đồng thời phát huy vai trò của đại biểu đại diện cho nữ giới tham gia vào cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của HĐND cấp
xã; Về đại biểu tái cử: Nhiệm kỳ 1999-2004 chiếm 43%, nhiệm kỳ 2004-2011 là 41,5%.
Như vậy cả hai nhiệm kỳ đại biểu mới tham gia lần đầu đều đạt gần 60% và cả hai nhiệm kỳ đều đảm bảo tính kế thừa;Về đại biểu là người ngoài Đảng: Nhiệm kỳ 1999-2004 chiếm tỉ lệ 31,6%, nhiệm kỳ 2004-2011chiếm tỉ lệ 26,3%. Như vậy cả hai nhiệm kỳ các xã, thị trấn đều có số đại biểu HĐND là người ngoài Đảng cao và đủ các thành phần trong xã hội; Về
thành phần tôn giáo: Cả hai nhiệm kỳ đã đảm bảo mỗi xã có một thành phần tôn giáo.
Thực trạng về cơ cấu trong hai nhiệm kỳ hoạt động gần đây nhất của HĐND xã, thị trấn ở huyện Kim Động cho thấy, HĐND cấp xã ở huyện Kim Động đã đảm bảo về số lượng, đúng thành phần, đã phát huy tính dân chủ, đúng luật, đảm bảo sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng trong việc hiệp thương lựa chọn đại biểu ra ứng cử.
2.2.1.2. Chất lượng trình độ của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động Động
Nhiệm kỳ 1999 - 2004 các xã, thị trấn của huyện Kim Động có 20 xã, thị trấn đã bầu được 418 đại biểu HĐND xã, thị trấn. Thống kê thuần tuý về số liệu cho thấy đội ngũ này có trình độ như sau:
Trình độ văn hoá.
THCS là 217 người, chiếm 64,4%, PTTH là 201 người, chiếm 48%.
Trình độ chuyên môn.
Sơ cấp 195 người, chiếm 46,6%, Trung cấp 25 người, chiếm 5,98%, Đại học 1 người, chiếm 0,2%.
Trình độ lý luận chính trị.
Sơ cấp 286 người chiếm 68,4%, Trung cấp 39 người chiếm 9,3%.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2004 các xã, thị trấn của huyện Kim Động còn 383 đại biểu (do xã Bảo Khê chuyển về thị xã Hưng Yên với số đại biểu chuyển về là 21, có 10 đại biểu bị bãi miễn, 4 đại biểu chết)
Tại nhiệm kỳ 2004-2011, huyện Kim Động còn lại 19 xã, thị trấn. Ngày 25 /4/2004 cử tri của huyện Kim Động đã bầu được 475 đại biểu. Cũng theo sự thống kê thuần tuý về mặt số liệu, các đại biểu có trình độ cụ thể như sau:
Trình độ văn hoá.
THCS là 133 người, chiếm 28%, PTTH là 342 người, chiếm 72%.
Trình độ chuyên môn.
Sơ cấp 42 người, chiếm 8,84%, Trung cấp 91 người, chiếm 19,1%, Đại học 7 người, chiếm 1,5%.
Trình độ quản lý nhà nước.
Trung cấp 27 người, chiếm 5,7%, Cử nhân 5 người, chiếm 1,5%.
Trình độ lý luận chính trị.
Sơ cấp 276 người chiếm 58,52%, Trung cấp 97 người chiếm 20,4%
Như vậy, nếu so sánh kết quả bầu cử của hai nhiệm kỳ 1999 - 2004 và 2004 - 2011 thì có thể thấy một sự khác biệt khá rõ về trình độ: đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 1999 - 2004 có tỷ lệ 64,4% trình độ văn hoá Trung học cơ sở, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận thấp, không có đại biểu HĐND có trình độ về quản lý nhà nước trong khi đó trong nhiệm kỳ 2004-2011 số đại biểu HĐND có trình độ văn hoá Trung học cơ sở chỉ chiếm tỷ lệ 28%, đại biểu có trình độ chuyên môn đạt 36,64%, trình độ lý luận đạt 78,92%.
Đánh giá tổng quát dựa trên cơ sở thống kê thì so với nhiệm kỳ 1999-2004, trình độ của các đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2004 - 2011 đồng đều hơn, nhưng so với yêu cầu
vẫn chưa theo kịp (trên thực tế số đại biểu HĐND có trình độ văn hoá Trung học cơ sở tuy có giảm hơn so với trước nhưng vẫn ở tỷ lệ 28% và cả 2 nhiệm kỳ vẫn không có đại biểu HĐND có trình độ cao cấp về lý luận). Mặc dầu vậy, sự đổi mới theo hướng tích cực nói trên có thể được xem là một trong những cơ sở mang tính chất tạo tiền đề cho hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND cấp xã trong nhiệm kỳ 2004-2011 và những năm tiếp theo nhằm góp phần nâng cao vị thế của HĐND trong chính quyền địa phương.
Xem xét chất lượng trình độ của đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Kim Động dưới góc độ thực chất cũng có thể khẳng định trình độ của đại biểu HĐND cấp xã trong 5 năm đầu của nhiệm kỳ 2004-2011 so với nhiệm kỳ 1999-2004 đã được nâng lên rõ rệt thể hiện trên các lĩnh vực như sau:
Thứ nhất, về năng lực tư duy lý luận: đầu nhiệm kỳ 2004-2011 các đại biểu
HĐND là đảng viên về cơ bản đã được học qua lớp sơ cấp lý luận chính trị, một số đại biểu đã có trình độ trung cấp lý luận chính trị. Đến giữa nhiệm kỳ 2004-2011 một số đại biểu đã đi học lớp trung cấp lý luận chính trị nhất là các đại biểu là lãnh đạo chủ chốt đến nay đã cơ bản học xong lớp trung cấp lý luận. Do vậy, các đại biểu đều HĐND đã có khả năng nhận thức nhanh nhạy, nắm bắt được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và vận dụng triển khai phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương.
Thứ hai, về năng lực tổ chức thực tiễn: các đại biểu đã tích luỹ được các kinh
nghiệm từ các hoạt động thực tiễn phong phú nên một số đại biểu đã phát huy tốt khả năng tổ chức hoạt động thực tiễn. Cụ thể là, các đại biểu đã đề ra được các giải pháp phù hợp, thiết thực, góp phần tháo gỡ, giải quyết các vấn đề nảy sinh ở địa phương. Các đại biểu đã phối hợp với các cơ quan, ban ngành và nhân dân tổ chức triển khai có hiệu quả các phong trào quần chúng như phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn… Các hoạt động như xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, giao thông nông thôn, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo đã thu hút được sự đóng góp, tham gia của đông đảo nhân dân, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.
Cũng phải khẳng định rằng một số đại biểu đều trưởng thành từ chiến đấu, từ lao động sản xuất và từ các phong trào thực tiễn, lại chịu ảnh hưởng từ truyền thống văn hoá
nên có bản lĩnh vững vàng, kinh nghiệm phong phú, tinh thần làm việc hăng say, chịu khó, mạnh dạn, năng động…
Năng lực làm việc với con người, với tập thể và khả năng làm việc độc lập của các đại biểu có những ưu điểm như họ là những người luôn gần dân, sâu sát với nhân dân, nắm bắt được các tâm tư nguyện vọng của nhân dân, lại được hoạt động trên chính quê hương của mình nên tiếng nói của họ được nhân dân tin tưởng, bởi vậy hoạt động thực tiễn của các đại biểu thường gặp nhiều thuận lợi, dễ thuyết phục nhân dân.
Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XV chỉ rõ:
Nâng cao chất lượng trình độ hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp. Tập trung cải tiến nâng cao chất lượng các kỳ họp HĐND, tiếp xúc cử tri, chuẩn bị tốt nội dung chương trình kỳ họp, chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND. Tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của HĐND đối với cơ quan nhà nước… [14, tr.13].
Chính vì vậy 5 năm đầu nhiệm kỳ 2004-2011, các đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Kim Động đã tự hoàn thiện để nâng cao trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ người đại biểu, có khả năng vận động gia đình và nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật và tham gia quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương, thể hiện:
- Chất lượng trình độ của đại biểu HĐND trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương.
