Trước đây, dù pháp luật không thừa nhận sở hữu tư nhân về di sản văn hoá và nghiêm cấm mọi hành vi mua bán cổ vật nhưng trên thực tế vẫn tồn tại một thị trường “đen” về cổ vật. Từ “giới thợ chạy” ở các địa phương, cổ vật được tuồn về Hà Nội, về thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng…bày bán công khai trong các tiệm với cái tên danh nghĩa: cửa hàng lưu niệm. Những đường phố Hàng Gai, Hàng Đào, Kim Liên, Đồng Khởi, Lê Công Kiều… từng là những tụ điểm buôn bán cổ vật vô cùng náo nhiệt. Ở miền Bắc, vào những thập niên 80-90, các tỉnh Hà Sơn Bình, Hà Tuyên, Vĩnh Phú, Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Hải Hưng… là những nơi cung cấp cổ vật quí hiếm nhất cho trung tâm Hà Nội. Ở miền Nam, các tỉnh có di tích Sa Huỳnh, Chăm Pa, Óc
Eo là vệ tinh của các cửa hàng buôn bán ở thành phố Hồ Chí Minh. Vào thời kỳ ấy, giới buôn lậu chủ yếu săn tìm cổ vật tại các địa phương thông qua đổi chác với vật ngang giá chung là quần bò, áo phông, mì chính…Cổ vật về tay con buôn, được bán bằng ngoại tệ mạnh, phần lớn là cho người sưu tập nước ngoài mà trong đó không ít là con buôn cỡ quốc tế. Cổ vật Việt Nam, vì thế, bị thất thoát, “chảy máu” trầm trọng.
Ngoài ra, thị trường cổ vật hiện nay còn khá lộn xộn bởi sự xuất hiện ngày càng nhiều các đồ giả cổ, đồ nhái được sản xuất ở trong nước (Bát Tràng, Hà Nội, Nam Định, Huế, Đà Nẵng…) và nhập về từ nước ngoài (Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc…). Bên cạnh việc tranh thủ khai thác kỹ năng tinh xảo của các nghệ nhân trong việc làm đồ nhái cổ “trông như thật”, giới buôn bán cổ vật còn tìm mọi cách để trà trộn cổ vật với đồ mỹ nghệ, “đánh đồng” đồ cổ với đồ giả cổ. Dạng thứ nhất là đồ cổ được làm mới nhằm đánh lừa cơ quan kiểm tra nhà nước bằng cách đánh bóng, làm vệ sinh sạch sẽ, vá víu những chỗ bể. Dạng thứ hai là đồ mới giả làm đồ cổ để đánh lừa khách hàng thông qua mánh khoé: ngâm xác trà cho đồ gốm, ngâm áit cho đồ đồng, bôi hắc ín, đất cát cho đồ đá, ngâm nước, bỏ vào tổ mối, phơi nắng mưa hàng tháng trời cho đồ gỗ… Công phu hơn, họ còn lấy mẫu trong catalogue rồi mang sang tận Trung Quốc, Thái Lan đặt hàng, khi làm xong lấy bản vẽ mang về, hàng chỉ chọn một đến hai cái đẹp nhất, huỷ bỏ tất cả những cái còn lại, tạo thành vật độc nhất vô nhị, kích thích mốt sưu tầm những món độc bản của các nhà sưu tập… Mặc dù Bộ Văn hoá – Thông tin (trước đây) và Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (hiện nay) đã cùng với Bộ Thương mại (trước đây), Bộ Công Thương (hiện nay), Bộ Công an. Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan họp bàn các phương án chống làm đồ giả cổ nhằm hạn chế sự nhầm lẫn khi giám định tại cửu khẩu, tạo thông thoáng cho khách xuất nhập cảnh, tăng cường ngăn chặn xuất lậu đồ cổ…nhưng hiệu quả thực tế còn rất khiêm tốn. Nhà nước vẫn thất thu thuế từ các hoạt động mua bán cổ vật, đồng thời quyền
lợi hợp pháp của các nhà sưu tầm chân chính cung không được đảm bảo. Thập kỷ 80 của thế kỷ trước, "thị trường" cổ vật sôi động ở Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng..., những địa phương có nhiều di tích mộ, tháp cổ. Trong những phế tích tháp hay dưới lòng mộ Mường, Thái, người ta tìm thấy nhiều cổ vật quý hiếm, gồm đồ vàng, đồ bạc, đồ gốm sứ... mà những tiêu chí mách bảo, chúng đều là những đồ dùng của hoàng tộc, cung đình - chứng tích của một công trình tôn giáo quốc gia, một chủ nhân mộ là hoàng tộc hay liên quan tới hoàng tộc, mà bia ký còn ghi "Cẩm y vệ, Vĩnh Lộc hầu". Những đồ gốm vua ban tặng có chữ "xu phủ" khi ấy chẳng ai biết là đồ Nguyên hiếm quý, được bán với giá 7 chỉ vàng, trong bối cảnh phấp phỏng lo âu phải trả lại. Nhưng thông