III. Đất nước tươi đẹp
1. Đất nước đẹp trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc được giải phóng và bắt đầu bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mỗi người dân đều ý thức được trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp chung của đất nước, cho nên đã cùng “nắm tay nhau” dựng lại “cơđồ”, quyết tâm đưa đất nước từđói nghèo, tan hoang vì chiến tranh lên cuộc sống ấm no hạnh phúc :
Đời vui đó, tiếng ca đoàn kết
Ta nắm tay nhau xây dựng lại đời ta
Ruộng lúa, đồng khoai, nương sắn, vườn cà Chuồng lợn, bầy gà, đàn trâu, ao cá
Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá Mỗi hòn than, mẩu sắt, cân ngô Ta nâng niu gom góp dựng cơđồ
(Bài ca mùa xuân 61 - Tố Hữu) Từ những hình ảnh cụ thể, chân thực; từ cuộc sống lao động; từ không khí rộn ràng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc “nắm tay nhau xây dựng lại đời
ta, nâng niu gom góp dựng cơđồ”, nhà thơTố Hữu cho ta thấy sự hồi sinh từng ngày của quê hương đất nước. Viết cùng đề tài với Tố Hữu, Nguyễn Duy miêu tả đất nước hồi sinh trong sự bền bỉ kiên cường của những “bàn tay vẫy gọi bàn tay”. Chi tiết “phố nhà rơi xuống đất” rồi “nhà cao lại dưới đất này mọc lên” là những chi tiết độc đáo, gây ấn tượng về hình ảnh đất nước trong xây dựng, hàn gắn vết thương chiến tranh :
Bom rơi xuống phố xuống nhà
Phố nhà rơi xuống đất ta những ngày
Bàn tay vẫy gọi bàn tay
Nhà cao lại dưới đất này mọc lên
Tay nâng hòn đất lặng im
Để nguyên là đất cất lên là nhà
(Nguyễn Duy)
Cả miền Bắc như một công trường đang thi công rộn rã.“Ngói mới” là một hình ảnh độc đáo trong thơ Xuân Diệu nhằm phản ánh, ca ngợi những đổi thay to lớn của đất nước. Vẻ đẹp của hình tượng đất nước miêu tả qua thơ thời kỳ này thật sống động, tràn trề sức sống, trải rộng, vươn cao mọi kích cỡ :
Ôi ngàn vạn ngói mới xôn xao Nhưđất ta vui bỗng vọt trào Ngói mới! Ôi ngàn muôn sức lực Trải ra thành rộng dựng thành cao
(Ngói mới - Xuân Diệu)
Tiếng thơ của Xuân Diệu như reo vui lên trước sự chuyển biến mạnh mẽ
của đất nước, trước sự sống đang đơm hoa kết quả và bừng sắc khắp nơi. Mùa xuân đến trên bãi sông Hồng tươi tốt, nhà thơ như bị chìm đắm trong âm thanh, màu sắc, trong sự thu nhận đắm say của các giác quan :
Một sớm mai thanh rất ngọt ngào Hồn tôi muốn cất giọng nam cao Nói lời dây bí ra hoa lớn
Lời cát bờ sông sức sống trào
(Trên bãi sông Hồng - Xuân Diệu)
Và cứ thế, Xuân Diệu vừa tỉnh táo, vừa say mê, ngẩn ngơ trước cuộc đời mới. Ông đi đến nhiều nơi, say sưa ca ngợi con người và cuộc sống. Đất nước trăm vùng giàu đẹp, trăm nghề lao động cần cù khéo léo. Có lẽ tươi tắn nhất vẫn là gương mặt con người, đáng yêu, đáng quý nhất vẫn là những tấm lòng ngày ngày đối mặt với nắng mưa, đem mồ hôi và cả máu xương ra mà giữ gìn đất nước tươi đẹp :
Rừng cà phê quả ngọt đỏ cành xanh Quang sọt giập giờn cô em hái trái
Quả theo quả, bàn tay hái trái Ngón tay ai như phím lướt trên cành
Đã có bao nhiêu những giọt mồ hôi Giữa nắng trưa hè tưới trên đất ngọt Từ lúc hãy còn rủ xanh vượn hót Nay mùa về hái quả biết bao vui
(Bàn tay hái quả - Vân Đài)
Nhà thơ Vân Đài chiếm được tình cảm của người đọc bằng giọng thơ êm
đềm hồn hậu, bằng cái nhìn yêu đời, quan tâm, khám phá cuộc sống. Trong bài thơBàn tay hái quả, bằng cảm xúc say mê, niềm sung sướng tự hào, nhà thơ còn thể hiện sự tươi đẹp, trù phú của nông trường. Qua đó tô điểm, làm nổi bật lên bộ
mặt rạng rỡ của đất nước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Còn đây là hình ảnh đất nước vừa thơ mộng vừa hùng vĩ hiện ra trong thơ
Nguyễn Đình Thi :
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
...Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
