Nhận thức của giáo viên về việc xây dựng KHGDCN cho trẻ CPTTT tại 3 trường tiểu học Duy Tân, Hải Vân, Hồng Quang

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng Kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ Chậm phát triển trí tuệ của giáo viên dạy hòa nhập tại các trường tiểu học trên ñịa bàn quận Liên Chiểu (Trang 44 - 52)

CPTTT tại 3 trường tiểu học Duy Tân, Hải Vân, Hồng Quang

2.3.1. Nhận thức của giáo viên về việc xây dựng KHGDCN cho trẻ CPTTT tại 3 trường tiểu học Duy Tân, Hải Vân, Hồng Quang trường tiểu học Duy Tân, Hải Vân, Hồng Quang

2.3.1.1. Hiểu biết của giáo viên về thuật ngữ “KHGDCN”

Để khởi ñầu cho bất cứ quá trình giáo dục nào người ta cũng cần phải xây dựng KHGDCN. KHGDCN cho thấy sự cụ thể hóa trong các mục tiêu giáo dục của nhà trường ñối với học sinh CPTTT, ñáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu và khả năng duy nhất của trẻ. KHGDCN bảo ñảm cho những tác ñộng sư phạm của giáo viên một cách hợp lí và có khoa học trên cơ sở ñó mà ñem lại sự phát triển tốt nhất cho trẻ. Tuy nhiên, qua ñiều tra cho thấy có tới 70% giáo viên có nhận thức chưa ñầy ñủ về thuật ngữ “KHGDCN”. Họ cho rằng KHGDCN là kế hoạch ñược xây dựng nhằm theo dõi sự tiến bộ của trẻ. Chính nhận thức này khiến các giáo viên xây dựng KHGDCN cho trẻ CPTTT không tuân theo qui trình chuẩn: không tiến hành tìm hiểu nhu cầu, khả năng của trẻ, không tiến hành kiểm tra các trắc nghiệm phù hợp ñể ñánh giá mức ñộ chức năng hiện tại dẫn ñến ñặt ra mục tiêu cao hơn khả năng vốn có của trẻ.

Có 30% giáo viên cho rằng “KHGDCN” là một phương tiện trợ giúp cho việc lên kế hoạch giảng dạy của giáo viên. Đó là cơ sở của phương pháp sư phạm mà giáo viên sử dụng. Phương pháp này ñược ñặc trưng bởi một quá trình liên tục bao gồm các giai ñoạn: ñánh giá mức ñộ chức năng hiện tại, ñặt mục tiêu, lên kế hoạch cho chương trình, thực hiện kế hoạch, ñánh giá. Chúng tôi ñồng ý với những ý kiến trên. Hiểu rõ thuật ngữ “KHGDCN” sẽ là một thuận lợi cho giáo viên trong việc tiến hành xây dựng KHGDCN một cách phù hợp. Tuy nhiên, qua ñiều tra hồ sơ giáo dục trẻ CPTTT chúng tôi nhận thấy KHGDCN do giáo viên xây dựng không phản ánh ñầy ñủ nhận thức của họ về thuật ngữ này. Các bản kế hoạch này còn bỏ qua nhiều bước quan trọng, một số bước không thực hiện ñúng yêu cầu.

100% giáo viên ñều cho rằng mục ñích của việc xây dựng KHGDCN là giúp trẻ CPTTT tiếp thu ñược chương trình tiểu học bình thường; giúp trẻ có cơ hội sống ñộc lập, ñạt ñược vị trí nhất ñịnh trong xã hội và ñảm bảo mọi lực lượng cùng tham gia vào quá trình giáo dục trẻ. Trên cơ sở ñó trẻ CPTTT có thể hòa nhập vào cuộc sống xã hội. Chúng tôi cho rằng nếu giáo viên thực sự hiểu ñược như trên thì ñây sẽ là một thuận lợi giúp họ có thể tìm ra phương hướng, biện pháp phù hợp ñể tiến hành xây dựng KHGDCN ñem lại hiệu quả tối ưu cho học sinh của lớp mình.

