Công tác khai thác và khuyến khích người dân tham gia vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di sản cổ vật

Một phần của tài liệu Luật di sản văn hóa- 2001 (Trang 52 - 59)

việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di sản cổ vật

Với sự ra đời của Luật Di sản văn hóa(2001) và hàng loạt những nỗ lực khác của các cấp, các ngành trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong những năm qua, nhận thức của toàn xã hội và vai trò của di sản văn hóa cũng như tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được cải thiện đáng kể.

Chính sách bảo tồn di sản văn hóa từng bước được hoàn thiện. Chính sách đó được thể hiện trong việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về di sản, bằng việc đầu tư ngày càng lớn các nguồn lực (con người và cơ sở vật chất) cho công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa. Việc ban hành Luật Di sản văn

hóa đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Từ đó, công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa được thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước.

Tại điều 9 Luật di sản văn hóa có ghi: " Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá. Chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

Nhà nước đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá."

Tại điều 17 luật di sản còn viết: "Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam". Những vấn đề liên quan đến việc đầu tư, tu sửa, phục hồi di sản phải tuân thủ theo những chế định của pháp luật hiện hành. Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, Nhà nước vẵn dành một nguồn lực kinh phí đáng kể để tạo ra nguồn nhân lực, chống xuống cấp, tu sửa, tôn tạo di tích, nhất là di tích đặc biệt quan trọng có liên quan đến lịch sử dân tộc.

Chủ trương xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của mọi tầng lớp nhân dân và huy động được mọi nguồn lực xã hội tham gia. Ngoài những di tích trọng điểm mà nhà nước hỗ trợ, đầu tư, nhân dân góp phần to lớn trong việc tu sửa, tôn tạo, các di tích

ở địa phương. Chỉ tính riêng từ năm 1994 đến năm 2000, Nhà nước đầu tư 161,108 tỉ đồng, còn nhân dân đóng góp 460 tỉ đồng cho việc bảo vệ, tu sửa di tích. Ngân sách nhà nước đầu tư cho các dự án điều tra, sưu tầm, nghiên cứu và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ năm 2001 đến năm 2005 là 51,35 tỉ đồng (trong đó ngân sách sự nghiệp là 29,05 tỷ và ngân sách đầu tư cho phát triển là 22.30 tỉ đồng). Đó là chưa kể đến công sức của hàng triệu người dân trong cả nước hàng ngày, hàng giờ chăm lo bảo vệ, giữ gìn di sản.

Bên cạnh việc bảo tồn và phát huy, công tác khai thác giá trị di sản văn hóa cũng được quan tâm. Di sản văn hóa được nhìn nhận như một động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, mang lại những giá trị vật chất và tinh thần to lớn. Sự gắn kết giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển du lịch đã làm sinh động hơn mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế. Hàng năm, lượng khách du lịch đến nước ta ngày một nhiều hơn. Rất nhiều di tích sau khi được tu bổ, tôn tạo đã trở thành những sản phẩm du lịch - văn hóa đặc sắc, thu hút du khách trong và ngoài nước, Nhiều chương trình hợp tác quốc tế được triển khai trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di sản như: trưng bày, giới thiệu cổ vật tại Pháp, Hoa Kì và Nhật Bản… tổ chức giao lưu, biểu diễn của các đoàn nghệ thuật truyền thống như: tuồng, chèo, múa rối, ca trù… với các nước

Công tác nghiên cứu khoa học phuc vụ cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng được đẩy mạng. Đã hoàn thành việc xây dựng ngân hàng dữ liệu về văn hóa phi vật thể tại Viện Văn hóa - Thông tin (nay là Viện Văn hóa - Nghệ thuật Việt Nam) với tổng mức đầu tư là 22.3 tỉ đồng. Trong những năm 2001-2004 thực hiện được 262 dự án, trong đó 64 dự án điều tra tổng thể di sản văn hóa phi vật thể ở các địa phương, 23 dự án điều tra tổng thể di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc có số dân ít, 82 dự án về lễ hội truyền thống, 67 dự án về sinh hoạt văn hóa truyền thống và 16 dự án về loàng nghề truyền thống.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả thể hiện những nỗ lực, cố gắng của nhà nước và của nhân dân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, Công tác khai thác và khuyến khích người dân tham gia vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di sản cổ vật vẫn còn bộc lộ một số hạn chế sau:

Thứ nhất, Chưa có quy hoạch bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một

cách đồng bộ, bền vững trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế văn hóa - xã hội.

Công tác quy hoạch phát triển hiện nay ở nước ta chú trọng nhiều đến phát triển kinh tế. Vì vậy, khi triển khai các dự án phát triển kinh tế đã phá vỡ cảnh quan môi trường, kiến trúc đo thị khu phố cổ, các vùng di tích danh thắng. Các phương tiện thôngtin đại chúng và dư luận xã hội đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc xâm hại các di tích lịch sử - văn hóa vì lợi ích trước mắt như xây dựng khách sạn trên đồi Vọng Cảnh và một số công trình dọc sông Hương (Thừa Thiên Huế); xây dựng các khu dịch vụ, du lịch tràn lan tại vịnh Nha Trang, khai thác than ở Yên Tử (Quảng Ninh)…

Việc quản lý các hoạt động dịch vụ trong khu di tích cũng chưa được coi trọng đúng mức. Việc bán sản phẩm lưu niệm, hàng ăn uống còn diễn ra lộn xộn, thiếu thấm mĩ, làm ảnh hưởng tới giá trị của di tích. Việc tận thu, khoán thu phổ biến ở nhiều địa phương trong dịp lễ hội dẫn tới tình trạng di tích bị khai thác triệt để, gây phản cảm đối với du khách.

