Định nghĩa về tầng lớp trung lưu văn hóa

Một phần của tài liệu HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA TẦNG LỚP TRUNG LƯU VIỆT NAM (Trang 29 - 33)

Phần định nghĩa riêng của chúng tôi với cách tiếp cận hiện đại đã sử dụng duy nhất tiêu chí chi tiêu tiêu dùng làm căn cứ để xác định tầng lớp trung lưu Việt Nam.

Nhưng theo phân tích ở phần trên, yếu tố trình độ văn hóa là một trong những tiêu chí được sử dụng để định nghĩa và phân loại tầng lớp trung lưu. Ở Việt Nam cũng có nhiều quan điểm ủng hộ việc định nghĩa tầng lớp trung lưu bằng tiêu chí này. Xuất phát từ thực tế đó, nhóm có ý định mở rộng thêm định nghĩa về tầng lớp trung lưu bằng việc tính thêm yếu tố văn hóa. Nghĩa là, trong định nghĩa rộng, tầng lớp trung lưu Việt Nam là những người đáp ứng mức tiêu dùng đã định và có một trình độ văn hóa tương đối.

Do trình độ văn hóa là biến khó xác định nên chúng tôi thay thế bằng trình độ giáo dục (trình độ giáo dục thể hiện qua bằng cấp cao nhất mà cá nhân đó có được; còn trình độ học vấn thì nhấn mạnh đến tri thức, khả năng chuyên môn được cá nhân tích lũy (có thể là tự học) trong cả cuộc đời. Thực chất, dùng “trình độ học vấn” thì hợp lý hơn nhưng tiêu chí về trình độ học vấn là khó đánh giá và không được các cuộc điều tra gần đây khảo sát, nên không có số liệu). Đây là một biến có quan hệ với trình độ văn hóa và có khả năng phản ánh trình độ văn hóa tương đối tốt.

Mặt khác, yếu tố “trình độ giáo dục” cũng thể hiện cho khả năng vốn nhân lực của các cá nhân. Mà về dài hạn thì vốn nhân lực (human capital) là một thành phần chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, bên cạnh vốn tư bản, lực lượng lao động và trình độ tiến bộ khoa học công nghệ. Nói cách khác, tiêu chí này cũng góp phần làm sáng tỏ vai trò đối với sự phát triển kinh tế của tầng lớp trung lưu.

Bên cạnh đó, trình độ giáo dục cũng có những ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng: “những người đạt được trình độ giáo dục cao thường dành ưu tiên cho sự phát triển sự nghiệp và chuyên môn và họ là những người tiêu dùng xuất sắc trong việc theo đuổi những phong cách sống mới; họ tiêu dùng các sản phẩm truyền thông, nhà ở, ôtô, điện tử, thời trang, mặt hàng xa xỉ, ẩm thực, giải trí, du lịch và các dịch vụ giáo dục” (Robinson & Goodman 1996). Thông qua đó, trình độ giáo dục cũng là tín hiệu để suy luận ra những ảnh hưởng cả về văn hóa, xã hội. Hơn nữa, trình độ giáo dục là một biến chúng tôi có cơ sở dữ liệu tốt từ các cuộc khảo sát về mức sống hộ gia đình VLSS của Tổng cục Thống kê. Đây là điểm rất thuận lợi trong việc mở rộng định nghĩa này.

Như vậy, định nghĩa cổ điển về tầng lớp trung lưu sẽ dựa trên cơ sở của “chi tiêu tiêu dùng trung bình” của phần định nghĩa hiện đại và thêm tiêu chí “trình độ giáo dục”.

Chúng tôi tiến hành phân tích định lượng, dựa trên bộ số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình (VLSS) năm 2004, bằng phương pháp thống kê đa biến, với sự trợ giúp của phần mềm STATA.

Cách thức phân tích là thống kê đa biến, lọc ra những quan sát đáp ứng đủ ba tiêu chí: mức sống (chi tiêu trung bình đạt ngưỡng trung lưu từ 3-10$/ngày), trình độ giáo dục (bằng cấp cao nhất đã đạt được) và độ tuổi 18 trở lên (đảm bảo có khả năng đạt được trình độ học vấn THPT trở lên).

Kết quả thu được rất đáng chú ý. Theo như tính toán năm 2004, tỷ lệ người trung lưu (hơn 18 tuổi) học hết lớp 12 và tốt nghiệp THPT trở lên chỉ đạt 35,7% (Tỷ lệ này ở

người nghèo là 11,06% và người giàu là 64.67%.). Năm 2006, kết quả tính toán cũng mang lại con số tương tự: chỉ khoảng 35.73% trung lưu học hết cấp 3 và tốt nghiệp THPT. Vậy nếu ta giả thiết rằng tốt nghiệp THPT là ngưỡng văn hóa tối thiểu để một người được xếp vào tầng lớp trung lưu thì chỉ có khoảng gần 36% số người trung lưu như định nghĩa trên cũng đồng thời đạt yêu cầu về văn hóa. Hay theo một cách hiểu khác, không phải ai có chi tiêu cao, mức sống khá giả đều có mức học vấn cao vì trung bình cứ 10 nguời chi tiêu ở mức trung lưu thì chỉ có chưa tới 4 người có bằng cấp 3. Do đó, nếu ta bổ sung thêm tiêu chí về trình độ giáo dục tối thiểu là tốt nghiệp cấp 3 trở lên để xác định tầng lớp trung lưu thì chỉ có thể phản ánh được một phần nhỏ qui mô và xu hướng tiêu dùng tích cực của họ.

