III. Hình ảnh thơ
PHẦN III: KẾT LUẬN
^Ö^
Từ hàng ngàn năm nay, thơ ca đã viết về đất nước, nhưng có thể nói, chưa bao giờ hình tượng đất nước lại hiện lên chân thực, sống động như thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đất nước đã được các nhà thơ khám phá, miêu tả như một con người cụ thể với những phẩm chất cao đẹp: anh hùng trong chiến đấu và sản xuất, dũng cảm vô song mà vẫn nhân ái chan hoà; trong đau thương máu lửa vẫn tươi đẹp, hiên ngang vươn tới tầm cao của lịch sử, thời đại. Tuy nhiên cũng có một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Thơ kháng chiến là thơ tuyên truyền, thơ cán bộ, ca ngợi một chiều” [19 . 96 ] .Chúng ta thừa nhận những ý kiến trên là có cơ
sở. Nhưng “nhược điểm đó của thơ kháng chiến cũng chỉ là những vết nhỏ trên một viên ngọc đẹp”. [19 . 96 ]
Tìm hiểu hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ, chúng ta không chỉ thấy được vẻđẹp tâm hồn - tình yêu quê hương, đất nước sâu đậm của các nhà thơ mà còn phát hiện những đóng góp giá trị của các phương thức nghệ
thuật như: hình thức thơ tự do, câu thơ văn xuôi, thể loại trường ca ; các yếu tố tự
sự, khẩu ngữ, cũng như các biện pháp tu từ ngôn ngữ đã được các nhà thơ sử
dụng để xây dựng thành công hình tượng đất nước. Mỗi nhà thơ với một cách nhìn, cách thể hiện riêng đã đem đến cho thơ ca cách mạng Việt Nam sựđa dạng, phong phú về phong cách và giọng điệu.
Những thành tựu thi ca viết về đất nước giai đoạn kháng chiến chống Mỹ
thật sự là những viên ngọc đẹp, là nguồn mạch tinh thần động viên cổ vũ quần chúng đấu tranh, là hành trang tiếp sức để nhân dân vượt lên khó khăn, gian khổ
chiến thắng kẻ thù. Đặc biệt qua những trang thơ của họ, chúng ta càng thêm tự
hào về Tổ quốc và nhân dân anh hùng.
Thực hiện khóa luận này, tôi đã tích lũy thêm được nhiều kiến thức bổ ích
để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, giảng dạy sau này, đồng thời cũng giúp tôi hiểu biết sâu sắc hơn vềđất nước và con người Việt Nam trong những năm tháng
đau thương mà rất đỗi hào hùng. Do giới hạn về thời gian và kiến thức nên chắc rằng việc khám phá hình tượng đất nước của khóa luận ít nhiều còn hạn chế. Hy vọng trong tương lai khi có điều kiện, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu đề tài này ở mức