian lận trong thi cử”, “chảy máu chất xám”, “thừa thầy thiếu thợ”, sinh viên không đáp ứng được yêu cầu của xã hội … vẫn còn là bài toán khó giải đối với nền giáo dục nước nhà.

Một phần của tài liệu HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA TẦNG LỚP TRUNG LƯU VIỆT NAM (Trang 50 - 52)