Giá trị lịch sử.

Một phần của tài liệu Luật di sản văn hóa- 2001 (Trang 26 - 27)

Di sản văn hóa là vốn quý của dân tộc. Xét trên bình diện lịch sử, văn hóa và dân tộc là hai thực thể đồng tồn song hành với nhau. Có dân tộc là có văn hóa, mất văn hóa là mất dân tộc. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta trước sau coi trọng các di sản văn hóa dân tộc, chủ trương giữ gìn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, các di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, các công trình văn hóa nghệ thuật và các lễ hội gắn với danh nhân văn hóa.

Chính sách của Đảng và Nhà nước ta chủ chương bảo tồn lâu dài vốn quý đó để giáo dục nhân dân về lòng tự hào dân tộc, về truyền thống lịch sử văn hóa đương truyền ấy để có thể sáng tạo ra những giá trị nhân văn mới, thể hiện được tầm cao của thời đại và chiều sâu của lịch sử, vừa dân tộc, vừa hiện đại, nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trong mỗi tác phẩm cổ vật gốm sứ đều mang đậm những giá trị lịch sử được thể hiện trên những nét hoa văn, các họa tiết trang trí, những câu thơ, những minh văn thể hiện sinh động cuộc sống của nhân dân đương thời, nó khẳng định về sự tồn tại hiện hữu của lịch sử với nền văn hóa độc lập, tự chủ, lâu đời, kế tiếp nhau mà không bị đồng hóa trước các nền văn minh khác trên thế giới như văn hóa Trung Hoa, văn minh Ấn Độ … Đó là các nền văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò mun, văn hóa Phùng nguyên, văn hóa Đông Sơn… mang đậm nét văn hóa đất Việt và qua đó chúng ta càng thêm tự hào với truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam ta.

Các hiện vật gốm sứ như gạch, ngói, đá được xây dụng cung điện, lăng tẩm, chùa chiền ở thành Cổ Loa- Hà Nội, cố đô Hoa Lư- Ninh Bình, Thành

nhà Mạc- Lạng sơn, thành nhà Hồ- Thanh Hóa, phủ Thiên Trường- Nam Định, cố đô Huế…và gần đây nhất là phát hiện khu di tích Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội đã là những minh chứng sống động cho các nền văn hóa đã phát triển rực rỡ của cha ông chúng ta trong suốt quá trình lịch sử oai hùng của dân tộc. việc phát hiện và trục vớt các con tàu đắm ở Cù lao Tràm, Hòn Khoai, Hòn Cau, Cà Mau, Phan Thiết…với rất nhiều đồ sứ Chu Đậu ( thời Trần- Lê) đã cho chúng ta thêm tự hào với sự phát triển của gốm sứ Việt Nam đã vươn ra thị trường thế giới. Nhân đây cũng xin nói thêm là Dòng gốm Chu Đậu đã hưng thịnh ở thế kỉ 15-16 của Việt Nam đã được rất nhiều bảo tàng ở các nước phương tây trưng bày, lưu giữ và hiện cũng là dòng gốm có giá trị thương mại cao trong dòng đồ sứ trên thế giới.

Một phần của tài liệu Luật di sản văn hóa- 2001 (Trang 26 - 27)