2.3.1.3. Hiểu biết của giáo viên về các kĩ năng xây dựng KHGDCN

Qua trò chuyện bằng angket về các kĩ năng xây dựng KHGDCN của giáo viên chúng tôi thu ñược kết quả như sau:

Về kĩ năng tìm hiểu nhu cầu, khả năng của trẻ: 100% giáo viên ñều cho rằng ñể xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân họ cần có kĩ năng này. Như vậy, các giáo viên ñều nhận thức ñược tầm quan trọng của việc cần phải có kĩ năng tìm hiểu nhu cầu, khả năng của trẻ. Có ñược kĩ năng này, giáo viên sẽ thuận lợi hơn rất nhiều trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ. Như vậy, bản KHGDCN sẽ ñược xây dựng dựa trên khả năng, nhu cầu thực sự của trẻ.

Về kĩ năng xác ñịnh kiến thức và kĩ năng xã hội cần hình thành cho trẻ: 50% giáo viên nhận thấy rằng, họ cần có kĩ năng xác ñịnh kiến thức và kĩ năng xã hội cần hình thành cho trẻ. Với việc có 2 kĩ năng này, người giáo viên sẽ xác ñịnh ñúng những gì trẻ cần, những gì cần phải phục hồi trên cơ sở ñó mà giúp trẻ ñạt ñược mức ñộ kiến thức và kĩ năng cơ bản.

Về kĩ năng nhìn trước bước phát triển tiếp theo của trẻ: Để xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ CPTTT trong một thời gian dài, giáo viên cần có kĩ năng nhìn trước quá trình phát triển của trẻ từ ñó ñưa ra những mục tiêu giáo dục phù hợp. Tuy nhiên chỉ có 10% giáo viên cho rằng họ cần có kĩ năng này trong quá trình xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân.

Về kĩ năng chia nhỏ nhiệm vụ học tập và phân bổ thời gian cho từng hoạt ñộng: Có 40% giáo viên cho rằng ñể xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân họ cần có kĩ năng chia nhỏ nhiệm vụ học tập và phân bổ thời gian cho từng hoạt ñộng. Trẻ

CPTTT có nhận thức khác nhau, khó khăn cũng khác nhau, do ñó mức ñộ tiếp thu kiến thức của các em cũng khác nhau. Nếu KHGDCN ñược xây dựng với các mục tiêu càng cụ thể, tỉ mỉ với thời gian hợp lí cho từng nội dung học tập thì sẽ giúp giáo viên dễ dàng tiến hành các hoạt ñộng giáo dục trên cơ sở ñó mà giúp trẻ phát triển.

Về kĩ năng sử dụng các biện pháp giáo dục ñặc thù: 100% giáo viên cho rằng cần có kĩ năng sử dụng các biện pháp giáo dục ñặc thù cho học sinh CPTTT. Đây là một ñiều ñáng mừng vì nếu giáo viên sử dụng nhiều biện pháp trong quá trình giáo dục trẻ CPTTT, giáo viên sẽ lôi kéo trẻ vào các hoạt ñộng học tập, giúp trẻ tiếp thu ñược chương trình tiểu học phù hợp, những kĩ năng cơ bản phù hợp với khả năng.

Về kĩ năng huy ñộng sự tham gia của các lực lượng giáo dục: Trên thực tế, KHGDCN chỉ phát huy ñược vai trò to lớn khi nó bao gồm một lực lượng ñông ñảo những người tham gia giúp ñỡ, giáo dục trẻ. Nhưng chỉ có 40% giáo viên cho rằng họ cần có kĩ năng huy ñộng sự tham gia của các lực lượng giáo dục. Với nhận thức này, hầu hết các giáo viên ñều coi mình là người có nhiệm vụ chính trong KHGDCN, không huy ñộng sự tham gia của các lực lượng khác chính vì vậy KHGD CN mà giáo viên xây dựng không ñem lại hiệu quả cho trẻ.

