Sự tiếp nhận các yếu tố khẩu ngữ, yếu tố văn xuô

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ (Trang 45 - 48)

II. Ngôn ngữ thơ

1. Sự tiếp nhận các yếu tố khẩu ngữ, yếu tố văn xuô

Trước đây người ta vẫn quan niệm rằng, từ ngữ dùng trong phong cách thơ

phải là từ ngữ bóng bẩy, có tính hoa mỹ, cho nên yếu tố khẩu ngữ thường bị coi rẻ và bị loại ra khỏi thơ ca truyền thống. Ngay trong thơ mới, các yếu tố khẩu ngữ hầu như không tìm được chỗđể xuất hiện.

Trong thơ ca việc dùng từ ngữ bóng bẩy là cần thiết, song không phải là tuyệt đối. Bởi vì, trước thực tế phong phú và ngày càng mở rộng, các sự vật, hiện tượng được nhà thơ khám phá cần phải xem xét từ nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau. Có lúc ngôn ngữ phải lắng sâu, nhiều tính triết lý, nhưng cũng có lúc phải bộc bạch trực quan sinh động đối tượng mà mình miêu tả. Do vậy, sự

xuất hiện các yếu tố khẩu ngữ và các yếu tố văn xuôi ở trong thơ có thể coi như

một tất yếu.

Trong thơ ca hiện đại Việt Nam, ngày từ những ngày đầu kháng chiến chúng ta đã gặp những yếu tố khẩu ngữ xuất hiện khá nhiều trong thơ.

Mở đầu bài Nhớ của Hồng Nguyên, có những câu thơ mang đậm phong cách của câu nói dân dã, đời thường :

Lũ chúng tôi, bọn người tứ xứ

Gặp nhau hồi chưa biết chữ

(Nhớ - Hồng Nguyên)

Đến cuối, khép lại bài thơ, cũng có những câu hỏi đáp, hoàn toàn với tư

cách là một đối thoại khẩu ngữ :

- Đằng nớ vợ chưa? - Đằng nớ?

-Tớ còn chờđộc lập…

(Nhớ - Hồng Nguyên)

Mạnh dạn đưa các yếu tố khẩu ngữ vào trong thơ như trên không hề làm giảm đi giá trị của bài thơ, mà trái lại, nó còn làm cho bài thơ có màu sắc riêng, biểu hiện phong cách cá nhân một cách rõ nét. Mặt khác, nó còn có tác dụng làm cho ngôn ngữ thơ trở nên sinh động, bình dị và gần gũi với mọi người. Qua thơ, cuộc sống hiện lên một cách tự nhiên, chân chất.

Trong thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, việc đưa các yếu tố khẩu ngữ, văn xuôi vào trong thơ dần trở nên phổ biến. Nổi bật trong việc trả về cho thơ cái giản dị của ngôn ngữ đời thường một cách rất thành công đó là nhà thơ Phạm Tiến Duật. Nhớ là một bài thơ tứ tuyệt, cấu trúc của bài thơ tứ tuyệt thường là cấu trúc vững chắc cân đối, có sự hài hòa về nhịp điệu. Nhưng thực ra trong bài thơ vẫn có sự co giãn về câu chữ và có một câu văn xuôi :

Cái vết thương xoàng mà đưa viện

Hàng còn chờđó, tiếng xe reo

Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ biển Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo

Cái vết thương xoàng mà đưa viện”. Câu thơ trên gần với lời nói thông thường. Tuy nhiên nó không làm giảm đi thi vị của bài thơ mà lại rất cần thiết để

nói lên một tâm trạng thật của người lái xe. Một sự trách móc nhỏ, một chút phàn nàn xuất phát từ nỗi lo lắng về trách nhiệm của mình đang thực hiện. Bài thơ do

đó thực và tự nhiên hơn. Cũng có thể nghĩ như thế về người lái xe trong bài Tiểu

đội xe không kính, những con người dũng cảm yêu đời, bình thản trước mọi gian khổ, nguy hiểm :

Xe không kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡđi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Hai câu đầu nếu tách riêng ra hoàn toàn là hai câu nói tự nhiên, giống như

câu văn xuôi hiện đại. Nhưng đến câu thứ ba, với cách đảo ngữ, với cách hòa phối các thanh điệu, câu này đã mang tính tiết tấu, nhịp điệu của thơ. Tiết tấu, nhịp điệu ấy bắt nối với các câu sau làm nên tiết tấu chung của toàn bài thơ. Cũng như vậy, ởđoạn thơ sau, ta gặp các câu :

Không có kính ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già

Không cần lửa phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha

Đó là những câu thơ mang chất liệu khẩu ngữ. Tuy nhiên nó không giống như kiểu nói nôm na: nay ta là một người du kích - là ta chỉ thích đánh Tây - mùa thu này mày mà đến - đến nơi này ta sẽ giết…, mà người đọc có thể tìm thấy

đằng sau những lời nói bình thường ấy là cái đẹp cái cao cả của người lính lái xe, tất cả vì miền Nam, vì chiến thắng.