Tại kỳ họp HĐND, đại biểu HĐND một số xã đã thể hiện tính quyết đoán trong thảo luận bàn về mô hình phát triển kinh tế như việc chăn nuôi (bàn biện pháp chăn nuôi theo mô hình trang trại xa khu dân cư, đào ao thả cá); việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng (bàn về việc trồng những cây cho thu nhập cao như chuyển từ cấy lúa sang trồng cây hoa, cây cam Canh, bưởi Diễn, cây dưa chuột xuất khẩu…), ngoài ra các đại biểu HĐND cấp xã đã bàn việc kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư để các dịch vụ phát triển và tạo điều kiện cho nhân dân có việc làm, một số làng có nghề truyền thống được quan tâm như hỗ trợ đất để phát triển (rượu Trương xá, mây Giang đan)…Các vấn đề đại biểu bàn đều được thông qua nghị quyết và được triển khai thực hiện trên thực tế. Đến nay, một số xã ở huyện Kim Động có thu nhập 1ha canh tác năm 2005 từ 40 triệu đồng năm 2008 đã tăng lên 120 triệu đồng. Như vậy, đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Kim Động đã
cụ thể hoá kịp thời các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước để bàn và biểu quyết nghị quyết phù hợp với tình hình phát triển kinh tế địa phương, đồng thời quyết định các vấn đề quan trọng có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân trong xã. Vì vậy tại kỳ họp, sự tham gia của đại biểu HĐND không chỉ còn là sự hiện diện đơn thuần cho có đủ thành phần mà các đại biểu đã tạo không khí làm việc hiệu quả trên tinh thần cởi mở, dân chủ và đã phát huy trí tuệ của đại biểu HĐND.
Vai trò của đại biểu HĐND trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương còn được thể hiện trong việc quyết định dự toán và phân bổ ngân sách, phê chuẩn quyết toán ngân sách. Trong nhiệm kỳ 1999-2004, sau khi nghe UBND báo cáo về quyết toán tài chính hàng năm và HĐND thông qua nghị quyết về phân bổ ngân sách, các đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Kim Động đã nhất trí đạt 100%. Qua 5 năm hoạt động của nhiệm kỳ 2004-2011 cho thấy một số xã các đại biểu đã có quan điểm trong việc quyết toán ngân sách hàng năm như, nếu nội dung chi không rõ ràng thì đại biểu có ý kiến yêu cầu UBND giải trình nếu chưa có sự thuyết phục thì đại biểu HĐND không biểu quyết thông qua. Trong việc phân bổ ngân sách đại biểu HĐND yêu cầu phân bổ đúng và ưu tiên cho việc xây dựng điện, đường, trường, trạm.Trong 5 năm hoạt động của nhiệm kỳ 2004-2011 các xã ở huyện Kim Động đã 100% các xã có đường bê tông, và 78% đường bê tông ra đồng, cơ sở vật chất các trường học được quan tâm, trạm y tế xã đã xây dựng kiên cố.
- Chất lượng trình độ của đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Kim Động trong hoạt động xem xét báo cáo tại kỳ họp của HĐND.
Tại kỳ họp HĐND cấp xã, từng đại biểu HĐND đã tiến hành nghiên cứu, xem xét các báo cáo, chương trình, nội dung kỳ họp về xây dựng, phát triển mọi mặt của đời sống của nhân dân trong xã. Đại biểu HĐND đã chủ động thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế, thực hiện hoạt động tiếp xúc cử tri, nắm bắt các yêu cầu kiến nghị bức xúc của nhân dân và tổng hợp, tư duy, vận dụng một cách linh hoạt trong sự kết hợp chặt chẽ giữa quan điểm của Đảng, quy định pháp luật của nhà nước vào yêu cầu thực tiễn của địa phương một cách phù hợp, có hiệu quả. Do đó, các báo cáo tại kỳ họp HĐND cấp xã từng bước được trình bầy đầy đủ, toàn diện và khoa học. Đây chính là một trong những
yếu tố cốt lõi đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của người đại biểu HĐND cấp xã.
- Chất lượng trình độ của đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Kim Động trong việc thực hiện chức năng giám sát.
