Những giả định

Một phần của tài liệu HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA TẦNG LỚP TRUNG LƯU VIỆT NAM (Trang 39 - 40)

1. Bộ số liệu về lực lượng lao động tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 được lấy từ ước lượng của Tổ chức lao động thế giới ILO25 về dân số năng động theo phương diện kinh tế (economically active population)

2. Tiêu dùng cá nhân tăng cùng mức với tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người trong giai đoạn 2010 – 2015. Điều này cũng hàm ý rằng, tỷ trọng tiêu dùng C trong GDP cũng giữ nguyên trong giai đoạn này. Nếu căn cứ theo mục đích làm rõ ảnh hưởng của tiêu dùng tư nhân C đối với tăng trưởng kinh tế thì giả định này có thể chấp nhận được đối với diễn biến của Việt Nam trong những năm gần đây. Bởi vì kết quả khảo sát từ 1995 – 2008 đã cho thấy sự đóng góp của tiêu dùng C đối với % tăng trưởng GDP theo thời gian chủ yếu do sự tăng trưởng của tiêu dùng C còn tỷ trọng C/GDP khá ổn định và có đóng góp ít hơn26.

3. Đường cong Lorenz giữ nguyên theo thời gian 2010-2015 tức là bất bình đẳng trong phân phối thu nhập được giữ nguyên và thu nhập được phân phối tự động. Nhóm nghiên cứu đã tính toán ảnh hưởng của mức chi tiêu tiêu dùng trung bình μ và sự phân phối thu nhập27, thể hiện qua thông số (a,b,c) của đường Lorenz, đối với sự tăng trưởng của quy mô dân số của tầng lớp trung lưu. Kết quả cho thấy rằng, mức chi tiêu tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến sự mở rộng quy mô của tầng lớp trung lưu trong khi, ảnh hưởng của mức phân phối thu nhập là ít hơn. Điều này có thể giải thích bởi kết quả tích cực từ chính sách Chính phủ nhằm chống đói nghèo và ổn định phân phối thu nhập trong nền kinh tế.

25

Nguồn số liệu: http://laborsta.ilo.org/

26

Kết quả đã được trình bày kỹ hơn ở chương 1

27

Thay đổi chỉ số Hz năm 2006 so với năm 1992

Do thay đổi trong chi tiêu trung bình

Do thay đổi trong phân phối thu nhập Sai số Hz cho mức 10$ - 0.03 - 0.03 0.00 0.00 Hz cho mức 3$ - 0.33 - 0.34 -0.01 0.02

Một phần của tài liệu HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA TẦNG LỚP TRUNG LƯU VIỆT NAM (Trang 39 - 40)