Chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Kim Động qua việc duy trì mối quan hệ công tác nhằm thực hiện tốt chức năng đạ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên pdf (Trang 67 - 71)

3. Quản lý và sử dụng đất đai ở cơ sở

2.2.2.2. Chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Kim Động qua việc duy trì mối quan hệ công tác nhằm thực hiện tốt chức năng đạ

Kim Động qua việc duy trì mối quan hệ công tác nhằm thực hiện tốt chức năng đại biểu

Tại huyện Kim Động, do xác định được vị trí quan trọng trong mối quan hệ công tác nên tại kỳ họp thứ nhất của HĐND xã, sau khi kiện toàn công tác tổ chức, Thường trực HĐND của 19 xã, thị trấn ở huyện Kim Động đã họp với Lãnh đạo UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc để thống nhất xây dựng quy chế phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã. Trong quy chế đã thể hiện rõ trách nhiệm của Thường trực HĐND, Lãnh đạo UBND, Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, thị

trấn trong việc đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của Đại biểu HĐND. Hàng năm các xã, thị trấn đã tổng kết đánh giá những kết quả làm được, những tồn tại hạn chế và bổ sung những điểm mới cho phù hợp với văn bản và sát tình hình thực tế ở địa phương.

Trong nhiệm kỳ 1999-2004 tổng số đại biểu HĐND các xã, thị trấn ở huyện vắng mặt không tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri là 168 lượt, vắng mặt không tham dự kỳ họp 67 lượt nhưng hầu hết các đại biểu vắng mặt đều có lý do, cá biệt có đại biểu vắng mặt liên tục 4 cuộc tiếp xúc và không tham dự kỳ họp HĐND liên tục 3 kỳ họp HĐND không lý do, vì vậy, Thường trực Uỷ ban Mặt trận đã phối hợp với Thường trực HĐND xã đề nghị miễn nhiệm là 4 đại biểu (xã Vĩnh xá 2 đại biểu, xã Toàn Thắng 1 đại biểu, xã Nhân La 1 đại biểu). Trong 5 năm hoạt động của nhiệm kỳ 2004-2011, số đại biểu HĐND vắng mặt các buổi tiếp xúc cử tri là 52 lượt, không tham dự kỳ họp HĐND là 27 lượt, có 1 đại biểu HĐND ở xã Đức Hợp miễn nhiệm do đi làm ăn xa sau 3 kỳ liên tục không tham dự tiếp xúc cử tri và tham dự kỳ họp không có lý do.

Theo quy chế, việc duy trì mối quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức trên địa bàn xã để giúp đại biểu HĐND thực hiện tốt chức năng đại biểu được thể hiện thông qua một số mặt công tác sau:

- Công tác phối hợp tiếp xúc với cử tri.

Thường trực HĐND phối hợp với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xây dựng kế hoạch, tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri, phối hợp với Thường trực HĐND tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri [79, tr.100].

Trước và sau mỗi kỳ họp, Thường trực HĐND xã, thị trấn phối hợp với UBND, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc xã để tổ chức cho đại biểu tiếp xúc với cử tri. Tổng số 19 xã, thị trấn có 114 tổ đại biểu HĐND trong đó xã nhiều nhất là 7 tổ (Thị trấn Lương Bằng, xã Toàn Thắng), xã ít nhất có 4 tổ (xã Phú Cường), còn lại các xã có 6 tổ đại biểu. Tại các buổi tiếp xúc với cử tri, Thường trực HĐND, Lãnh đạo UBND, cùng Thường trực Uỷ ban Mặt trận tổ

quốc xã, thị trấn cùng các tổ đại biểu HĐND phối hợp tiếp xúc cử tri. Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc chủ trì hội nghị, tổ trưởng tổ đại biểu HĐND có trách nhiệm báo cáo về tình hình phát triển kinh tế địa phương và các ý kiến kiến nghị của cử tri, lãnh đạo UBND trả lời những vấn đề cử tri quan tâm, Thường trực HĐND tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và yêu cầu UBND giải quyết đồng thời báo cáo kết quả giải quyết với Thường trực HĐND để thông báo cho cử tri biết.Trong nhiệm kỳ 1999-2004, qua tổng hợp tại các buổi tiếp xúc cử tri, đã có tổng số 1025 ý kiến cử tri về 239 vấn đề, các cơ quan giải quyết được 87 vấn đề đạt 36,40 %, chuyển lên HĐND tỉnh, HĐND huyện giải quyết được 45 vấn đề, [26, tr.4].

Trong 5 năm hoạt động nhiệm kỳ 2004-2011, qua tổng hợp đã có 1725 ý kiến cử tri phát biểu với tổng số là 598 vấn đề, các cơ quan giải quyết 268 vấn đề đạt 44,81%, chuyển lên HĐND huyện, HĐND tỉnh giải quyết 82 vấn đề đạt 13,7%[30, tr.6].

Nhìn chung các xã, thị trấn đã trả lời và giải quyết đúng thẩm quyền theo luật định, một số xã đã phát phiếu gửi cho cử tri tham dự buổi tiếp xúc.

- Mối quan hệ giữa UBND với HĐND và đại biểu HĐND xã.

HĐND là cơ quan giám sát mọi hoạt động của UBND xã, chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra và giám sát việc tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND, các chính sách và pháp luật của nhà nước ở địa phương đối với UBND xã.