2.3.1.4. Hiểu biết của giáo viên về qui trình xây dựng KHGDCN

Hiểu biết của giáo viên về các bước xây dựng KHGDCN

KHGDCN chỉ ñược thực hiện thành công khi nó tuân thủ theo ñúng qui trình xây dựng của nó. Đó là: tìm hiểu nhu cầu, khả năng; xác ñịnh mục tiêu giáo dục; lập KHGDCN; thực hiện KHGDCN; ñánh giá.

Qua ñiều tra có 30% giáo viên cho rằng ñể xây dựng KHGDCN họ chỉ cần tiến hành xác ñịnh mục tiêu giáo dục dài hạn, ngắn hạn mà không cần phải tuân theo qui trình chung của bản KHGDCN. Thực tế cho thấy rằng mục tiêu giáo dục chỉ ñược xây dựng khi giáo viên ñã có một cái nhìn tổng quát về khả năng, nhu cầu của trẻ. Nhưng ở ñây, giáo viên ñã bỏ qua giai ñoạn ñầu của việc xây dựng KHGDCN dẫn ñến mục tiêu giáo dục dài hạn, ngắn hạn mà họ xác ñịnh chưa thực sự phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ (thường cao hơn khả năng của trẻ).

Có 70% giáo viên cho rằng ñể xây dựng KHGDCN cần phải trải qua những bước như: tìm hiểu nhu cầu, khả năng của trẻ; xác ñịnh mục tiêu giáo dục; lập KHGDCN; thực hiện KHGDCN; ñánh giá. Đây là một dấu hiệu ñáng mừng, vì họ ñã có những nhận thức ñúng về qui trình xây dựng KHGDCN. Hy vọng cùng với sự phát triển của công tác GDHN, sự hợp tác tốt của ban giám hiệu nhà trường và các lực lượng giáo dục thì trong tương lai không xa giáo viên sẽ xây dựng ñược những bản KHGDCN theo các bước của qui trình và hơn hết nó ñem lại cho trẻ khả năng hòa nhập.

Hiểu biết của giáo viên về việc xác ñịnh nhu cầu, khả năng của trẻ

Có nhiều hình thức xác ñịnh nhu cầu, khả năng của trẻ ñó là thông qua mẫu phiếu tìm hiểu nhu cầu, khả năng của trẻ; thông qua hồ sơ giáo dục trẻ CPTTT; qua các bài kiểm tra khả năng học của học sinh. Việc thực hiện ñầy ñủ các bước trên sẽ giúp giáo viên có kết quả chính xác về khả năng và nhu cầu cần ñáp ứng riêng cho mỗi trẻ.

Qua ñiều tra có 10% giáo viên cho rằng việc xây dựng KHGDCN là cần phải tiến hành các mẫu phiếu tìm hiểu nhu cầu, khả năng của trẻ ñược cung cấp bởi BGH nhà trường. 30% giáo viên cho rằng cần quan sát qua hồ sơ và 30% giáo viên cho rằng qua bài kiểm tra khả năng học của trẻ CPTTT. 30% giáo viên cho rằng việc tìm hiểu nhu cầu, khả năng của trẻ cần tuân thủ 3 yêu cầu ñó là: qua các mẫu phiếu ñược ban giám hiệu nhà trường cung cấp; qua hồ sơ trẻ CPTTT; qua các bài kiểm tra của trẻ ñược thực hiện vào thời gian ñầu năm học.

Nhìn chung, các giáo viên ở 2 trường ñã có nhận thức cơ bản về việc xác ñịnh nhu cầu, khả năng của trẻ tuy nhiên nhận thức này chưa ñầy ñủ về các yêu cầu của việc xác ñịnh nhu cầu, khả năng của trẻ dẫn ñến KHGDCN ñược xây dựng không dựa trên nhu cầu, khả năng và không mang lại sự phát triển cho trẻ.