tin trở lại, nó được bán tới 30 lạng vàng. Rồi, một phù điêu Siva 7 lạng vàng, giá ban đầu vài chục triệu, lên tới 1,2 tỷ trước khi nó bị thu giữ. Hồi cố của những thanh niên dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, chuyện của 20 năm trước mà vẫn nóng hổi nuối tiếc, khi họ đào được một chiếc chum men màu thời Minh Gia Tĩnh tại một ngôi mộ. Tìm mãi mới có người mua, thì trời đã sập tối. Người bán mừng sẽ dấu được khuyết tật chiếc bình, vì lâu ngày dưới đất đã bị nứt tóc đôi chỗ. Người mua chẳng hề quan tâm, trả giá 1 lạng vàng. Người bán mừng hú vì bán được giá cao, không ngờ chiếc chum "bất thành khí" giá lại cao đến nhường ấy. Một tuần sau, cũng người thanh niên nọ lên tặng quà cho đám thanh niên dân tộc, vì anh ta đã bán được 5 lạng vàng chiếc chum và nói lại rằng, những vết nứt trên chiếc chum, anh ta có biết, nhưng không hề hấn gì với giá cả anh đã mua. Người ta bảo rằng, cổ vật ở Hòa Bình vào những năm 80 của thế kỷ trước, nhiều tới mức, phàm những gì nứt tóc đều bị coi là "bất thành khí", loại bỏ. Việc bán được chiếc chum là một trường hợp hy hữu. Thông tin đã không cho đám thanh niên biết rằng, đồ quý hiếm thì, dù có nứt tóc, mẻ vỡ cũng vô cùng giá trị.
Rồi một bộ sưu tập gốm sứ Hiệp An (Hải Dương) nổi tiếng, được thu về cho bảo tàng, nhưng còn sót lại đôi ba tiêu bản mới toanh như vừa sản
xuất. Không ai biết được đó là đồ cổ thời Nguyên, với giá trị được coi là một trong những loại hiếm quý nhất thế giới hiện nay. Bản thân chủ nhà cũng không hay và người mua nó cũng không biết, trả đại 200.000đ, khoảng năm 1986. Lần mò, anh ta tìm đến một bà cụ sành điệu trong làng buôn bán cổ vật và ngã giá 8 lạng vàng. Băn khoăn, anh gọi thêm một nhóm khác, bán được 11 lạng, với sự quyên góp nhau từ dây chuyền, nhẫn và nhiều đồ trang sức khác mới đủ thanh toán. Cuối cùng chiếc đĩa bán tới giá 30.000 USD, lúc mà những người bình thường Hà Nội chưa biết mặt mũi đồng đô la là gì. Phỏng vấn chủ nhân xa xưa của món cổ vật ấy, mới biết đó là chiếc đĩa đường kính 40cm, vẽ "liên áp" - một đề tài phổ biến thời Nguyên, nhưng điểm đặc biệt, đó là đồ cung đình, hoàng tộc.
Thế kỷ trước, Việt Nam không có kỹ nghệ làm đồ giả cổ và việc giao lưu chưa rộng, nên đồ giả cổ bên ngoài vào ta không nhiều, theo đó, chưa có những cú lừa khiến dư luận bận tâm. Gần đây, do cổ vật khan hiếm, do nhu cầu xã hội tăng cao với sự xuất hiện nhiều nhà sưu tập mới, do buôn bán tiểu ngạch giữa Việt Nam và Trung Quốc mạnh mẽ hơn, nên xuất hiện nhan nhản đồ giả cổ, theo đó, không ít người khuynh gia bại sản.
Có một thực tế đau sót cho không ít nhà nhà sưu tập, trong các bộ sưu tầm của mình, không ít nhà người bỏ ra tới nhiều tỷ đồng để có được một bộ sưu tập " Hoành tráng". Tuy nhiên, quan sát kỹ để phân định rạch ròi giả thật trong hàng nghìn món đồ ấy, thì những cổ vật thật có lẽ không tới 10 %. Vì bởi quá câu nệ vào tài liệu, sách vở mà ít cọ sát với thực tế đầy nghiệt ngã
Để viện dẫn ra đây có rất nhiều những "câu chuyện" điển hình, trong khuôn khổ của luận văn không cho phép, tôi chỉ xin trích dẫn một vài ví dụ điển hình mà các học giả trong giới cổ vật đều biết:
"Một nhà sưu tầm đã từng than thở : Ông đã từng bươn trải nhiều, nhưng đã bị lừa tới vài trăm triệu khi mua phải mười con dao găm cán hình
người bằng đồng, làm giả dao găm Đông Sơn. Đầu tiên là một con, ông bán trôi chảy với giá 5000 USD. Khách mua động viên, có thể mua được với số lượng lớn. Tháng sau ông gặp hai con nữa và gần một năm ông có tới 10 con. Dịp khách quay trở lại Việt Nam cũng là lúc thông tin cho hay, con dao của ông là giả, khi đưa vào phòng thí nghiệm phân tích hợp kim đồng, không phải là đồng thời Đông Sơn."
