Hình ảnh ngọn đèn ngọn lửa

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ (Trang 53 - 56)

III. Hình ảnh thơ

3.Hình ảnh ngọn đèn ngọn lửa

Trong thời gian đầu của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, hình ảnh những ngọn đèn trên các nẻo đường đi vào tuyến lửa đã để lại một hình ảnh đẹp trong thơ. Từ một ngọn đèn ngoài đời đến những ngọn đèn thắp sáng trong thơ, sự chuyển dịch ấy đã có thêm phần sáng tạo của nhà thơ. Tố Hữu

đã nói lên ý nghĩa tượng trưng qua một ngọn đèn cụ thể :

Ngọn đèn như mắt của ai trông Ngọn đèn như trái tim thương nước Soi bước ta đi rực lửa hồng

(Tố Hữu)

Nhưng cảm hứng chủđạo của bài thơ không đi theo hướng khai thác đó mà chủ yếu là gây những cảm xúc trực tiếp qua liên tưởng với hình ảnh người đồng chí, người em gái rất gan dạ đang vượt qua bom đạn, không ngại cảnh khuya thân gái dặm trườngđể đảm bảo cho ánh lửa không bao giờ tắt. Tiếng thơ ông ở đây là tiếng nói của tình thương, ông lấy những rung động của trái tim mình làm cơ sởđể xây dựng hình tượng :

Ôi biết bao tình bạn nhớ không ? Ngọn đèn đồng chí giữa cơn dông Tôi không rõ mặt người em ấy

Chỉ thấy trong đêm một bóng hồng

Phạm Tiến Duật qua bài thơLửa đèn đã xây dựng cảm hứng chủđạo xoay quanh ánh lửa linh thiêng của sự sống, ánh lửa từ ngàn năm vẫn sáng soi và sưởi

ấm cho đất nước và con người, ánh lửa đang bị kẻ thù tàn bạo tìm cách dập tắt :

Ôi ngọn lửa đèn

Có nửa cuộc đời ta trong ấy Giặc muốn cướp đi

Giặc muốn cướp lửa tim ta ấy

Nhưng rồi kẻ thù không thể nào cướp được ánh lửa. Ngay chính ở nơi bóng tối, cuộc chiến đấu vẫn được chuẩn bị một cách khẩn trương. Và rồi những ngọn

đèn vẫn được thắp lên đảm bảo cho cuộc sống vui tươi phát triển bình thường :

Nơi đêm ngày giặc điên cuồng bắn phá Những ngọn đèn vẫn cứ thắp lên Chiếc đèn chui vào ống nứa Cho em thơđi học ban đêm Chiếc đèn chui vào lòng trái núi Cho xưởng máy thay ca vời vợi Chiếc đèn chui vào chiếu vào chăn Cho những tốp trai làng đọc lá thư thăm.

(Phạm Tiến Duật)

Trong thơ Thanh Thảo, hình ảnh ngọn lửa biểu trưng cho ý thức của thế hệ

trẻ về giá trịđích thực của mình. Không phải là những vòng hào quang chói sáng mà là lửa thực - lửa trái tim của những người lính trẻ :

Vì ngọn lửa chịu sình là lửa thực

Đã bùng lên

Dám cháy tận sức mình

(Thanh Thảo)

Ngọn lửa còn là niềm tin, ước mơ, hy vọng của những người lính đang trên

đường đi tới chiến thắng :

Không biết cách nào lửa đã nhóm lên Như không phải củi rừng đang cháy Có cái gì nhưđốm lửa tàn hơi

Cứ bay lên làm nhẹ cả người ngồi

(Hữu Thỉnh)

Bằng sự tưởng tượng sáng tạo, các nhà thơ thời kỳ chống Mỹ đã xây dựng thành công hình tượng Tổ quốc cùng các hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng rất phong phú, đa dạng mang hơi thở của thời đại và mang đậm dấu ấn cá nhân. Tuy nó không trực tiếp nói lên hình tượng đất nước nhưng nhờ hệ thống hình ảnh biểu trưng ấy, các nhà thơ đã giúp chúng ta hình dung ra diện mạo tinh thần Tổ quốc Việt Nam trong những năm đánh Mỹ.

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ (Trang 53 - 56)