(Quê hương Việt Nam - Nguyễn Đình Thi) Việt Nam không chỉ đẹp trong chiến thắng, trong những ngày hội tưng bừng mà còn rất đẹp trong sự hồi sinh, trong sự vươn tới, vượt qua đau thương, mất mát. Từ “Những cánh đồng quê chảy máu - Dây thép gai đâm nát trời chiều...”, giờ đây đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi đã trở nên tươi đẹp bội phần với “mênh mông biển lúa, mây mờ che đỉnh Trường sơn, hoa thơm quả
ngọt bốn mùa...”. Nếu đất nước hiện ra trong thơ Nguyễn Đình Thi với cánh
đồng trĩu hạt, với rừng Trường Sơn uy nghi thì trong thơ Vân Đài lại là hình ảnh thôn xóm bình yên, sung túc ngày mùa :
Thóc về con nghé no nằm
Con gà quẩn lối, lợn căng bụng tròn Thóc về mẹấm tình con
Cơm ngày ba bữa khói thơm nức nhà
Những câu thơ biểu hiện niềm vui sướng, cảm động của nhà thơ khi nhân dân vượt qua gian khổ, thiếu thốn “Một năm cơm hẩm độn mì khoai”, có cả niềm vui khi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc bước đầu gặt hái được thành công, đem lại cuộc sống ấm no cho mọi người. Cuộc sống tươi trẻ ấy như
“một mùa hoa mới nở, các nhà thơ như những con ong bay vào mùa lặng lẽ, cần cù hút lấy những nhuỵ thơm và kết tinh cho đời thứ mật thơ óng ánh” (Hoàng Minh Châu). Đứng vững trên mảnh đất Việt Nam vừa giải phóng nửa mình, được ánh sáng của Đảng soi đường, Tố Hữu nhiệt thành ca ngợi biểu dương cái mới
đang nảy nở trên đất nước ta :
Ôi tiếng hát vui say con chim chiền chiện Trên đồng lúa chiêm xuân chao mình bay liệng
Xuân ơi xuân, vui tới mênh mông
Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh
(Bài ca mùa xuân 61 - Tố Hữu) Không hoà nhập, sống hết mình với đất nước thì không thể nào có được niềm vui ngập tràn trong những ngày hoà bình được lặp lại, chắc hẳn sẽ không thể sáng tạo và nhìn ra được những đợt “sóng trắng” trên biển vui như thế. Trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiều người chỉ nặng nhìn về phía khó khăn mà băn khoăn bứt rứt, cũng có nguời muốn quên hết các thứ khó khăn để
lạc quan một cách dễ dãi. Còn tiếng thơ của Tố Hữu trong những ngày đó chất chứa một niềm vui lớn, một niềm vui tràn đầy trong trẻo, phơi phới nhưtiếng hót vui say sưa của con chim chiền chiện đang bay liệng trên cánh đồng lúa chiêm xanh rờn, mênh mông, thẳng tắp. Đó là niềm vui có suy nghĩ, tỉnh táo và sáng suốt. Vui chưa phải vì được ấm no dồi dào, mà vì chúng ta nắm chắc tương lai, vì trước mắt chúng ta, tương lai đang dần hiện lên lộng lẫy:
Đắng cay nay mới ngọt bùi
Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau
(Bài ca mùa xuân 61- Tố Hữu) Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước, Chế Lan Viên đã khắc hoạ cảnh
đất nước giàu đẹp với trời biển bao la qua những màu sắc, hình ảnh không thể
quên được, lộng lẫy, huyền ảo như một bức tranh sơn mài :
Tôi muốn đến chỗ nước trời lẫn sắc Nơi bốn mùa đã hoá thành thu
Nơi đáy bể những rừng san hô vờ thức ngủ
Những rừng rong tóc xoã lược răng cài Nơi những đàn mây trắng xoá cá bay đi
Cá vào hội xoè hoa mang áo đẹp
Cá nục, cá chuồn, cá chim không phải chim đâu, cá hồng hồng sắc vẩy
Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về
(Chế Lan Viên)
Bức tranh đẹp đẽ của cảnh non nước hữu tình với thiên nhiên, sản vật phong phú và màu sắc rực rỡ đã thể niềm tin yêu của Chế Lan Viên cũng như
những người cầm bút: cách mạng sẽ thắng lợi, tương lai đất nước sẽ huy hoàng. Niềm tin đó hoàn toàn có cơ sở trở thành hiện thực. Bởi nhân dân ở cả hai miền Nam Bắc đang quyết tâm đấu tranh thống nhất đất nước: Với vai trò là hậu phương vững chắc, mỗi người dân miền Bắc đều ý thức được trách nhiệm của mình nên không ngừng ra sức tăng gia sản xuất để chi viện cho miền Nam theo tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người. Chính sự ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần đó, đã tiếp thêm nguồn sức mạnh lớn lao cho nhân dân miền Nam ngày đêm chiến đấu với kẻ thù và cuối cùng giành lấy thắng lợi vẻ vang trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào mùa xuân năm 1975.