Tuy nhiên căn cứ vào tiêu chí trình độ giáo dục ta có thể thấy sự khác biệt khá rõ ràng giữa các nhóm chi tiêu. Càng có mức chi tiêu cao thì trình độ giáo dục càng cao. Ví dụ nhóm nghèo chỉ có 11% nguời có học vấn cấp 3 trở lên, nguời trung lưu có 35.7% và người giàu là 64.7%.

Sự khác biệt về văn hóa giữa các mức sống càng thể hiện rõ khi ta thống kê bằng cấp cao nhất19 đạt đuợc của những nguời hơn 18 tuổi. Thống kê cho thấy, với mức bằng cấp cao nhất là bằng cấp 2 (THCS) thì nguời nghèo chiếm đa số: 63 % (2004) và 59% (2006). Với mức bằng cấp cao nhất là bằng cấp 3, bằng cao đẳng và bằng đại học thì nguời trung lưu chiếm đa số. Cụ thể với bằng cấp cao nhất là bằng đại học thì tầng lớp trung lưu chiếm áp đảo với tỷ lệ 64.8% năm 2004 (và 70% năm 2006). Chỉ có 27,1% nguời giàu và 8.1% nguời nghèo là có bằng cấp cao nhất là bằng đại học. Khi ta nâng mức học vấn lên cao hơn, bằng cấp cao nhất đạt đuợc phải là bằng thạc sỹ và tiến sỹ chẳng hạn thì tỷ trọng lớn nhất lại thuộc về nguời giàu. Kết quả năm 2004 cho thấy cứ 6 người làm tiến sỹ thì có tới 5 nguời có mức chi tiêu thuộc dạng giàu, 1 nguời trung lưu và KHÔNG có ai nghèo. Điều này gợi cho chúng ta một suy nghĩ trái chiều khá thú vị. Đó là ở Việt Nam, trước nay dư luận thường phản ánh rằng giới trí thức học vị càng cao thì đời sống càng khó khăn, vất vả tuy nhiên phân tích của chúng tôi lại chỉ ra kết quả hoàn toàn ngược lại. Nguời càng giàu thì học vị càng.cao và người có học vị cao cũng đồng nghĩa với việc có mức sống khá giả, giàu có.

Tóm lại, qua các phân tích trên, nhóm tìm ra rằng chỉ có 35% số người trung lưu theo định nghĩa hiện đại là đồng thời đạt yêu cầu về trình độ giáo dục ở mức trung bình: tốt nghiệp cấp 3. Do đó chúng tôi đánh giá tín hiệu về trình độ giáo dục là một tín hiệu chưa đủ mạnh để có thể đặc trưng cho tầng lớp trung lưu Việt Nam. Điều này cũng hoàn toàn có

thể lý giải được vì trong khoảng 50 năm qua, các cuộc chiến tranh, khủng hoảng kinh tế… liên tiếp đã để lại những tàn phá và ảnh hưởng sâu sắc tới nền giáo dục nước nhà.

Thêm vào đó, chúng tôi cũng rút ra một kết luận: ở Việt Nam, trình độ giáo dục có sự khác biệt rất rõ nét giữa các mức sống. Học vị và mức sống có mối quan hệ tương quan, tỷ lệ thuận với nhau. Càng ở những mức học vị cao thì tỷ trọng nguời có mức sống cao càng nhiều và ngược lại. Điều này khuyến nghị rằng, để nâng cao được trình độ giáo dục, trình độ văn hóa chung của xã hội, Nhà nước và Chính phủ cần phải cải thiện mức sống. Đồng thời để có thể cải thiện được mức sống thì việc đầu tư nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục là rất cần thiết.

Qua hai cách định nghĩa nêu trên nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn cách định nghĩa hiện đại về tầng lớp trung lưu để làm cơ sở cho những phân tích về vai trò của tầng lớp trung lưu với tăng trưởng kinh tế dưới góc độ đóng góp trực tiếp vào hàm tổng cầu của nền kinh tế thông qua thành phần tiêu dùng C 20. Sau đó, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu theo các nhóm hàng và một số mặt hàng đặc thù trong điều kiện của Việt Nam.

19

Bằng cấp xét theo hệ giáo dục đào tạo chính qui.

20

CHƯƠNG 3: ƯỚC LƯỢNG QUY MÔ DÂN SỐ CỦA TẦNG LỚP TRUNG LƯU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2009 VÀ DỰ BÁO GIAI ĐOẠN 2010 – 2015

“Vấn đề tăng trưởng hoàn toàn không có gì mới mẻ, chẳng qua là chiếc áo mới được khoác cho một vấn đề muôn thuở, luôn được kinh tế học quan tâm nghiên cứu: đó là sự lựa chọn giữa hiện tại và tương lai”

- James Tobin (1918-2002), Nobel kinh tế 1981 -

Chương này sẽ ước lượng sự tăng trưởng quy mô dân số của tầng lớp trung lưu Việt Nam giai đoạn 1986 – 2015; nhằm khảo sát vai trò của tầng lớp trung lưu đối với tăng trưởng kinh tế thông qua khối lượng chi tiêu tiêu dùng hàng năm của họ.

Một phần của tài liệu HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA TẦNG LỚP TRUNG LƯU VIỆT NAM (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)