Số liệu về mức chi tiêu tiêu dùng trung bình đều được đưa về mức giá so sánh năm 1990, do vậy các kết quả chỉ biểu thị sự thay đổi về lượng chi tiêu tiêu dùng trung bình và loại bỏ sự thay đổi của giá qua các năm đến sự thay đổi của quy mô % dân số của tầng lớp trung lưu.
Hình 3.2: Quy mô dân số tầng lớp trung lưu 1986-2015 theo 2 phương án
quy mô trung lưu chi ếm % tổng dân số: phương án 1
4.65 16.63 18.6 23.09 28.51 30.92 32.53 33.81 35.5 37.16 38.6 39.75 40.5 40.81 0.85 3.03 4.04 5.61 7.35 8.46 9.32 10.09 11.26 12.67 14.25 16.05 17.98 20.04 5.5 19.66 22.64 28.7 35.86 39.38 41.85 43.9 46.76 49.83 52.85 55.8 58.48 60.85 0 10 20 30 40 50 60 70 1992 1998 2002 2004 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Trung lưu dưới Trung lưu trên Trung lưu
quy mô trung l ưu chi ếm % tổng số dân: phương án 2
1.47 5.32 6.9 9.45 12.3 14.1 15.43 16.61 18.37 20.45 22.72 25.2 27.77 30.4 0.24 0.82 1.18 1.69 2.16 2.52 2.79 3.05 3.45 3.95 4.56 5.28 6.13 7.14 1.71 6.14 8.08 11.14 14.46 16.62 18.22 19.66 21.82 24.4 27.28 30.48 33.9 37.54 0 5 10 15 20 25 30 35 40 1992 1998 2002 2004 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Kết quả ước lượng đã phản ánh độ nhạy của cơ sở dữ liệu phân tích. Với mức phân chia 3$-6$-10$ ở phương án 1, quy mô của tầng lớp trung lưu gia tăng đều đặn qua các năm, từ 5,5% năm 1992 lên gần 44% ở năm 2009 và đến 60% dân số năm 2015. Theo phương án này, quy mô tầng lớp trung lưu tăng trưởng cùng với sự thay đổi theo hướng rút ngắn chênh lệch về số lượng giữa trung lưu dưới và trung lưu trên.
Khi gia tăng các mức phân chia lên 5$-10$-15$, quy mô % dân số tầng lớp trung lưu thấp hơn hẳn so với phương án 1 (năm 2009, tầng lớp trung lưu chiếm 43,9% dân số ở phương án 1, trong khi 19,66% ở phương án 2). Cơ cấu trung lưu theo phương án 2 lại thể hiện khoảng cách ngày càng lớn giữa 2 nhóm trung lưu. Trong đó, sự tăng trưởng của nhóm trung lưu dưới là lớn hơn sự tăng trưởng của nhóm trung lưu trên.
Sự khác biệt quy mô giữa hai phương án được giải thích bởi sự chênh lệch giữa các mức phân chia: nhiều người giàu có ở phương án 1 trở thành người trung lưu ở phương án 2. Ngoài ra, nhiều người trung lưu ở phương án 1 bị rơi xuống nhóm nghèo ở phương án 2. Tầng lớp trung lưu ở phương án 1 (đã vượt qua hẳn mức nghèo đói dành cho các nước đang phát triển do Ngân hàng Thế giới đề ra, đồng thời mức cận trên là mức của các nước trong khu vực Đông Nam Á) tỏ ra phù hợp hơn với Việt Nam.
Kết quả ước lượng cũng chỉ ra sự gia tăng trong quy mô dân số trung lưu tại Việt Nam. Điều này thể hiện cho sự chuyển đổi trong mức sống của người dân vì khi một xã hội có tỷ lệ % dân số thuộc tầng lớp trung lưu cao hơn thì xã hội đó trở nên khá giả hơn. Người nghèo thì đủ ăn và có điều kiện thoả mãn những nhu cầu cao hơn, còn người đã đủ ăn thì khá giả hơn. Tầng lớp trung lưu chiếm tỷ trọng càng đông sẽ giảm càng đáng kể sự chênh lệch mức sống giữa nhóm giàu và nghèo. Nhóm trung lưu trên tăng trưởng cao và ổn định và rút ngắn khoảng cách về quy mô với nhóm trung lưu dưới, tức là mức sống của nhóm nghèo và trung lưu sẽ cùng tăng dần lên, gần với mức sống của người giàu. Cũng vì điều này mà tầng lớp trung lưu còn đóng vai trò là “van xả áp lực” của xã hội.
Tuy nhiên, tăng trưởng quy mô dân số trung lưu cũng có những điểm hạn chế trong các năm qua. Nhóm trung lưu dưới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm trung lưu trên trong cơ cấu trung lưu. Nhóm này gồm những người thoát nghèo và gia nhập tầng lớp trung lưu khi mức sống cao hơn; họ lại có nguy cơ bị tái nghèo trước những biến động của nền kinh tế. Như vậy, khả năng giảm sút tầng lớp trung lưu sẽ vẫn còn khi mà trung lưu dưới còn chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, tín hiệu lạc quan đến từ kết quả dự đoán 2010-2015 khi mà tỷ trọng trung lưu dưới sẽ giảm, đi kèm với sự gia tăng trong tỷ trọng của trung lưu trên
(trung lưu trên chiếm 1/4 dân số trung lưu năm 2009, và sẽ chiếm 1/3 dân số trung lưu tới năm 2015). Mặt khác, tăng trưởng kinh tế đóng góp phần lớn vào tăng trưởng quy mô tầng lớp trung lưu, thông qua tác động gia tăng mức thu nhập và từ đó tăng mức chi tiêu tiêu dùng trung bình (nếu tỷ lệ tiết kiệm và mức tiêu dùng tự định không đổi). Điều này hàm ý rằng nếu tăng trưởng kinh tế bị suy giảm thì quy mô trung lưu sẽ bị ảnh hưởng (giai đoạn 2002 – 2007, quy mô trung lưu tăng với tốc độ cao đi kèm với tăng trưởng kinh tế cao, năm 2008 tốc độ tăng quy mô trung lưu đã giảm đi, cùng với sự suy giảm kinh tế Việt Nam).