Chất lượng đại biểu HĐND cấp xã là nhân tố quyết định chất lượng hoạt động của HĐND cấp xã. Vì vậy, căn cứ vào các yếu tố cấu thành chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân, làm rõ tiêu chuẩn của đại biểu HĐND cấp xã và từ đó xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng của đại biểu HĐND cấp xã là điều kiện để bảo đảm chất lượng hoạt động của HĐND cấp xã trong việc thực thi các chức năng, nhiệm vụ của HĐND trên địa bàn cơ sở.
Theo quy định tại điều 3, Luật Bầu cử đại biểu HĐND, đại biểu HĐND phải đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chuẩn sau:
Một là, trung thành với tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phấn đấu
thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và xây dựng, phát triển địa phương;
Hai là, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành pháp luật, tích
cực đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các hành vi vi phạm pháp luật khác, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;
Ba là, có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu HĐND, có
khả năng tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật, am hiểu tình hình kinh tế – xã hội để tham gia quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương;
Bốn là, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân,
được nhân dân tín nhiệm;
Năm là, có điều kiện tham gia các hoạt động của HĐND[61, tr.6].
Về cơ bản, các yếu tố cấu thành chất lượng đại biểu HĐND cấp xã thể hiện thông qua hiệu quả hoạt động của họ. Liên quan đến hiệu quả hoạt động của người đại biểu HĐND hiện nay có những quan niệm khác nhau, trong đó có quan niệm cho rằng hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND cấp xã đồng nghĩa với những chi phí ít nhất (bao gồm những chi phí về vật chất, thời gian và tinh thần…). Quan niệm như vậy phải chăng chỉ
mới đánh giá được về mặt định lượng, mà hoạt động của đại biểu HĐND ở đây có những mặt không thể định lượng được, mà phải vừa có tính định tính, vừa có tính định lượng.
Trong thực tiễn, hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND cấp xã là kết quả thực tế do việc thực hiện các quy định pháp lý về quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của người đại biểu đem lại. Kết quả đó càng cao thì hiệu quả càng lớn và ngược lại.
Trên cơ sở các tiêu chuẩn của người đại biểu HĐND theo quy định của pháp luật hiện hành, có thể nêu ra một số tiêu chí đánh giá chất lượng của đại biểu HĐND cấp xã, căn cứ vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người đại biểu thể hiện thông qua hiệu quả hoạt động của họ trên các phương diện sau:
Một là, mức độ chính xác và kết quả của việc phản ánh ý kiến của cử tri, những tâm
tư, nguyện vọng của nhân dân trong xã đến HĐND cấp xã và các cơ quan nhà nước khác. Để làm tốt công việc này đòi hỏi người đại biểu phải thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp xúc với cử tri, trả lời có tinh thần trách nhiệm trước những yêu cầu và kiến nghị của cử tri, của nhân dân địa phương. Người đại biểu phải luôn gần dân, sát dân, biết lắng nghe và tôn trọng các ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đồng thời phải truyền tải thật chính xác, khách quan, trung thực ý kiến của cử tri tới HĐND và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hai là, khả năng bảo vệ nhân dân của người đại biểu. Biểu hiện cụ thể của vấn đề
này là người đại biểu có tinh thần đấu tranh và có đấu tranh kiên quyết với những hành vi vi phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp, tự do, danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khoẻ, tài sản của công dân hay không; người đại biểu có sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để bảo vệ quyền lợi của nhân dân hay không; họ có giám đấu tranh chống lại các quyết định của các cơ quan nhà nước khi các quyết định đó không đạt tính khả thi trên thực tế, thậm chí làm phương hại đến đời sống của nhân dân hay không. Trước khi đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến việc phát triển kinh tế, xã hội…của địa phương, người đại biểu có thẳng thắn tranh luận để đi đến các phương án tối ưu nhất, người đại biểu có thể hiện được khả năng quyết đoán, giám làm, giám chịu trước nhân dân hay không…
Thứ ba, khả năng tiến hành tốt các hoạt động chuẩn bị trước khi tham gia kỳ họp
của các đại biểu phải thật sự công phu, chu đáo, có tinh thần trách nhiệm cao. Trước khi tham dự kỳ họp, người đại biểu phải tiến hành tiếp xúc cử tri, chuẩn bị tài liệu, nghiên
cứu các tài liệu được cung cấp liên quan đến chương trình nghị sự của kỳ họp, tiến hành thảo luận tổ, tham gia các cuộc họp chuyên đề…để có được các thông tin và sự hiểu biết thấu đáo các vấn đề liên quan đến kỳ họp. Trước khi tham gia thảo luận xây dựng một nghị quyết, người đại biểu phải nắm bắt một cách chính xác, sâu sắc vấn đề cần được quyết định.
Bốn là, khả năng giải quyết nhanh nhạy các vấn đề của cử tri đặt ra và có uy tín với
cử tri. Muốn vậy, người đại biểu phải có trình độ hiểu biết về mọi mặt nhất là hiểu biết về pháp luật và phải có tinh thần phấn đấu cao. Đồng thời người đại biểu phải thường xuyên duy trì mối quan hệ với cử tri và nhân dân địa phương, luôn bám sát thực tiễn, nắm vững tâm tư, nguyện vọng, yêu cầu và luôn chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân