Trong khi nhiều cổ vật Việt Nam có giá trị đang trôi nổi ở nước ngoài, tình trạng xuất lậu cổ vật vẫn diễn biến phức tạp, thì trong mắt một số nhà cổ vật chuyên nghiệp, phần lớn cổ vật được cơ quan nhà nước (Cục Di sản, Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch) thẩm định, xếp hạng chưa xứng tầm. Cách
xếp hạng ngẫu hứng và chưa tạo dựng được thị trường cổ vật công khai, lành mạnh, khiến cổ vật nước ta lâm vào suy kiệt và ngoài tầm kiểm soát.3
Theo chúng tôi được biết, hiện một Việt kiều ở Mỹ có bộ sưu tập trống đồng và đồ đồng Đông Sơn rất đẹp. Và ngoài những bảo tàng ở Imer của Pháp, bảo tàng mỹ thuật Hoàng gia Bỉ, ở Nhật hiện cũng có những bộ sưu tập tư nhân về gốm Việt Nam rất có giá trị thuộc thế kỷ 11 đến thế kỷ 16.
Cho đến cuối những năm 1990, đầu ra của cổ vật chủ yếu vẫn là khách nước ngoài. Khách mua ở các cửa hàng rồi bằng nhiều cách, chủ yếu là “ngầm” qua hải quan cửa khẩu mang đi. Phổ biến là để lẫn cổ vật vào những đồ thủ công mỹ nghệ rồi mang khỏi biên giới. Với những khách mua nhiều, nhà hàng phải đóng thùng để lẫn trong hàng xuất khẩu gửi cho một công ty ngoại quốc nào đó, rồi qua công tỵ nọ tới tay khách hàng.
Tình trạng chung là tiếng kêu báo động về sự mất an toàn ở những nơi tập trung lưu giữ đồ cổ có giá trị văn hóa – lịch sử.
Nạn ăn cắp cổ vật nổi lên như một mối họa tại các khu vực này. Cổ vật bị đem bán ra nước ngoài dưới mọi hình thức, với nhiều đường dây, làm mất mát số lượng lớn, không sao bù đắp được. Riêng vụ án Đinh Công Lân ở số nhà 108 đường Đại Cồ Việt cũ (Hà Nội) cùng 11 tên tòng phạm khác đã âm mưu bán lậu 135 cổ vật giá trị gần 10.000 đôla (theo thời giá năm 1990). Cổ vật bán lậu gồm có: bình sứ, tượng sứ, đĩa men sứ thời Lý – Trần, các loại đĩa, bát hương, ấm pha trà, lọ hoa, đỉnh đồng, tượng phật, tượng người, hạc đồng. Nạn lấy cắp cổ vật gỗ trong các đình chùa cũng khá phổ biến, bao gồm : thẻ bài gỗ, hoành phi, câu đối cổ, tượng gỗ, mõ gỗ, các đồ chạm khắc… Cố thể kể ra một số vụ dưới đây:
Năm 1992 liên tục xảy ra các vụ mất cắp tại các đền chùa trên địa bàn Hà Nội như: Đêm mồng 5/1/1992 kẻ gian dùng vam mở khóa vào đền Liễu 3(1):Bảo tồn và phát huy giá trị danh nhân văn hóa truyền thống Việt Nam – Diêm Thị Đường- NXB Văn hóa thông tin- Tr.21.22.23
Giai lấy đi 3 pho tượng Cửu Long bằng gỗ cao 0.5m; đêm 12/1/1992 ở chùa Mật Dụng, phường Bưởi, kẻ trộm phá cửa vào phủ chín rồng lấy đi 35 pho tượng gỗ. Ngày 4/3/1992 chùa Hương Tuyết ( ô Cầu Dền) mất 30 pho tượng vừa gỗ, vừa đồng; ngày 25/3/1992 chùa Bà Đá bắt được đối tượng Đặng Ngọc Khôi lấy trộm trống cổ; ngày 8/4/1992 kẻ gian vào chùa Tri Đông, xã lệ Chi (Gia Lâm) lấy đi 3 pho tượng tam thế bằng đồng; ngày 22/5/1992 kẻ trộm vào chùa Trích Sài phường Bưởi lấy cắp 4 pho tượng gỗ.
Nạn lấy cắp cổ vật tại chùa, đền ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ cũng xảy ra tương tự, đôi khi mang tính chất tàn bạo. Ví dụ: Ba kho tượng đồng của hai đức vua Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông cùng Hiền Từ Hoàng Thái Hậu tại đền Thái Vi thuộc Trường Yên - Hoa Lư – Ninh Bình, pho tượng Đinh Tiên Hoàng bằng gỗ cũng bị trường hợp như vậy.
Những năm 1991-1993 ở tỉnh Hà Tây có tới gần trăm ngôi đình, chùa, miếu, quán bị mất cổ vật. Ở chùa Dương Nội (Hoài Đức) bị mất tượng phật Thích ca. Ở đình Mộc Xá (Thanh Oai) bộm trộm vào đình trói cụ từ để lục tìm cổ vật. Hầu như tất cả các chùa lớn ở thị xã Hà Đông đều bị mất trộm. Tàn bạo hơn, chúng vét kiệt tượng phật của chùa làng Đa Sĩ (Hà Đông). Tại đây có 58 pho tượng đồng, chúng đã lấy đi 57 pho, còn lại 1 pho do bắt ốc vít vào bệ nên còn sót lại.
Tất cả các vụ trộm cắp cổ vật đã viện dẫn nêu trên đều có đầu ra là các bộ sưu tầm tư nhân ngoại quốc.
Theo tiến sỹ Phạm Quốc Quân – Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, nguyên nhân của chuyện chảy máu cổ vật, tình trạng “lập lờ đánh lận con đen” là do nước ta chưa có một thị trường cổ vật minh bạch.
Chưa có một công ty đấu giá cổ vật nào được thành lập, việc định giá cổ vật cũng còn gặp nhiều vướng mắc. Ông Quân đề xuất: “Trước hết phải có một định nghĩa đầy đủ, chi tiết đâu là “báu vật quốc gia”, đâu là “cổ vật loại
một”, “cổ vật loại hai”… để dễ dàng trong quản lý và định giá. Đồng thời phải tổ chức được những phiên đấu giá công khai cổ vật thì những hiện vật lấy cắp hay đồ giả mới không dám đem ra bán. Chuyện này vừa giúp nhà nước thu được thuế, vừa giảm được tình trạng chảy máu cổ vật như hiện nay”.
Cũng chính vì chưa có một cơ chế mà nhiều cổ vật đã phải “lưu lạc” ở xứ người. Cuốn catalogue về những cổ vật dân tộc Chăm trong bộ sưu tập của István Zelnick được xuất bản năm 2008 (tại Budapest) khiến nhiều nhà sưu tầm choáng váng khi có tới 114 hiện vật bằng vàng gồm tượng Phật, đồ thờ tự, tiền vàng, trang sức. Những cổ vật bằng vàng của vương quốc Chăm pa cổ (thường gọi là vàng Hời) từng tạo nên cơn sốt trong giới sưu tầm từ những năm 1990. Đáng tiếc là bộ sưu tập đồ sộ nhất lại nằm trong tay người nước ngoài.