Bên cạnh việc bảo tồn và phát huy, công tác khai thác giá trị di sản văn hóa của đất nước ta cũng đã bước đầu được quan tâm. Di sản văn hóa được nhìn nhận như một động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, mang lại những giá trị vật chất và tinh thần to lớn. Sự gắn kết giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển du lịch đã làm sinh động hơn mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế.
Hàng năm, lượng khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế đến với các khu danh lam, thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hoá, các bảo tàng ngày một nhiều hơn. Rất nhiều di tích sau khi được tu bổ, tôn tạo đã trở thành những sản phẩm du lịch- văn hóa đặc sắc, thu hút du khách trong và ngoài nước, đem lại một nguồn thu đáng kể cho các địa phương có di tích, làm thay đổi cơ cấu kinh tế cho cộng đồng dân cư nơi có di tích và lễ hội. Nguồn thu ở nhiều di tích đã đạt tới con số hàng chục tỉ đồng như cố đô Huế, vịnh Hạ Long, Yên Tử,( Quảng Ninh) địa đạo Củ Chi (TP HCM) Chùa Bái Đính - (Ninh Bình) Chùa Hương ( Hà Nội )… Các di tích có nguồn thu vài tỉ đồng xuất hiện ngày càng nhiều ở các địa phương như: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đền Ngọc Sơn (Hà Nội), Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), Mỹ Sơn, Hội An (Quảng Nam), động Phong Nha (Quảng Bình), núi Bà Đen (Tây Ninh), Thành nhà Hồ, Di tích lịch sử lam Kinh (Thanh Hóa)… Đó là những
đóng góp thiết thực có thể lượng hóa được của di tích đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
Những nỗ lực trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của dân tộc đã thu được những kết quả quan trọng. UNESCO đã công nhận năm di sản văn hóa vật thể và bốn di sản phi vật thể của chúng ta là di sản văn hóa thế giới. Ngoài ra, còn gần 10.000 di tích đã được công nhận ở cấp Quốc gia và cấp Tỉnh.
Nhiều chương trình hợp tác quốc tế được triển khai trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di sản như: trưng bày, giới thiệu cổ vật tại Pháp, Hoa Kì và Nhật Bản…; tổ chức giao lưu, biểu diễn của các đoàn nghệ thuật truyền thống như: tuồng, chèo, múa rối, ca trù… với các nước. Các dự án bảo tồn như: phục hồi nhà truyền thống do trường Đại học Nữ Chiêu hoàng (Nhật Bản) thực hiện ở các tỉnh Bắc Ninh, Nam Định, Thanh Hóa; nghiên cứu giá trị Hoàng thành Thăng Long… được thực hiện với sự giúp đỡ của chuyên gia nhiều nước và tổ chức quốc tế…vv.
Như vậy. di sản cổ vật gốm sứ nói riêng và di sản cổ vật nói chung không chỉ dừng lại ở giá trị lịch sử thuần túy nữa mà đã trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh tế du lịch, trực tiếp đem lại kinh tế để phát triển đất nước.
Chương II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỔ VẬT GỐM SỨ VIỆT NAM VĂN HÓA CỔ VẬT GỐM SỨ VIỆT NAM
2.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY, QUẢNG BÁ GIÁ TRỊ DI SẢN CỔ VẬT GỐM SỨ GIÁ TRỊ DI SẢN CỔ VẬT GỐM SỨ