Thường trực HĐND phối hợp với UBND xã xem xét và quyết định hoặc đưa ra trình HĐND tại các kỳ họp, để đại biểu HĐND bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND, theo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã.

Thường trực HĐND, các đại biểu HĐND có quyền yêu cầu UBND, cơ quan chuyên môn của UBND xã trả lời các vấn đề có liên quan.

Thường trực HĐND và UBND xã có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các tài liệu có liên quan, đến hoạt động của HĐND và UBND, cho đại biểu HĐND khi có yêu cầu, hoặc ban thanh tra nhân dân khi có ý kiến đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã.

Trước kỳ họp của HĐND, Chủ tịch UBND có trách nhiệm, phối hợp với Chủ tịch HĐND trong việc tổng hợp các ý kiến kiến nghị của cử tri do các tổ HĐND và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã cung cấp

Chuẩn bị các báo cáo, đề án, phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương, dự kiến sẽ trình ở kỳ họp [71, tr.3].

Nhìn chung các xã, thị trấn ở huyện Kim Động đã thực hiện tốt công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND với UBND và đại biểu HĐND cấp xã nên kỳ họp thường đạt kết quả tốt. Tuy nhiên trong quá trình chuẩn bị cho kỳ họp một số xã trong việc chuẩn bị báo cáo còn chậm, nhất là kỳ họp cuối năm. Nguyên nhân chậm là do HĐND xã phải chờ kỳ họp của HĐND huyện, HĐND tỉnh giao kế hoạch phân bổ về HĐND các xã, thị trấn thì mới có thể xây dựng báo cáo về việc phân bổ ngân sách năm sau. Ngoài ra báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội, báo cáo tài chính của UBND xã, thị trấn phải được thông qua Ban chấp hành Đảng bộ xã, thị trấn. Chính vì vậy báo cáo gửi cho các đại biểu HĐND thường chậm hơn so với quy định của luật.

- Mối quan hệ giữa HĐND và đại biểu HĐND xã với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã.

Mối quan hệ giữa HĐND và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã là mối quan hệ công tác phối hợp hoạt động chung, trên cơ sở bình đẳng, dân chủ, cởi mở và xây dựng.

Mỗi năm 2 lần vào đầu năm và cuối năm trước khi tổ chức kỳ họp, HĐND phải thông báo bằng văn bản về mọi hoạt động của HĐND với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc trước 5 ngày.

Phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội, tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ các đại biểu HĐND hoàn thành nhiệm vụ. Các ban công tác Mặt trận thôn và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tạo mọi điều kiện để đại biểu HĐND được tiếp xúc với cử tri.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cung cấp cho HĐND những ý kiến tham gia đóng góp của cử tri vào công tác xây dựng chính quyền, dự thảo đề án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã giám sát hoạt động của đại biểu HĐND xã.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã đề nghị HĐND khen thưởng cho đại biểu HĐND, tổ HĐND có thành tích xuất sắc và đề nghị HĐND bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND có vi phạm tư cách đại biểu hoặc không hoàn thành nhiệm vụ của người đại biểu HĐND… [70, tr.3]

Trong nhiệm kỳ 1999- 2004, và 5 năm hoạt động của nhiệm kỳ 2004-2011, Thường trực HĐND và Thường trực Uỷ ban Mặt trận xã, thị trấn của huyện đã phối hợp tốt công tác tiếp xúc giữa đại biểu HĐND với cử tri. Trước các kỳ họp Thường trực HĐND xã, thị trấn của huyện đã thông báo bằng văn bản về hoạt động của HĐND Trong các kỳ họp HĐND, Uỷ ban Mặt trận đã có báo cáo về công tác xây dựng chính quyền... Ngày 25/01/2005 Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra thông tri số 06 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ chủ chốt do HĐND bầu ra và trưởng thôn. Theo tinh thần đó, Uỷ ban Mặt trận xã, thị trấn của huyện đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND xã, thị trấn bầu ra. Nhìn chung các xã, thị trấn đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một cách công khai dân chủ. Sau 4 năm thực hiện Uỷ ban Mặt trận xã, thị trấn của huyện đã tổ chức "…lấy phiếu tín nhiệm được 76 lượt tại các xã, thị trấn sau khi lấy phiếu tín nhiệm đều đạt trên 70%, xã thấp nhất là Ngọc Thanh, Phó chủ tịch UBND xã chỉ đạt 49%...." [74, tr.7]

Tuy nhiên công tác phối hợp giữa HĐND, đại biểu HĐND và Mặt trận Tổ quốc xã chưa được thường xuyên. Tại một số xã, trong các buổi giám sát của Thường trực HĐND vẫn có tình trạng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã không tham dự. Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh do HĐND bầu cũng còn nặng về hình thức ở một số xã. Việc khen thưởng cho các đại biểu HĐND xã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong gần 2 nhiệm kỳ qua theo quy chế chưa thực hiện được do kinh phí hoạt động còn hạn chế. Mặt khác, hiện nay chưa có văn bản chính thức nào do nhà nước ban hành quy định khen thưởng cho đại biểu HĐND nên trong thực tế chưa thực hiện được, mặc dầu điều đó rất cần thiết phải thực hiện.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên pdf (Trang 67 - 71)