Đất nước đẹp trong chiến đấu và chiến thắng

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ (Trang 34 - 40)

III. Đất nước tươi đẹp

2. Đất nước đẹp trong chiến đấu và chiến thắng

Thật kỳ diệu: miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Trong quang cảnh tưng bừng của ngày hòa bình, của thắng lợi vĩđại, Tố Hữu thấy đất trời như cũng theo lòng người mà trào lên sức sống mới :

Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca

(Ta đi tới - Tố Hữu)

Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh, tiếng hát trên bến phà tấp nập… tất cả đều mang vẻ đẹp “mới tinh khôi” của cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do vừa giành lại được trên một nửa nước ta. Trong những câu thơấy tựa hồ như không nói gì

đến kháng chiến, nhưng ta hiểu phải trải qua cuộc chiến đấu gian khổ và anh dũng của toàn dân, nhà thơ mới có được những lời thơ say sưa ca ngợi đất nước như thế. Đặc biệt đất nước ta càng trong đau thương, gian khổ càng xứng đáng để

thêm trân trọng và tự hào :

Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu Trong khổđau, Người đẹp hơn nhiều

(Chào xuân 67 - Tố Hữu)

Tôi trở vềđất mẹ Quảng Nam tôi Dẫu chẳng nơi đây cất tiếng chào đời

Đất Tổ quốc cũng là đất mẹ

Ôi Tổ quốc mối tình kỳ lạ thế

Càng trong lửa đạn lại càng tươi

Từ xa xưa, dân tộc ta đã tự hào về đất nước giàu đẹp với “rừng vàng biển bạc, giang sơn gấm vóc, non nước gấm thêu”. Trải qua ngàn năm chiến tranh, nhân dân ta lại thêm tự hào về sức sống bền bỉ, mãnh liệt và kỳ diệu của đất nước

đã vượt lên đau thương để chiến thắng sự tàn phá hủy diệt của kẻ thù. Các nhà thơ đã nhìn ra vẻ đẹp của đất nước trong những năm tháng đau thương mà hào hùng đó. Đất nước trong đau thương mà vẫn đẹp, vẫn tươi, vẫn bừng lên sức sống :

Bỗng thấy căng từng thớ thịt đường gân Như quê hương cho tôi dòng máu đỏ

Như giọt mưa xuân thấm nhuần cây cỏ

Sau trận bom rơi vẫn lóng lánh nắng trời

(Mùa xuân về quê mẹ - Thu Bồn)

Trụi lá cây rừng hạt lúa thành than Lại là đất xanh tươi sự sống

Và xanh nhất màu xanh hy vọng

(Xuân 69 - Tố Hữu)

Trước sự ném bom hủy diệt tàn bạo của kẻ thù nhằm đưa Việt Nam trở về

“thời kỳđồ đá” như chúng huênh hoang, nhân dân ta đã phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chống trả quyết liệt để bảo vệ mảnh đất quê hương, bảo vệ sự

sống cho thiên nhiên, đất nước, con người. Ngay trong những tháng ngày gian khổ đó, nhân dân vẫn luôn tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng, vào bàn tay lao

động của mình sẽ dựng xây lại đất nước, sẽ biến những nơi “trụi lá cây rừng, hạt lúa thành than” thành những nơi “xanh tươi sự sống”. Chính vì vậy, mặc cho mưa bom bão đạn, nhân dân hậu phương vẫn ngang nhiên sản xuất gieo trồng :

Trong ngọn gió bình minh xòe đỏ lựng Tung thóc giống bay qua tầm mũi súng

(Võ Văn Trực)

Gian nan, ác liệt, nhưng phấn khởi tự hào, cuộc sống chiến đấu, lao động vẫn không ngừng tiến lên phía trước :

Rộn ràng thay cảnh quê hương

Nửa công trường nửa chiến trường xôn xao

(Tố Hữu)

Thơ ca kháng chiến chống Mỹ đã tạo nên tượng đài Tổ quốc với tất cả

những phẩm chất cao đẹp: anh hùng vô song trong chiến đấu, sản xuất, dũng cảm tuyệt vời mà nhân ái thiết tha, qua bao lửa đạn mà vẫn tươi xanh, trong sáng, ngọt ngào :

