Công tác quản lý và thẩm định

Một phần của tài liệu Luật di sản văn hóa- 2001 (Trang 59 - 62)

Việt Nam của chúng ta là một nước đang còn nghèo, chúng ta chưa có nhiều công trình kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật hiện đại, nguy nga, tráng lệ để giới thiệu với thế giới. Cái mà chúng ta đã có quyền tự hào nhất là một nền văn hóa, một kho tàng di sản văn hoá phong phú, đa dạng, giàu bản sắc, bao gồm cả di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Chỉ riêng với hơn

40.000 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, thống kê được tính tới thời điểm hiện nay (trong đó có 2.771 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 7 di sản được công nhận di sản thế giới là Phong Nha - Kẻ Bàng. vịnh Hạ Long, Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế và Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, đó là chưa kể đến Hoàng thành Thăng Long, Quan họ Bắc Ninh… mới được công nhận) và 116 bảo tàng lưu giữ hàng triệu tư liệu, hiện vật lịch sử - văn hóa, thực sự là một vốn quý chúng ta quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam với bạn bè năm châu trong quá trình hội nhập, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ, Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới.

Cùng với công cuộc đổi mới đất nước, công tác quản lý, bảo vệ di sản văn hóa dân tộc đã dạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận về cả tư duy, nhận thức, hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách, hợp tác quốc tế, dào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cho nghiên cứu, bảo tồn tồn tạo, phát huy giá trị văn hóa và thực hiện xã hội hóa sự nghiệp này… Di sản văn hóa đã và đang hành trình cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Bảo vệ di sản văn hóa là nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn dân. Cùng với vai trò quản lý của nhà nước, việc huy động khuyến khích các cá nhân, tổ chức xã hội trong và ngoài nhà nước tham gia tích cực vào sự nghiệp này cần phải trở thành việc làm thường xuyên hơn nữa bằng các cơ chế, chính sách và biện pháp cụ thể. Tuy còn những hạn chế nhất định, nhưng phải khẳng định rằng trong những năm qua chủ chương xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã từng bước đi vào cuộc sống, với sự ra đời và hoạt động của nhiều tổ chức phi chính phủ, nhiều câu lạc bộ liên quan đến lĩnh vực này, nhiều bảo tàng và sưu tập tư nhân…đã thu hút đông dảo các tổ chức xã hội và người dân tham gia.

Trong lĩnh vực cổ vật gốm sứ nói riêng , trong những năm gần đây, ngoài những hiện vật được lưu giữ và quản lý trong các bảo tàng của nhà

nước, nhiều bảo tàng tư nhân xuất hiện như ở Ninh Bình có bảo tàng " Cố Viên Lầu", bảo tàng " Võ Hằng Nga", ở Thanh Hóa có bảo tàng tư nhân " Hoàng Long " …

Hàng loạt các tổ chức Hội cổ vật, hội Di sản, các Câu lạc bộ cổ vật ở các tỉnh, thành phố, nhiều nơi có cả CLB cổ vật ở cấp huyện, thị ra đời đã làm phong phú thêm lực lượng những người đam mê và sưu tầm cổ vật. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự quản lý cổ vật quý, hiếm, đồng thời góp phần hỗ trợ đắc lực cho sự ra đời các bộ sưu tập cổ vật tư nhân, từ đó thúc đẩy cho thị trường cổ vật Việt Nam hình thành và phát triển.

Về công tác thẩm định cổ vật, đây là một vấn đề khó khăn và còn yếu nhất trong việc hình thành thị trường cổ vật ở nước ta. Mặc dù khoa học công nghệ đã áp dụng nhiều phương pháp khoa học như phương pháp nhiệt huỳnh quang, phương pháp phân tích thành phần hợp kim theo phương pháp quang phổ định tính và định lượng, phương pháp các bon… nhưng giá thành thẩm định còn quá cao, số lượng nơi thẩm định còn rất ít nên công việc thẩm định mỗi món đồ khi giao lưu, đấu giá chủ yếu phụ thuộc và bản lĩnh và trình độ của người mua và bán.

Ở một số địa phương, trước khi giao lưu, đấu giá cổ vật, thường bầu ra một ban "Thẩm định" xong chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm và uy tín cá nhân của các thành viên đó chứ chưa thể có máy móc, phương tiện hỗ trợ và hoàn toàn không có tư cách pháp nhân để bảo lãnh cho hiện vật được đưa ra đấu giá.

Chính vì vậy, trên thị trường cổ vật hiện nay đang diễn ra một hiện tượng thật, giả lẫn lộn, mới cũ nhập nhằng, tỉnh ăn nhầm thua…tạo ra một tâm lý lo sợ cho những người mới sưu tầm và những người chuẩn bị sưu tầm.

Để một phần khắc phục tình trạng trên, các CLB và các tổ chức Hội ra đời với nhiều mục đích , trong đó có một tiêu chí nhằm bảo vệ quyền lợi cho các thành viên trong tổ chức bằng cách: Đề ra các quy định nghiêm cấm bán

đồ " Nhái ", Đồ " Phỏng cổ" trong nội bộ CLB, trong trường hợp người mua cố tình mua thì người bán phải nói rõ, nếu chính người bán cũng chưa hiểu rõ về món đồ thì phải có cam kết cá nhân, nếu xảy ra tranh chấp và cần giám định thì đưa đến CLB để các thành viên có kinh nghiệm và uy tín phân định, trong trường hợp sau này mới phát hiện món đồ giao lưu nội bộ là hàng "nhái" thì người bán phải hoàn trả toàn bộ số tiền đã giao dịch. thành viên nào vi phạm quá 3 lần sẽ bị khai trừ khỏi CLB…vv.

2.3. THỰC TRẠNG VẬN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CỔ VẬT GỐM SỨ TRONG NHỮNG NĂM QUA TRONG NHỮNG NĂM QUA

Một phần của tài liệu Luật di sản văn hóa- 2001 (Trang 59 - 62)