Thể loại thơ

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ (Trang 40 - 44)

Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám là nền văn học hướng vềđại chúng và dân tộc. Quần chúng nhân dân không chỉ là đối tượng phản ánh chủ yếu của văn học mà còn là công chúng đông đảo, là đối tượng phục vụ chính của văn học. Do đó như một lẽ đương nhiên là văn học phải tìm kiếm để khai thác, kế

thừa những giá trị và kinh nghiệm nghệ thuật từ lâu đời của văn học dân gian và văn học cổ điển của dân tộc. Từ sau 1954, trong chặng đường trưởng thành của nền thơ cách mạng, nhiều thành tựu nghệ thuật của thơ mới đã được tiếp nhận trở

lại và vận dụng một cách thích hợp với những nội dung tư tưởng cảm xúc mới. Vì thế cũng dễ nhận ra ở chặng đường này, hình thức câu thơ 7 chữ, 8 chữ vẫn

được sử dụng rộng rãi, chiếm tỉ lệ khá lớn trong các tập thơ tiêu biểu của Huy Cận, Chế Lan Viên, Tố Hữu, Xuân Diệu, Tế Hanh… Hình thức câu thơ lục bát và các thể thơ quen thuộc của trào lưu thơ mới vẫn tiếp tục khẳng định vai trò chủ yếu trong hình thức thể hiện của thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Bên cạnh việc sử dụng thể thơ dân tộc, các nhà thơ còn sử dụng khá thành công thể

thơ tự do và trường ca. Đây là một đóng góp quan trọng góp phần giúp cho hình thức thơ tự do ngày càng phong phú và phát triển.

1. Thơ tự do

Với hình thức cơ bản của thơ tự do là không ràng buộc vào các quy tắc, quy

định về số câu, số chữ, niêm đối… nên nó mở ra chân trời rộng rãi cho sự thể

hiện cái tôi trữ tình cũng như tài năng sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật của nhà thơ. Sự xuất hiện câu thơ tự do như một tất yếu lịch sử, phù hợp với những thay

đổi và sự phát triển của thơ ca thời đại mới: tăng cường trách nhiệm của thơ đối với cuộc sống chiến đấu của dân tộc, xu hướng chính luận trong thơ phát triển. Chất chính luận được gia tăng khiến cho tư duy thơ ca không khuôn lại trong phạm vi cảm xúc của những rung động trực tiếp mà được mở rộng sang phạm vi bàn luận, phân tích, triết luận. Mặt khác thơ ngày càng gắn bó với cuộc sống, mở

rộng biên độđể ôm lấy nhiều mảng đời sống của hiện thực vĩđại của dân tộc. Thơ tự do dần trở nên quen thuộc trong sự tiếp nhận của công chúng và đã có nhiều nhà thơ sáng tác chủ yếu với thể thơ này. Hàng loạt bài thơ tự do ra đời và có rất nhiều sáng tác đã phản ánh được hiện thực đất nước trong những năm chống Mỹ một cách rất thành công: Lửa đèn, Tiểu đội xe không kính, Gửi em cô thanh niên xung phong, Vầng trăng và những quầng lửa (Phạm Tiến Duật);

Khoảng trời hố bom (Lâm Thị Mĩ Dạ); Dáng đứng Việt Nam (Lê Anh Xuân);

Chuyến đò giáp ranh (Hữu Thỉnh)… đều là những bài thơđược nhiều người yêu thích, dù số chữ trong một câu, số dòng trong một bài không được ổn định, có lúc sử dụng cả hình thức câu thơ văn xuôi. Tuy thế hiện thực cuộc sống vẫn hiện lên một cách sinh động trên mạch thơ hồn nhiên, trong sáng, phóng khoáng .

Với ngòi bút chính luận sắc bén, Nguyễn Khoa Điềm đã vạch rõ bộ mặt bẩn thỉu, tàn ác, giả tạo của đế quốc Mỹ. Qua đó khẳng định bản lĩnh, khí phách anh hùng của con người, đất nước Việt Nam :

Một đất nước Từ buổi đầu tiên Mang dấu hiệu cặp cánh tự do của bầy chim Lạc Qua suốt bốn ngàn năm Đến đôi dép Bác Hồ Đạp lên đầu ba tên đế quốc

Là đất nước không bao giờ chịu nhục

Chịu gói mình thành gói hàng của chủ nghĩa tư bản điên cuồng Là đất nước dám cầm vũ khí, dụng cụ tài năng, sức lực

Xây dựng trên mặt đất này những giá trị to lớn, quang vinh

(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm) Việt Nam không chỉ là đất nước anh hùng mà còn là đất nước của tình thương. Lâm Thị Mĩ Dạ đã diễn đạt nỗi lòng đau xót của nhân dân, đất nước mình trước sự hy sinh anh dũng của cô gái thanh niên xung phong mởđường qua khổ thơ tự do, câu thơ dài ngắn thoải mái, rất dễ lắng đọng lòng người :

Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ Đất nước và nhân dân

Lấy nước trời xoa dịu những đau thương

(Khoảng trời hố bom - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Những câu thơ dài ngắn cũng đã góp phần phát hiện ra tư thế, phẩm chất của cả dân tộc Việt Nam :

Đất nước của những người con gái con trai

Đẹp hơn hoa hồng, cứng hơn sắt thép Xa nhau không hề rơi nước mắt Nước mắt

Chỉ giành cho ngày gặp mặt

(Cuộc chia ly màu đỏ - Nguyễn Mỹ)

Hình thức câu thơ tự do đã trở thành xu hướng biểu hiện chung của thơ ca thời kỳ này. Những câu thơ trần trụi, phá vỡ những qui phạm niêm luật, nhịp

điệu, không bị ràng buộc vào số lượng câu chữ tưởng chừng cũng sẽ phá vỡ

lực để chuyên tải chất men cảm xúc của người viết một cách chân thật tự nhiên nhất. Hãy đọc những câu thơ sau của Tố Hữu :

Tôi viết bài thơ xuân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghìn chín trăm sáu mốt

Nắng soi sương giọt long lanh

Rét nhiều nên ấm nắng hanh

Đắng cay lắm mới ngọt lành đó chăng? Giã từ năm cũ bâng khuâng

Đã nghe xuân mới lâng lâng lạ thường!

(Bài ca mùa xuân 61 - Tố Hữu)

Những câu thơ vừa mộc mạc, giản dị, vừa ngậm ngùi, sâu lắng đã đem đến cho người đọc một sự rung động sâu sắc. Nó nhưđược viết ra từ một trái tim yêu nước thiết tha chân thành cảm thấy sung sướng tột độ trước sự hồi sinh của đất nước trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đồng thời khẳng

định niềm tin mãnh liệt của tác giả vào một tương lai tươi sáng hơn.

Hoặc khi cần vạch trần tội ác của giặc Mỹ gieo rắc trên đất nước Việt Nam, nhà thơ sử dụng những câu thơ tự do không vần, không ràng buộc số lượng câu chữ nhằm diễn tả nỗi đau căm hờn, tạo chất giọng tố cáo, nghị luận đanh thép :

Hỡi tất cả chúng bay, một bầy ma quỷ

Bay mang những B52

…Đến Việt Nam

Để ám sát hòa bình và tự do dân tộc

…Nhân danh ai?

Bay chôn tuổi thanh xuân của chúng ta trong những quan tài.

(Êmily, con - Tố Hữu) Câu thơ cứ như tiếng thét - tiếng thét đau đớn thốt ra từ sự căm hờn tột độ

của nhà thơ với kẻ thù - chúng đã giết những trẻ em chỉ biết đến trường; giết những con người chỉ biết yêu thương; huỷ diệt những đồng xanh bốn mùa hoa lá và cả những dòng sông của thơ ca nhạc họa…

Thực tế cho thấy thơ tự do vừa có khả năng to lớn trong việc khai thác sâu rộng những đề tài lớn, mới mẻ trong hiện thực đời sống để phản ánh cho được không khí sôi nổi, khẩn trương, quyết liệt, muôn màu, muôn vẻ của đất nước vừa có khả năng bộc lộ mọi cung bậc tình cảm cảm xúc của nhà thơ dành cho quê hương đất nước mình.

2. Trường ca

Cảm hứng anh hùng về thời đại và vốn sống phong phú mà các nhà thơ tích lũy được trong những năm tháng lăn lộn nơi chiến trường đã tạo điều kiện cho thể trường ca phát triển. [ 3 . 75 ]

Vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trường ca có cốt truyện vẫn là dạng thức chủ yếu như Theo chân Bác của Tố Hữu là bản trường ca tái hiện cuộc đời hoạt động cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong một thời kỳ

lịch sử hơn nửa thế kỷ đầy biến động, nhiều đau thương nhưng cũng rất đỗi hào hùng với những bước ngoặt trọng đại của dân tộc và thời đại. Qua tiểu sử của vị

lãnh tụ mà làm hiện lên một chặng đường lịch sử của đất nước. Bác Hồ đã trở

thành dân tộc và dân tộc tìm thấy mình trong hình ảnh vị lãnh tụ. Viết về Bác Hồ, với Tố Hữu cũng chính là xây dựng hình tượng con người Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu nhất, đã góp phần làm rạng rỡ khuôn mặt Tổ quốc Việt Nam.