Nắng ửng chòm tre, gió thoảng đưa

Búp non thắp sáng lá cành thưa

Chim mang tiếng hót ra hong nắng Tơ nhện vương sương trắng cỏ bờ

(Sang xuân - Hoàng Tố Nguyên)

Ong bay nhà khu tỉnh ủy Hưng Yên Mật đồng bằng mùa nhãn ngọt môi em Cây xanh ngắt đất bạc màu Vĩnh Phúc

…Đều lộng hương thơm những cánh đồng hợp tác Chim cu gần chim cu gáy xa xa…

Ruộng đoàn tụ nên người thôi chia cắt

Đêm no ấm giọng chèo khuya khoan nhặt Lúa thêm mùa khi lúa chín về ta

(Tổ quốc bao giờđẹp thế này chăng - Chế Lan Viên) Hình ảnh đất nước tươi đẹp trong chiến đấu đã đi sâu vào tâm hồn các nhà thơ và trở thành nguồn đề tài hết sức phong phú, một nguồn cảm hứng vô tận, thôi thúc, giục giã họ sáng tác. Nói như Pautốpxki: “niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường vào cái đẹp…”. Vì vậy, trước một đất nước tươi đẹp từđầu nguồn đến cuối đất, các nhà thơ không say sưa ca ngợi sao

được :

Có nơi đâu đẹp tuyệt vời

Như sông, như núi, như người Việt Nam

Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang

Cà Mau cuối đất mỡ màng phù sa

(Nguyễn Văn Trỗi - Lê Anh Xuân)

Bằng cảm xúc say mê, niềm sung sướng, tự hào, Tố Hữu cũng đã viết lên những câu thơ thể hiện sự tươi đẹp của quê hương, làng cảnh Việt Nam :

Hỡi các chị, các anh đi trên đường có thấy Nước non mình đâu cũng đẹp như tranh

(Trên đường thiên lý - Tố Hữu)

Và rồi như sợ không thể nói hết cái tươi đẹp của non nước, nên Tố Hữu cứ để cho những cái tên, những địa danh của đất nước lần lượt tuôn trào theo dòng cảm xúc của riêng mình :

Ai đi Nam Bộ

Ai vô Hồ Chí Minh Rực rỡ tên vàng

… Ai đi Nam - Ngãi, Bình - Phú, Khánh Hoà Ai vô Phan Rang, Phan Thiết

Ai lên Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền Trung Ai về với quê hương ta tha thiết

Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng…

(Ta đi tới - Tố Hữu)

Bao nhiêu câu thơ, bao nhiêu chữ là bấy nhiêu tên quê hương xứ sở miền Nam vang lên một cách tha thiết kêu gọi, thúc giục mọi người hướng về miền Nam - nơi mà đồng bào ta vẫn còn phải chịu biết bao thảm cảnh, đoạ đày dưới gót giày xâm lược của đế quốc Mỹ. Trong thơ Tố Hữu, miền Nam không chỉ có

đau thương, anh dũng, vĩđại mà còn hiện ra hiền hoà, mát rượi :

Ngút mắt trông Biển lúa mênh mông

Sông nước Cửu Long dào dạt

Thơm ngọt xoài ngon Tươi rói đất son

(Với Đảng, mùa xuân - Tố Hữu)

Qua vần thơ Tố Hữu, miền Nam hiện lên thật đẹp, nhưng rõ ràng không chỉ đẹp ở cảnh vật thiên nhiên mà còn vì niềm tự hào, sung sướng, say sưa. Nhà thơ

yêu biết mấy quê hương miền Nam từ cánh đồng vàng lúa đến sóng biển lam chiều soi bóng dừa xanh :

Nếu con hỏi quê nào đẹp nhất Bóng dừa xanh quanh sóng biển lam Óng ánh lúa chan hoà mặt đất Xanh ngát trời… Quê ấy: miền Nam

(Miền Nam - Tố Hữu)

Thơ trữ tình - chính trị của Tố Hữu như tiếp thêm sức mạnh cho đồng bào miền Nam - những người con của “thành đồng Tổ Quốc” đang ngày đêm chiến

đấu với kẻ thù để giải phóng quê hương.