Hiểu biết của giáo viên về xây dựng mục tiêu giáo dục

Mục tiêu giáo dục dài hạn, ngắn hạn thể hiện cái ñích mà trẻ sẽ ñạt ñến sau một thời gian thực hiện. Trẻ CPTTT có khả năng học tập không giống với trẻ bình thường, hầu hết các em gặp khó khăn trong quá trình học tập, có vấn ñề về hành vi. Như vậy, việc giáo dục trẻ CPTTT theo chương trình học khối 1 là một vấn ñề khó

thực hiện. Qua ñiều tra có 10% giáo viên cho rằng xây dựng mục tiêu giáo dục dài hạn và ngắn hạn cho trẻ CPTTT cần dựa vào chương trình học khối 1. Thực vậy, nhiều trẻ CPTTT ở các trường hòa nhập liên tiếp bị học lại nhiều năm, các em tiến bộ không ñáng kể cũng là do nguyên nhân này.

Với những trẻ CPTTT mức ñộ nhẹ, các em có thể tiếp thu ñược chương trình tiểu học lớp 1 tuy nhiên chậm hơn so với trẻ bình thường. Việc ñiều chỉnh chương trình học khối 1 ñể trẻ CPTTT có thể tiếp thu ñược kiến thức là rất cần thiết. Có 10% giáo viên cho rằng xây dựng mục tiêu giáo dục dài hạn và ngắn hạn cần dựa vào chương trình học khối 1 có ñiều chỉnh.

Trong số trẻ CPTTT học hòa nhập, ña số các em bị chậm ở mức ñộ nhẹ tuy nhiên các em còn có nhiều vấn ñề bất thường về hành vi, và ñể tiếp thu ñược chương trình tiểu học lớp 1 không phải là dễ. Do ñó, 60% giáo viên cho rằng việc xây dựng mục tiêu giáo dục dài hạn và ngắn hạn cần do giáo viên tự ñiều chỉnh chương trình học cho phù hợp với khả năng của trẻ. Đây là một dấu hiệu ñáng mừng vì giáo viên ñã nhận thức ñược rằng trẻ CPTTT học hòa nhập ngoài việc tiếp thu kiến thức văn hóa các em còn cần ñể ñược sống hòa nhập với các bạn cùng lứa tuổi. Với việc ñiều chỉnh chương trình cho phù hợp với khả năng của trẻ giáo viên ñã tạo cơ hội bình ñẳng học tập cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ ñến trường cũng như tạo ñiều kiện ñể trẻ tiếp thu ñược các kĩ năng xã hội ñơn giản nhất.

Có 50% giáo viên cho rằng ñể xây dựng mục tiêu giáo dục dài hạn và ngắn hạn cần dựa vào hồ sơ của học sinh CPTTT. Nếu hồ sơ của học sinh CPTTT ñược cung cấp ñầy ñủ các thông tin về tình trạng bệnh tật, ñiều kiện hoàn cảnh gia ñình, nhu cầu, ñiểm mạnh của trẻ thì ñây cũng là tài liệu giúp giáo viên nhận biết nhu cầu, khả năng từ ñó mà xây dựng mục tiêu giáo dục phù hợp cho trẻ.

Hiểu biết của giáo viên về thời gian lập KHGDCN

Để lập ñược KHGDCN người giáo viên cần có một thời gian phù hợp ñể quan sát, tìm hiểu trẻ. Theo các nhà khoa học, KHGDCN cần ñược xây dựng sau khi trẻ ñã vào học khoảng 2 tháng.

Kết quả ñiều tra cho thấy có 90% giáo viên cho rằng việc xây dựng KHGDCN cần ñược tiến hành sau khi trẻ ñã vào học 1 tháng. Có 10% giáo viên cho rằng KHGDCN cần ñược lập ngay từ ñầu năm học. Nhìn chung, các giáo viên có nhận thức chưa phù hợp về thời gian lập KHGDCN. Do vậy các bản KHGDCN thường ñược các giáo viên xây dựng trước khi có ñược những thông tin ñầy ñủ, khách quan về khả năng, nhu cầu của trẻ cũng như những ñiều kiện quan trọng khác (lực lượng tham gia, ñiều kiện cơ sở vật chất, môi trường lớp học,...).