Giám sát là một trong những hoạt động cơ bản của HĐND. Các đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Kim Động giám sát thông qua hai hình thức: Giám sát tại kỳ họp HĐND và tổ chức đoàn giám sát. Tại kỳ họp các đại biểu đã giám sát các cơ quan chuyên môn của UBND xã trong việc đã giải quyết những ý kiến mà cử tri nêu tại các cuộc tiếp xúc, những việc mà các cơ quan đã hứa và giải quyết đến đâu. Đồng thời, Thường trực HĐND xã đã cùng một số đại biểu HĐND thành lập đoàn giám sát xuống thôn giám sát những ý kiến mà các đại biểu HĐND và đại biểu tham dự kỳ họp phản ánh. Trên thực tế, trong nhiệm kỳ 1999 – 2004 bình quân mỗi xã tổ chức 2 cuộc giám sát/ năm. Trong 5 năm hoạt động của nhiệm kỳ 2004- 2011 (tính từ tháng 4 năm 2004 đến nay) tại 19 xã, thị trấn đã tiến hành 385 cuộc giám sát với 450 ý kiến. Các buổi sau giám sát đoàn giám sát đã yêu cầu UBND xã giải quyết dứt điểm một số hộ xây dựng trái phép trên đất 03 đồng thời giám sát chất lượng thi công công trình như đường giao thông, và một số công trình do nhà nước đầu tư vốn..Thông qua giám sát, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND xã và và đơn vị thi công đã có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, các đại biểu đã giám sát các cơ quan chuyên môn thuộc UBND xã trong việc thực hiện nghị quyết của HĐND về các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng… ở địa phương.
- Chất lượng trình độ của đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Kim Động về hoạt động chất vấn.
Chất vấn là một hoạt động thường kỳ gắn liền với giám sát, giữa chất vấn và giám sát luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thực tế, ở HĐND cấp xã huyện Kim Động, hoạt động chất vấn thể hiện rõ nhất qua vai trò báo cáo và trả lời chất vấn của đại biểu là Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tại kỳ họp HĐND. Nội dung chất vấn bước đầu đã tập trung vào những vấn đề bức xúc, được nhân dân quan tâm, yêu cầu làm rõ như: giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của nhân dân, vấn đề bồi thường quy hoạch, sử dụng đất của Nhà nước…Cụ thể. "Trong nhiệm kỳ 1999- 2004, đại biểu HĐND cấp xã
thực hiện hoạt động chất vấn 105 lượt" [26, tr.3]. Trong 5 năm hoạt động của nhiệm kỳ 2004 -2011đã có 279 lượt đại biểu HĐND chất vấn [30, tr.6].
Điều đó cho thấy số lượt đại biểu HĐND tham gia chất vấn đã ngày càng nâng lên. Điển hình như: tại thị trấn Lương Bằng.
Năm 2007 đã có 19 lượt chất vấn, xã Toàn Thắng có 15 lượt và xã Ngọc thanh có 11 lượt đại biểu HĐND tiến hành chất vấn, 9 lượt cán bộ công chức cán bộ, công chức trả lời chất vấn với hơn 20 ý kiến xung quanh vấn đề vi phạm chế độ quản lý sử dụng đất đai tại các xã, thị trấn [30, tr.7].
Nhìn chung, việc chất vấn và trả lời chất vấn đã thể hiện được thái độ nghiêm túc, có trách nhiệm, nội dung đã đi vào chiều sâu các vấn đề cần làm rõ, các đại biểu HĐND đã mạnh dạn đi thẳng vào vấn đề, việc trả lời đề ra biện pháp nếu đại biểu chưa thoả đáng đã yêu cầu các cơ quan chuyên môn trả lời rõ ràng và thời điểm thực hiện.Cho đến nay đại biểu HĐND cấp xã đã thực hiện hiệu quả việc theo dõi kết quả thực hiện sau khi các cơ quan chuyên môn hứa thực hiện, vì vậy, tình trạng hứa đi đôi với làm đã được các cơ quan chuyên môn ở cấp xã đảm bảo.
- Chất lượng trình độ của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động trong quan hệ với các cơ quan và tổ chức hữu quan.
Đây là một hoạt động không chỉ mang tính pháp lý mà còn là yêu cầu thực tiễn thường xuyên nhằm đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất giữa HĐND và đại biểu HĐND cấp xã với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở. Chủ tịch, Phó chủ