Câu phân loại theo mục đích nói: trần thuật, cầu khiến, nghi vấn, cảm thán mang sắc thái điệu nó

Một phần của tài liệu thơ ca Việt Nam (Trang 53 - 55)

I. Những tơng đồng trong hình thức thơ trữ tình điệu nói của Hồ Xuân H ơng, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xơng

I.1.2.1. Câu phân loại theo mục đích nói: trần thuật, cầu khiến, nghi vấn, cảm thán mang sắc thái điệu nó

cảm thán mang sắc thái điệu nói

Đọc thơ Tú Xơng ta thấy các câu thơ đợc phân theo nhiều mục đích nói khác nhau hết sức đa dạng, khiến cho thơ ông không còn mang điệu ngâm cũ mà mang hơi thở của tiếng nói hàng ngày và mang tính hiện đại rất rõ.

Lẫn lời cảm thán: Cô Ký sao mà đã chết ngay? / Ô hay! Trời chẳng nể ông Tây (Mồng hai Tết viếng cô Ký); Trâu bò buộc cẳng trông buồn nhỉ (Lụt Bính Ngọ)

Tú Xơng quả là có tài dùng các từ để hỏi, từ cảm thán: sao mà, thế mà, thế a, thôi thì…. vào mục đích châm biếm mỉa mai. Lời thơ của ông thể hiện đủ các cung bậc của tình cảm của nhân vật trữ tình, biểu đạt nhiều mục đích nói khác nhau của chủ thể trữ tình chứ không chỉ đơn thuần chủ yếu biểu đạt mục đích trần thuật, tự sự, nhận định nh trong thơ trữ tình điệu ngâm.

Thơ Nguyễn Khuyến cũng sử dụng nhiều loại câu phân theo mục đích nói. Phổ biến nhất là câu kể, câu tả, mang nội dung miêu tả, tự sự, phản ánh hiện thực cuộc sống con ngời đời thờng. Lời thơ tự nhiên nh một lời kể chuyện giữa tác giả và một ai đó:

Tết đến ngời cho một chậu trà Đơng say ta chẳng biết rằng hoa

(Tạ lại ngời cho hoa trà)

Kế đến, ông hay sử dụng câu nghi vấn với nhiều mục đích hỏi khác nhau: Thân già da cóc có đau không? (Hỏi thăm quan tuần mất cớp); Sách vở ích gì cho buổi ấy (Ngày xuân dặn các con); Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ (Đĩ cầu Nôm)

Thơ ông vang lên cả những lời cầu khiến, đây là điều hiếm thấy trong thơ trung đại: Thôi cũng đừng chấp chuyện đâu đâu / Túi thiên hạ mặc đời sau gánh vác (Ông phỗng đá); Chớ buồn chi nghe tiếng hát làng say / Xin ngơi gắng cạn chén này (Uống r- ợu vờn Bùi)

Và câu cảm thán thể hiện cách đánh giá, thái độ, tình cảm của chủ thể trữ tình thì không ít: Da mồi tóc bạc ta già nhỉ (Tạ lại ngời cho hoa trà); Cổ hy cha dễ mấy lăm ng- ời (Mừng ông lão hàng thịt)

Hồ Xuân Hơng cũng phát huy đợc thế mạnh của câu phân loại theo mục đích nói trong việc làm đời thờng hoá ngôn ngữ thơ. Thơ bà mang điệu nói bởi có yếu tổ kể lể, phân trần: Một bên con khóc, một bên chồng / Bố cu lổm ngổm bò trên bụng / Thằng bé hu hơ khóc dới hông / Tất cả những là thu với vén / Vội vàng nào những bống cùng bông

/ Chồng con cái nợ là nh thế (Cái nợ chồng con). Thơ bà có nhiều câu cầu khiến lấy nguyên dạng từ trong cuộc sống trích dẫn vào thơ, khiến cho lời thơ mang tính đối

thoại rõ nét: Lại đây cho chị dạy làm thơ (Lũ ngẩn ngơ); Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi (ốc nhồi)

Câu cảm thán thể hiện cảm xúc phong phú, khi là sự ngạc nhiên:

Ô hay! Cảnh cũng a ngời nhỉ (Cảnh thu)

Khi là nỗi thất vọng chán chờng:

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con (Tự tình)

Nh vậy, ở ba nhà thơ chúng ta đều nhận thấy rõ dấu vết của sự vợt thoát ra khỏi khuôn khổ của thơ trung đại vốn chỉ sử dụng chủ yếu kiểu câu trần thuật, tự sự. Bởi lẽ câu thơ cổ là câu thơ duy lý cho nên chỉ có một mục đích là tả sự, tả tình, còn câu thơ hiện đại nghiêng về lời - giọng - điệu nên sử dụng tất cả các loại câu phân chia theo mục đích nói (1, 38). Thơ Nôm của Hồ Xuân Hơng, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xơng vô cùng phong phú các kiểu câu phân theo mục đích nói: trần thuật, cầu khiến, cảm thán, nghi vấn. Sự phong phú, đa dạng đó thật có giá trị đối với việc thể hiện đầy đủ hơn các mục đích nói của nhân vật trữ tình, (các cung bậc cảm xúc, các cách đánh giá…), làm cho thơ Nôm xích lại gần hơn với lời nói trong sinh hoạt thờng ngày của nhân dân. Có thể nói chỉ đến khi thơ trữ tình điệu nói ra đời nhà thơ mới diễn tả đầy đủ nhất tâm tình của chính mình. Và cách diễn tả thật nôm na, thật đời thờng song ngôn ngữ vẫn không đánh mất đi tính nghệ thuật, tính trữ tình của nó.

Một phần của tài liệu thơ ca Việt Nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w