Tính tất yếu khách quan của nhu cầu nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên pdf (Trang 81 - 83)

3. Quản lý và sử dụng đất đai ở cơ sở

3.1.1. Tính tất yếu khách quan của nhu cầu nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

HƯNG YÊN

3.1. QUAN ĐIỂM BẢO ĐẢM VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ

3.1.1. Tính tất yếu khách quan của nhu cầu nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã đồng nhân dân cấp xã

Như đã trình bày, tính quyền lực và đại diện của HĐND cấp xã phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND. Nâng cao chất lượng của đại biểu HĐND để góp phần thực hiện hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã xuất phát từ những yêu cầu có tính khách quan sau:

Một là, yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta hiện nay.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân ở nước ta là nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân Việt Nam. Trong xu thế đổi mới, hội nhập hiện nay, Đảng ta khẳng định: "Xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân…" [19, tr.26].

Điều đó chỉ có được trên cơ sở phát huy quyền dân chủ thực sự của dân và được đảm bảo chủ yếu qua hoạt động thực quyền của người đại biểu dân cử các cấp, trong đó đội ngũ đại biểu HĐND cấp xã giữ vị trí quan trọng. Mặt khác, một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng thành công nhà nước pháp quyền là phải có bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh. Đội ngũ đại biểu HĐND là những tế bào cấu thành bộ máy nhà nước ở địa phương. Như vậy, việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ nhà nước nói chung và đội ngũ đại biểu HĐND nói riêng đang là một nhu cầu cấp bách hiện nay nhằm tiếp tục đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân ở nước ta.

Một trong những yêu cầu đối với người cán bộ, công chức nói chung và người đại biểu HĐND nói riêng được đặt ra hiện nay là

…có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức, kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm…[19, tr.293].

Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay đòi hỏi đội ngũ cán bộ cơ sở nói chung, đại biểu HĐND cấp xã nói riêng phải được trang bị kiến thức toàn diện về chính trị, pháp lý, quản lý nhà nước, các nghiệp vụ chuyên môn khoa học, kinh tế, xã hội…và cả kỹ năng, phương pháp quản lý. Mặt khác, cần phải được bồi dưỡng nâng cao các kiến thức về khoa học - kỹ thuật trong sử dụng, quản lý và ứng dụng các trang thiết bị theo yêu cầu hiện đại hoá các thao tác, nghiệp vụ trong nhiệm vụ cải cách nền hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay.

Ba là, yêu cầu nâng cao vai trò quản lý của chính quyền địa phương:

Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước nói chung và của chính quyền địa phương nói riêng. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh: "Phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; tổ chức hợp lý HĐND…" [18, tr.133]. Văn kiện Đại hội X của Đảng lại tiếp tục khẳng định: "cần bảo đảm tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp" [19, tr.127].

Như vậy công cuộc đổi mới ở nước ta được tiến hành theo hướng tăng thêm thẩm quyền, trách nhiệm cho chính quyền địa phương, đảm bảo phân cấp giữa Trung ương và địa phương.

Theo tinh thần của nghị quyết, việc nâng cao tính chủ động, vai trò quản lý nhà nước, xây dựng chính quyền địa phương thực sự trong sạch, vững mạnh là một yêu cầu cần thiết. Bởi lẽ đây là những cơ quan trực tiếp tiếp xúc hàng ngày, hàng giờ với nhân dân, trực tiếp liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích chính đáng

của nhân dân. Đội ngũ đại biểu HĐND là những người hơn ai hết luôn phải sâu sát với nhân dân. Vì vậy, họ phải không ngừng được đào tạo và tự học tập vươn lên để ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ được giao.

Bốn là, yêu cầu khắc phục sự không tương thích giữa vị trí, vai trò, chức năng

của đại biểu HĐND với thực trạng chất lượng hoạt động của HĐND và đại biểu HĐND cấp xã.

HĐND được pháp luật hiện hành quy định là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, thực hiện hai chức năng cơ bản: chức năng quyết định và chức năng giám sát. Đại biểu HĐND là người được nhân dân địa phương bầu ra, là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành, chính sách pháp luật của nhà nước, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước và tham gia vào việc quản lý nhà nước. Với chức năng, nhiệm vụ quan trọng như vậy, song trong thực tế những năm qua, hoạt động của HĐND nói chung và hoạt động của các đại biểu HĐND cấp xã, thị trấn nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết vai trò, vị trí, quyền hạn của mình trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của người đại biểu. Tình hình này thể hiện rất rõ qua thực trạng hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn tại huyện Kim Động cũng như thực trạng chất lượng của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở đây. Để khắc phục sự không tương thích giữa vị trí, vai trò và chức năng của đại biểu HĐND với thực trạng chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND cấp xã thì việc nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND cả trên phương diện pháp luật thực định và cả trong tổ chức thực tiễn là hết sức cần thiết hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên pdf (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)