2.3.1.5. Hiểu biết của giáo viên về các thành viên tham gia xây dựng KHGDCN

KHGDCN sẽ mang lại hiệu quả nếu ñược tiến hành qua những tác ñộng sư phạm ở mọi lúc, mọi nơi. Và nó chỉ ñược thực hiện thành công khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng sau: Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên ñặc biệt, các giáo viên khác, cha mẹ, bạn bè, những người xung quanh, và quan trọng nhất là hợp tác tham gia tích cực của bản thân trẻ.

Qua kết quả ñiều tra cho thấy có 40% giáo viên cho rằng: cha mẹ, những người thân trong gia ñình là lực lượng cần tham gia vào công tác xây dựng KHGDCN, bởi cha mẹ là người gần gũi và hiểu rõ những gì trẻ muốn và trẻ cần ñược giáo dục những gì; 30% giáo viên cho rằng học sinh trong lớp học hòa nhập (trẻ học khá, giỏi) cần tham gia giúp ñỡ trẻ khuyết tật trong việc xây dựng KHGDCN. 10% giáo viên cho rằng cần có một giáo viên chuyên biệt tham gia vào công tác giáo dục trẻ CPTTT tại trường bởi ñây là một loại trẻ có nhiều vấn ñề: khó khăn trong nhận thức, học tập, giao tiếp, hành vi. Nhưng hiện nay, tại TP. Đà Nẵng chưa có trường hòa nhập nào làm ñược ñiều này tức là chưa có giáo viên chuyên biệt nào giữ vai trò hỗ trợ trẻ CPTTT trong các tiết học cá nhân. Nếu các trường hòa nhập có các giáo viên chuyên biệt, chuyên hỗ trợ và dạy tiết cá nhân thì sẽ giúp trẻ CPTTT phát triển tốt hơn. 20% giáo viên cho rằng lực lượng tham gia vào công tác xây dựng và thực hiện KHGDCN phải bao gồm cả ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp, cha mẹ, những người thân trong gia ñình, những học sinh trong lớp, giáo viên chuyên biệt, các giáo viên khác và cả bản thân trẻ CPTTT. Nếu nhận thức ñược ñiều này, các giáo viên có thể phát huy ñược vai trò to lớn của các lực lượng tham gia

vào công tác giáo dục hoà nhập cho trẻ CPTTT. KHGDCN ñược xây dựng và thực hiện bởi toàn bộ những lực lượng này sẽ ñem lại kết quả giáo dục cao nhất và trẻ CPTTTT có cơ hội ñược phát triển tối ưu nhất.

Nhìn chung các giáo viên ñã có nhận thức cơ bản về vai trò các thành viên tham gia vào công tác xây dựng KHGDCN. Tuy nhiên những nhận thức này chưa ñầy ñủ và giáo viên cũng chưa huy ñộng ñược sự tham gia ñông ñảo, tích cực của các lực lượng giáo dục.

2.3.1.6. Nhận ñịnh của giáo viên về hiệu quả của việc áp dụng KHGDCN ñối với

trẻ CPTTT

Có 90% giáo viên cho rằng sau một thời gian thực hiện KHGDCN cho trẻ CPTTT mà vẫn thấy sự phát triển của trẻ không ñáng kể. Trẻ tiến bộ rất chậm. Có thể nói kết quả này ñã phản ánh các bản KHGDCN mà giáo viên xây dựng là chưa phù hợp với khả năng của trẻ CPTTT, chưa phát huy ñược tính tích cực tham gia học tập của các em.

Có 10% giáo viên cho rằng sau một thời gian thực hiện KHGDCN thì trẻ có tiến bộ hơn rất nhiều. Thực tế khảo sát các bản KHGDCN của những giáo viên này, chúng tôi thấy rằng ñây thực sự là những bản kế hoạch ñược xây dựng dựa trên nhu

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng Kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ Chậm phát triển trí tuệ của giáo viên dạy hòa nhập tại các trường tiểu học trên ñịa bàn quận Liên Chiểu (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)