Tuy nhiên không phải lúc nào đưa các yếu tố khẩu ngữ vào trong thơ cũng

đạt được hiệu quả. Vấn đề là tùy các yếu tố, đối tượng được miêu tả và bút pháp của nhà thơ. Các yếu tố khẩu ngữ, những cách nói có tính chất văn xuôi nếu như được các nhà thơ sắp xếp đúng chỗ, hợp lý thì nó không hề phá vỡ cấu trúc bài thơ mà trái lại nó còn có tác dụng lớn trong việc chi tiết hóa, cá thể hóa đối tượng miêu tả. Ngôn ngữ thơ khi được khai thác ở hướng này thường giàu chất tự nhiên của đời sống, gây ra những cảm xúc hồn nhiên, trực tiếp đối với người đọc. Ví dụ, bài thơCon hỏi cha của Chế Lan Viên :

Con hỏi cha: “bom có giết chết mèo ?” “Có, khi xuống hầm con hãy nhớ mang theo”

Con lại hỏi: “bom có giết chết thỏ cao su và ngựa gỗ” Ôi đồ chơi con trẻ bao lần hoen máu đỏ.

Con hỏi cha: “bom có giết mẹ không?”

Bài thơđược cấu tạo theo cách đối thoại giữa hai nhân vật: cha và con, với những câu hỏi và câu trả lời rất bình dị, song bên trong những câu hỏi và trả lời

đó là cảm xúc của nhà thơ, tập trung theo một dòng cảm hứng chủ đạo nhằm tố

cáo sự man rợ của đế quốc Mỹ. Do vậy, những hình ảnh được lựa chọn rất cụ thể, sinh động, nhưng lại hàm chứa một ý nghĩa khái quát. Con mèo, con thỏ cao su, con ngựa gỗ là những đồ vật gắn liền với tuổi thơđáng yêu của trẻ. Đó là thế giới của sự bình yên, vậy mà bom Mỹ nào có dung tha. Và nữa - người mẹ, tiếng gọi thiêng liêng của tất cả mọi người, càng thiêng liêng hơn với con trẻ trở thành đối tượng của chiến tranh. Cái mạch liên tưởng ấy đã nâng cao giá trị tư tưởng của bài thơ. Nhờ sự liên kết một chùm những cảm xúc với nhiều cung bậc khác nhau, tăng tiến tới mức cao nhất. Và cuối cùng nó dẫn tới bước ngoặt: sự chuyển đổi của những suy nghĩ thành một câu trả lời, một hành động cụ thể :

Đừng hỏi nữa con ơi đừng có hỏi

Để ngày mai cha ra trận cho con

Chất trẻ trung bung phá trong suy nghĩ của đội ngũ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cũng tạo nên một khuynh hướng cho thơ là sử dụng nhiều chi tiết cụ

thể, thô nhám của đời sống sinh hoạt và chiến tranh, mạnh dạn sử dụng hình thức của những câu thơ viết như văn xuôi. Những chi tiết sử dụng trong thơ như còn giữđược cái chất nguyên sơ, tươi ròng của sự sống :

- Bếp tập thểđậu kho và rau muống Em gắp cho tôi bằng đũa cau rừng - Mùi mồ hôi thật thà của lính

- Ngày sinh nhật bắt đầu băng cơn sốt Cổđắng khô ngồi thở trên đỉnh dốc

Bạn mở bi đông nhường hớp nước cuối cùng

Trong bài thơ Nhật ký, Hoàng Nhuận Cầm có ý thức tạo nhịp điệu phong phú cho câu thơ, làm cho thơ tiếp cận với văn xuôi, gần gũi với cuộc đời, nhưng vẫn giàu chất thơ:

Sáng: bình minh ấy là bình minh kỉ niệm Chiều: hoàng hôn như lạ như quen Tối: tắc kè ném lưỡi vào đêm Có ngủđược đâu

Nằm nghe súng nổ

Nằm nghe lại thở

Đánh trận đầu tiên ai chả thế

Thôi sáng rồi! Vẫn tiếng gà xóm mẹ

Cuốn võng theo hướng súng mà đi.

Với hình thức câu thơ văn xuôi, các tác giả đã xây dựng được hình ảnh đất nước với những con người vừa hào hùng vừa lãng mạn, sâu sắc nhiều suy nghiệm trở trăn đầy trách nhiệm.

Người đọc rất thú vị khi đọc những câu thơđầy sáng tạo riêng, hình ảnh thơ

giản dị mà cũng rất thi vị. Có sự phối hợp giữa hình thức câu thơ dài ngắn tự do với ngôn ngữ thơăm ắp chất liệu hơi thở cuộc chiến đấu sôi động toàn dân toàn diện

Tóm lại “sự tiếp cận một cách táo bạo các yếu tố khẩu ngữ, yếu tố văn xuôi trong thơ hiện đại Việt Nam là những bằng chứng nói lên mối quan hệ giữa thơ

ca và cuộc sống cũng như tính tất yếu của sự phát triển ngôn ngữ thơ Việt Nam.” [ 2 . 263 ]

Một phần của tài liệu Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)