"Lại một tay buôn cổ vật được mệnh danh là "có sỏi" trong đầu, năm ngoái, bị một mụ đàn bà cao tay, lừa một món cổ vật giá tới hơn 1 tỷ đồng. Xem ảnh, mới biết đây là đồ copi thời Ân - Thương của Trung Quốc, được một bảo tàng của bạn phục chế theo tiêu chuẩn như thật. Gần đây, tôi có xem một tạp chí của Mỹ, nói rằng, một món đồ giả cổ được phục chế lại như thật, khiến cho các chuyên gia giám định, các máy móc phân tích hợp kim, quang phổ đều phải bó tay, thì giá của nó còn cao hơn cả đồ cổ thật. Lẽ đương nhiên, con thú "Ân - Thương" hơn 1 tỷ đồng nêu trên không đạt tới chuẩn mực ấy."
Có cả những hiện tượng "buôn trống đồng". Năm chiếc trống được thông tin trong nước và ngoài nước như là một phi vụ buôn bán trống đồng lớn nhất xưa nay ở Việt Nam, gây một ấn tượng mạnh tới dư luận công chúng. Nhìn những chiếc trống, chúng phảng phất Đông Sơn nhưng không phải Đông Sơn. Có những nhà nghiên cứu nổi tiếng nghi ngờ rằng, phải chăng đây là một loại hình mới của trống đồng mà chúng ta cần bổ sung cho nhận thức của nhà học giả Áo F.Heger trước đây? Chúng có thể có niên đại vào thời Đông Hán, thế kỷ I - III, bởi những hoa văn trang trí rất gần với tranh vách đá (Rock Paiting) có niên đại tương đồng ở Quảng Tây (Trung Quốc). Phân tích thành phần hợp kim theo phương pháp quang phổ định tính và định lượng, mới hay, chúng không có một chút phần trăm chì, thiếc, mà có rất nhiều phần trăm nhôm. Đó không phải là hợp kim đồng cổ, đó là đồng công nghiệp, đồng vỏ đạn.
Cơn sốt đồ gốm sứ xanh trắng Huế (Blue de Hue) bỗng dưng tăng nhiệt sau khi Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới, sau khi cuộc bán đấu giá thành công những món đồ tương tự tại Pari và sau những giá cả như mơ do mác hiệu hoàng tộc của nhiều món cổ vật đem lại. Lập tức lò Cảnh Đức Trấn Giang Tây (Trung Quốc) có tín hiệu trả lời. Hàng loạt đồ "Nội phủ thị trung", "Nội phủ thị hữu" "Khánh Xuân".v.v... được sản xuất đưa qua Việt Nam, gia công thêm cho có màu thời gian, đã khiến cho biết bao nhà sưu tập bị lừa gạt, với giá 2-3000 USD 1 chiếc đĩa đường kính 28-30 cm. Quả thật, sẽ vô cùng khó nhận biết, nếu người mua không hay sự "vô nguyên tắc" trong lối thư họa hiện nay mà xưa kia vua Lê chúa Trịnh đặt làm đâu phải thế ! Cũng trong cơn sốt đồ hoàng tộc triều Nguyễn này, còn một loại cổ vật nữa, đó là những đồng tiền bạc. Tiền bạc có ghi niên hiệu Tự Đức khá hiếm trong dân gian, nên giá cả của nó khá cao, khoảng 10-15 triệu một đồng. Gần đây, cũng lấy những đồng tiền bạc cũ như thế, người làm giả dập niên hiệu Tự Đức, khiến cho kỹ thuật ấy khác hẳn với kỹ thuật đúc, theo đó, người am tường dễ dàng nhận ra, song đã lừa được khá nhiều người sưu tập, trong khi giá trị thực của nó khoảng 1,5-2 triệu đồng. Tiền Việt Nam hiện nay, có đồng giá tới 30.000 USD. Vài đồng như vậy bị giả, quả là khuynh gia bại sản.