Trên mạch ca ngợi người anh hùng, trường ca Nguyễn Văn Trỗi ghi nhận một nỗ lực đáng khích lệ của Lê Anh Xuân. Câu chuyện về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi đã được thể hiện qua văn xuôi, kịch bản sân khấu, điện ảnh… nhưng trường ca Nguyễn Văn Trỗi của Lê Anh Xuân đem lại cho người đọc những xúc

động mới mẻ về lẽ sống cao đẹp, sáng trong, lòng yêu quê hương sâu nặng, mối tình nồng thắm, thủy chung cùng chín phút cuối ở pháp trường, trước khi người anh hùng trẻ tuổi đi vào cõi bất tử. Đọc Trường ca Nguyễn Văn Trỗi, chúng ta thật sự xúc động vì những vần thơ sâu sắc ca ngợi đất nước và lãnh tụ :

- Có hoa xanh nhẹ tiếng ru Có hoa dữ dội đỏ như mặt trời

- Hoa sen nở trắng Tháp Mười

Hoa mai vàng rượi nụ cười rừng xanh

Về chi tiết anh Trỗi gọi Bác ba lần, nhà thơ viết : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cháu hôn lại Bác sáng nay ba lần

Còn với lời anh Trỗi hô: “Việt Nam muôn năm”, nhà thơ viết :

Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam

Lê Anh Xuân đã dành hàng mấy chục câu thơ viết vềđất nước khi anh Trỗi hy sinh. Những câu thơấy đáng xếp vào số những câu thơ hay ca ngợi đất nước. Giờ đây đất nước đã hoàn toàn giải phóng, trong ánh sáng tự do, chúng ta

đọc trường ca Nguyễn Văn Trỗiđể “soi vào sắc máu thêm tươi. Lòng người thêm lửa, cuộc đời thêm tươi” để cùng nhau tiến lên thực hiện ước mơ cao cả của anh Trỗi và cũng là của nhà thơ.

Trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trường ca nở rộ và hầu như không còn phải dựa vào mạch tự sự là chính, không cần có cốt truyện. Trường ca trong dạng thức này có thể xem là một thể loại mang tính tổng hợp bao gồm cả tự sự, trữ tình và chính luận.

Trong trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm không chỉ nói về đất nước trong chiều sâu văn hoá lịch sử với truyền thống đánh giặc và giữ

nước, đất nước trong cổ tích ca dao, trong phong tục, tập quán đã ăn sâu vào đời sống hàng ngày mà còn nói về đất nước của hôm nay - đất nước của Bác Hồ.

Đồng thời qua đó còn có dịp bộc bạch những suy nghĩ, những xúc động đang trào dâng trong lòng mình về quê hương, đất nước và con người. Đặc biệt trong trường ca này, Nguyễn Khoa Điềm đã có phát hiện mới về đất nước - đó là đất nước không thể tách rời nhân dân, đất nước là của nhân dân.

Hay trường ca Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh được tổ chức thành 5 chương, mỗi chương có nhiều khúc. Mối liên hệ giữa các chương rất linh hoạt, có thể thay đổi vị trí cho nhau. Không có cốt truyện, trường ca diễn biến theo mạch trữ tình. Hữu Thỉnh không xây dựng những tính cách hoàn chỉnh, ông chỉđi vào phân tích tâm trạng của một vài mẫu người. Nét nổi bật trong tác phẩm là thực tế

dữ dội, ác liệt của cuộc chiến được thể hiện bằng những hình ảnh cụ thể chứng tỏ

sự quan sát sắc sảo của nhà thơ. Ông dám nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh những cảnh huống ngặt nghèo đau xót nhất. Ngòi bút Hữu Thỉnh nói một cách trực diện về những tổn thất, hy sinh của đất nước, nhưng cảm hứng chủ đạo của tác phẩm vẫn là một niềm lạc quan, cho dù niềm lạc quan ấy có lúc đầy cay

đắng…

Với khuôn khổ dài và đặc biệt là có thể sử dụng linh hoạt nhiều thể thơ

khác nhau trong cùng một tác phẩm, cho nên ngoài khả năng ôm chứa hiện thực rộng lớn ra, trường ca còn là mảnh đất thuận lợi để các nhà thơ tự do bộc lộ mọi cung bậc, sắc thái tình cảm của mình trước hình ảnh đất nước đau thương nhưng rất đỗi hào hùng. Đồng thời qua đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu

đậm, thái độ trân trọng ngợi ca những người con anh hùng của dân tộc. Tuy nhiên, không phải ai đến với thể loại này cũng gặt hái được thành công. Bởi vì nếu như không có tài năng và bản lĩnh thì các tác phẩm của họ sẽ dễ sa vào dài dòng, thừa thãi, hoặc lên gân, ồn ào… Mặc dù vậy sự phát triển mạnh của thể thơ

tự do và trường ca trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹđã đánh dấu một bước phát triển mới của thơ về nội dung cũng như về mặt thể loại.

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ (Trang 40 - 44)