II. Ngôn ngữ thơ
2. Vận dụng sáng tạo các biện pháp tu từ
Sáng tạo ngôn ngữ thơ ca là sự phấn đấu không ngừng của mỗi nhà thơ
chân chính, đồng thời nó cũng là công việc vô cùng gian khổ. Nói như
Maiacốpxki: quá trình sáng tạo ngôn ngữ thơ ca cũng giống như người lọc quặng rađium lọc lấy tinh chất, tìm ra trong cái bề bộn của những tấn quặng những từ đẹp, ánh sắc kim cương… Các nhà thơ thời chống Mỹ luôn có ý thức trong việc diễn đạt hình ảnh, ngôn ngữ và thực sự đã có những đóng góp nhất
định cho sự phát triển ngôn ngữ thơ ca hiện đại Việt Nam.
Thực tiễn sáng tạo ngôn ngữ rất phong phú và đa dạng. Nổi bật lên trong thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là sự vận dụng sáng tạo những biện pháp tu từ
truyền thống: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa... Đồng thời theo lối tư duy hiện đại đã tạo ra những kết hợp với, những cách tổ chức câu thơ giành được nhiều sự bất ngờ
thú vị cho người đọc trong việc phản ánh đời sống hiện thực, xây dựng hình tượng đất nước trong chiến tranh khốc liệt.
Trong thơ ca Việt Nam, so sánh là một biện pháp tu từ được sử dụng một cách phổ biến. Ở ca dao, có tới hàng trăm câu dùng biện pháp so sánh với từnhư:
- Thân em như giải lụa đào Phất phơ trước gió biết vào tay ai -Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày -Thân em như cái giếng giữa đàng
-Tình ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc nhưđèn mới khêu
Đến các nhà thơ hiện đại, biện pháp so sánh đã được khai thác ở tất cả những khả năng của nó. Phạm Tiến Duật đã cho ta một khám phá mới về các sự
vật vốn rất quen thuộc và bình dị hằng ngày nhờ cách quan sát tinh vi với kiểu so sánh độc đáo của ông :
Quả nhót như bóng đèn tín hiệu Trỏ lối sang mùa hè,
Quả cà chua như cái lồng đèn nhỏ xíu Thắp mùa đông ấm những đêm thâu, Quảớt như ngọn lửa đèn dầu
Chạm đầu lưỡi chạm vào sức nóng… Mạch đất ta dồi dào sức sống
Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương.
(Lửa đèn - Phạm Tiến Duật)
Khác hẳn những so sánh mà ta thường gặp (lấy cái trừu tượng so sánh với cái cụ thểđể cho dễ hiểu), quan hệ giữa hai vế so sánh trong thơ Phạm Tiến Duật là quan hệ giữa cái cụ thể với cái cụ thể. Qua những trái cây bốn mùa tươi tốt, hình ảnh đất nước hiện lên tươi đẹp, đầy sức sống cho dù bom Mỹ vẫn cày xới ngày đêm.
Sự so sánh của Lê Anh Xuân sau đây là một sáng tạo, là một biểu hiện của khuynh hướng phức tạp dần cấu tạo của hai vế so sánh :
Ôi kể làm sao cho hết được
Những anh hùng đánh Mỹ hôm nay Như Cửu Long mênh mông cuộn sóng Như Trường Sơn đậm đặc cây rừng
(Gặp gỡ những anh hùng - Lê Anh Xuân)
Bốn câu thơ trên đã khắc họa cho chúng ta thấy hiện thực đất nước Việt Nam trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước hết sức gay go, gian khổ: anh hùng xuất hiện nhiều như nước Cửu Long, như rừng Trường Sơn. Có được hiện thực ấy là do nhân dân ta đã biết phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng
để làm nên bao việc phi thường. Hiện thực ấy cũng là nguồn cảm hứng chủđạo của các nhà thơ, là dòng sữa ngọt nuôi dưỡng thơ ca. Hiện thực sôi động ấy đã
được các nhà thơ phản ánh, ca ngợi.
Vẫn là biện pháp nhân hóa trong thơ truyền thống nhưng trong thơ Thanh Thảo, Hữu Thỉnh lại có những nét mới. Bởi từ dùng, hình ảnh chọn lọc đạt mức
từ hay hình ảnh khác, nhờđó mà cảnh vật mang dáng dấp thời binh lửa, có khi thảng thốt bất thường đầy âu lo đối mặt với đạn lửa hủy diệt :
Con nước trời xanh khoảnh khắc Mưa hốt hoảng trườn qua tầng cây
(Thanh Thảo)
Tiếng suối giục khi mờ khi tỏ
Núi tốt bụng đang ngồi xanh phía trước
Rừng bỗng chao nghiêng trước sợi dây mỏng manh Rừng bỗng quên vừa trận bom đau
(Hữu Thỉnh)
Hình ảnh thơ giúp người đọc hình dung ra cảnh chiến trường với tất cả sự
khốc liệt dữ dội của nó và cả nghị lực vượt lên chiến tranh rất đáng khâm phục của những con người Việt Nam qua cách tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và hàng loạt động từ gợi tả động tác mạnh, biến đổi nhanh, không ngừng như: nuốt, trườn, giục, chao nghiêng…
Dựa vào sự liên tưởng, tưởng tượng mà nhà thơ có thể dẫn dắt người đọc đi từ thế giới âm thanh sang thế giới hình ảnh, từ thế giới vô hình sang thế giới hữu hình :
Tiếng bìm bịp bập bềnh trong đêm nước lên
(Hữu Thỉnh)
Câu thơ vừa gợi tả âm thanh vừa gợi tả hình ảnh đất nước không yên bình qua tiếng kêu nặng nề, u uẩn của con chim bìm bịp cùng hình ảnh con nước lên bập bềnh trong đêm cũng là không gian chiến tranh bất thường trong thơ thời chống Mỹ.
Sự trao đổi cộng hưởng lẫn nhau của những yếu tố cụ thể, trừu tượng đã khiến cho ngôn ngữ thơ trở nên phong phú đa nghĩa. Nhìn chung các nhà thơ thời kỳ chống Mỹđã có được bước vượt lên rất xa để tiếng Việt toàn thắng trong thơ,
để thơ trở thành thể loại văn học chủ yếu đưa ngôn ngữ nghệ thuật Việt Nam phát triển ngày càng thêm tinh tế, sống động, đa sắc, đa chiều.