Hàng giả cổ có hai loại: giả cổ cấp thấp và giả cổ cao cấp. Đồ giả cổ cấp thấp có giá khá “mềm” vì không phải kỳ công “chế”, và khó có thể bịp ai. Đồ giả cổ cao cấp được làm đặc biệt tinh vi nên giá cao thấp tùy vào độ “gà mờ” của người mua. Các con buôn còn thêu dệt nên những huyền thoại về món đồ, hoặc bắt tay nhau “nổ” về món đồ khiến người mua rơi vào bẫy đã bị gài. Hiện nay, những người sưu tầm một câu chuyện “thật như bịa” như sau: gần 10 năm trước, một tay được đánh giá là “sành chơi” trong làng cổ vật bỏ ra 8 triệu đồng để mua một chiếc bình bằng đồng thời Đông Sơn. Chiếc bình cổ này được trang trọng bày trên giá như một bảo vật. Bất ngờ một hôm, có bậc cao thủ đến chơi nhìn thấy chiếc bình đó đã cười nhạt và lắc đầu. Muốn
chứng minh mình không phải là "gà", chủ nhà nghiến răng cạo lớp đồng rỉ xanh trước mặt khách và té ngửa khi nhìn thấy lõi của chiếc “bình cổ” là... vỏ lon Coca Cola.
Theo quy định trong Luật Di sản văn hóa, “Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên”. Thế nhưng trên thị trường “ngầm”, nhiều món đồ được quảng cáo là ngàn năm tuổi, nhưng sự thực thì có khi chúng chỉ chưa đầy ngàn... ngày tuổi. Lý do: đó là cổ vật “nhái”. Cách thành phố Thanh Hóa chừng 9 km, huyện Đông Sơn nổi tiếng là nơi lưu giữ được nghề đúc truyền thống.
Theo phân loại của người làm nghề, đồ giả cổ được làm giả toàn bộ hoặc giả một phần (sửa chữa từ đồ vỡ thành đồ lành để bán cho được giá). Ví dụ như trống đồng giả được “phù phép” thành đồ cổ như sau: Trống đồng được đúc mới rồi dùng hóa chất (có thể có thành phần là sơn ta) phủ lên bên ngoài. Sau đó dùng đèn khò khò cho lớp sơn cháy, bong ra và chuyển màu. Trong lòng trống, người ta dùng muối ăn và axit dạng nhẹ trộn vào đất, đắp vào để tạo thành những vết han, rỗ…
Trình độ những thợ làm giả cổ vật thực sự điêu luyện với trường hợp làm đồ giả cổ từ nguyên liệu cũ. Người thợ sẽ lấy vật liệu của đồ đồng Đông Sơn hoặc những mảnh trống bé, không có hoa văn, không phục hồi được đem trộn với composit, sau đó ép thành từng tấm, đưa vào khuôn trống, tạo trống mới và trang trí hoa văn. Những “cổ vật” này do được làm từ vật liệu cũ nên rất khó có thể phát hiện được.
Kỳ công hơn, những đồ giả cổ như súng thần công bằng đồng, nếu muốn tăng thêm phần “cổ kính”, sau khi được xử lý hóa chất sẽ được thả xuống vùng biển gần bờ để những con hà bám vào. Nhìn vào những “cổ vật” này, người sưu tầm cổ vật mới vào nghề sẽ hoàn toàn tin tưởng cổ vật có niên đại hàng nghìn năm, vừa mới được một đám thợ săn đồ trục vớt được.
So với đồ đồng, quy trình giả cổ của đồ đá còn tinh vi hơn nhiều lần. Các nhà sưu tầm cổ vật kinh nghiệm cho biết, để làm giả tượng đá sa thạch, các “nghệ nhân” khu vực miền Nam Trung Bộ lấy đá trong mỏ đá địa phương (chính là đá được dùng làm cổ vật từ hàng nghìn năm trước). Bức tượng sau khi hoàn thành được tẩm axit để tạo ra các vết mòn. Công đoạn tiếp theo là chôn tượng xuống đất hoặc ngâm vào bể dung dịch có hoà chính loại đất của di tích. Sau một thời gian được ngâm trong lớp bùn loãng, nước và đất ngấm vào trong các thớ đá, vết nứt. Lúc đó khó ai có thể phát hiện ra bức tượng là đồ giả cổ.
Gần đây, để rút ngắn quá trình, một số thợ lấy đá trong chính di tích (đá kê nền nhà, bệ cột) có niên đại rất cổ để làm tượng. Cách làm tương tự được phát hiện với tượng đất nung. Khi tượng đất nung có niên đại sớm (thế kỷ I - thế kỷ III) trở thành thứ cổ vật có giá thì hàng loạt các mộ gạch ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh bị đào bới. Không tìm thấy cổ vật, bọn đào trộm còn gỡ cả những viên gạch mang đi để tạc tượng. Tượng đất nung kiểu “tân thời” này là sự sao chép lại từ các tượng nguyên mẫu với số lượng hạn chế và được hét giá lên đến hàng trăm triệu đồng.
Đồ sứ cổ là loại đồ dễ “nhái” nhất. Đầu tiên, những món đồ sứ bình