Sau bao nhiêu năm đấu tranh gian khổ, giờđây đất nước ta đã được độc lập, tự do “non sông thu về một mối”. Hình ảnh đất nước hiện ra trong ngày toàn thắng thật tuyệt vời :

Cờđỏ thắm trên Dinh Độc Lập

Quần chúng reo hò, niềm vui tràn ngập Làn sóng người cuồn cuộn mãi không thôi Anh giải phóng quân trên xe pháo mỉm cười

Tay vẫy đón những đoá hoa đẹp nhất

Ôi những phút giây mừng đến rơi nước mắt! Suốt đời người chỉ có một hôm nay

(Nhật ký đường ra tiền tuyến - Lê Đức Thọ)

Đất nước được thống nhất, đó là niềm vui chung của tất cả mọi người. Vui vì từ nay mình đã thoát kiếp đoạ đày nô lệ, đứng lên làm chủđất nước, làm chủ

cuộc đời mình. Thật nói bao nhiêu cũng không hết niềm vui, nói bao nhiêu cũng không hết cái vị nồng đượm ngọt ngào của đất nước ta trong ngày toàn thắng. Nhưng bên cạnh niềm vui chiến thắng vĩ đại, oai hùng của dân tộc, mọi người

đồng thời cũng thấu hiểu những hy sinh mất mát, cái giá phải trả cho những vinh quang đó. Bởi vì “Bạn hãy nói xem, ởđâu và bao giờ mà không cần hy sinh cũng giành được tự do” (C.Rleev). Qua dòng sông Nhật Lệ, vắng bóng mẹ Suốt - nguời mẹ anh hùng lái đò dưới mưa bom bão đạn chở bộ đội qua sông, đồng chí Lê Đức Thọ bồi hồi sống lại kỷ niệm ngày nào “Con qua đò Mẹ đi vào miền trong”. Giọng thơ của ông chan chứa ngậm ngùi :

Đò xưa vắng bóng Mẹ rồi

Nhìn sông nhớ Mẹ, ngậm ngùi xót xa

Quân thù đã giết Mẹ ta

Một đêm mưa gió máu hoà dòng sông

(Nhớ Mẹ - Lê Đức Thọ)

Đứng lặng trước nấm mồ chiến sĩ không tên - một nấm mồ còn tươi chìm trong mưa gió, ông trò chuyện cảm thông bằng tâm tưởng với người đã khuất. Có biết bao người đã ngã xuống trên con đường đấu tranh gian khổ cho ngọn cờ

chiến thắng tung bay, để có được hình ảnh Tổ quốc hiện ra toàn bích như hôm nay :

Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ

Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển Xanh trời , xanh của những giấc mơ

(Vui thế, hôm nay - Tố Hữu)

Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm Tổ quốc bao giờđẹp thế này chăng

Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi ra cửa Bắc

Hưng Đạo diệt quân nguyên trên sông Bạch Đằng

(Tổ quốc bao giờđẹp thế này chăng - Chế Lan Viên) Chế Lan Viên đã từng cảm thụ rất sâu sắc vẻđẹp của Tổ quốc - vẻđẹp của truyền thống ngàn xưa nay lại được soi rọi bởi ánh sáng của Đảng, của Bác Hồ - và nhà thơđã viết lên những vần thơ chân thành tha thiết :

Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp nhất Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn…

(Tổ quốc bao giờđẹp thế này chăng - Chế Lan Viên) Chỉ trong những ngày tháng hôm nay, con người mới thực làm người, mới tìm lại được chân giá trị của mình trong cuộc sống, chỉ có từ ngày Đảng soi

đường, bao nét đẹp của dân tộc, Tổ quốc mới càng rạng rỡ chói ngời lên :

Ôi buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp Bác Hồơi toàn thắng đã về ta

Chúng con đến xanh ngời ánh thép

Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa

(Toàn thắng về ta - Tố Hữu)

Như vậy Tổ quốc đã được các nhà thơ thời kỳ chống Mỹ thể hiện như một hình tượng đẹp đẽ, cao quí nhất và có những phẩm chất mới mẻ, mang dấu ấn của thời đại.

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ (Trang 34 - 40)