Hiện tượng trộm cắp cổ vật tại di tích trong thời gian qua vẫn diễn biến phức tạp, nhất là khu vực đồng bằng và trung du miền núi Bắc Bộ. Tại Hà Tây trước đây, trong những năm 2000-2004 đã xảy ra mất 298 cổ vật tại 40 di tích. Tại Phú Thọ, từ tháng 5/2004 đến tháng 9/2004 đã mất 33 cổ vật tại 4 di tích. Thực tế cho thấy, công tác quản lý di tích ở cơ sở còn bị buông lỏng, Ủy ban nhân dân và ngành văn hóa các cấp chưa có phương án tổ chức quản lý

chặt chẽ, nhiều nơi giao di tích cho các cụ cao tuổi hoặc các vị trụ trì mà không tổ chức các lực lượng trông nom di tích chu đáo. Việc truy tìm kẻ gian để thu hồi cổ vật bị mất trộm chưa đạt kết quả cao, tỷ lệ số vụ mất cắp được xử lý và thu hồi cổ vật rất thấp.

Mặc dù được nhà nước tăng mức đầu tư tu bổ, tôn tạo thông qua chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đã ngăn chặn được nguy cơ sụp đổ, mất mát, song di tích vẫn trong tình trạng báo động về sự xuống cấp và có nhu cầu cấp thiết cần được tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh để góp phần phát triển du lịch, phát triển kinh tế đất nước.

Hệ thống bảo tàng ở nước ta được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, địa phương nào cũng có bảo tàng với mục đích giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, trong đó trưng bày, giới thiệu về đặc điểm lịch sử, văn hóa của mình, nhưng hình thức, nội dung trưng bày thường đơn điệu, cứng nhắc và giống nhau nên không tạo ra sự hấp dẫn với người xem, chưa có nhiều hoạt động hấp dẫn lớp trẻ, nghĩa là chưa phát huy được hiệu quả chính trị - xã hội của thiết chế văn hóa này. Mâu thuẫn giữ bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đang trở thành một trong những thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.

Thứ hai: Khó khăn về ngân sách trong việc bảo tồn, phát huy di sản

văn hóa.

Tuy ngân sách nhà nước đầu tư hàng năm cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa được tăng lên nhưng so với yêu cầu vẫn còn quá thấp. Cả nước hiện còn hàng nghìn di tích quốc gia chưa được tu bổ lần nào, hoặc kéo dài thời gian đầu tư như: di tích Cố đô Huế, Nhà tù Côn Đảo, Nhà tù Phú Quốc, U Minh Thượng, hệ thống bia, biển đường Trường Sơn, Đền Hùng, đôi bờ Hiền Lương, phố cổ Hội An, di tích chiến thắng Bạch Đằng, Lam Kinh, khảo cổ học Cát Tiên… Các di tích đã được đầu tư ở mức chỉ cố gắng đạt mục tiêu gia

cố, chống xuống cấp cục bộ, chứ chưa đủ khả năng thực hiện các dự án tổng thể nhằm tạo điều kiện cần và đủ để di tích tồn tại lâu dài.

Nguồn vốn đầu tư tu bổ di tích không những hạn chế, dàn trải mà còn vướng mắc ở việc quản lý, điều hành. Theo quyết định số 38/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, điều hành chương trình quốc gia thì Nhà nước chỉ giao tổng mức vốn các chương trình quốc gia cho địa phương, dẫn đến một số tỉnh điều chuyển vốn của chương trình văn hóa sang thực hiện nhiệm vụ khác nên mục tiêu đặt ra trong năm không thực hiện được.

Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch không nắm được tình hình thực hiện chương trình ở các địa phương, khó điều hành dẫn tới việc Chính phủ tăng kinh phí cho địa phương tùy địa phương sử dụng. Trách nhiệm của Bộ và địa phương không rõ ràng. Sự phối hợp giữa địa phương với Bộ trong việc xây dựng kế hoạch còn thiếu chặt chẽ. Một số kế hoạch và đầu tư không nắm rõ mục tiêu cụ thể của chương trình nên tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân bố trí sai mục tiêu cần thực hiện. Nhiều địa phương cho rằng, chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giải quyết toàn bộ vốn cho việc bảo tồn di sản văn hóa nên không cân đối thêm nguồn ngân sách địa phương cho các hoạt động trên.

Thứ ba: Một số địa phương chưa quản lý tốt việc thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

Điều này dẫn đến tình trạng tùy tiện trong việc tu bổ và bảo vệ di tích hoặc tiếp nhận những đồ thờ tự (tượng, đại tự, hoành phi, câu đối, bát hương…) không phù hợp. Hiện tượng này có thể dẫn đến nguy cơ làm biến dạng di tích.

Bài học kinh nghiệm.

Tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của di sản văn hóa. Đảng ta luôn luôn khẳng định: di sản văn hóa là tài sản vô giá của

dân tộc, đó cũng chính là tài sản của nhân dân. Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc chính là bảo vệ quyền lợi của nhân dân, của đất nước.

Có chính sách đầu tư thích hợp của Nhà nước. Do đặc thù của công tác bảo tồn, tôn tạo di tích đồi hỏi phải có nguồn kinh phí rất lớn, cho nên nếu nhà nước không đầu tư thì không một địa phương, một ngành nào có thể làm nổi. Bên cạnh đầu tư ngân sách trực tiếp cho công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, nhà nước cũng cần có chính sách để đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho công tác này.

Phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Cùng với sự đầu tư của nhà nước, các địa phương cần chủ động xây dựng chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó dành một nguồn kinh phí cho công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa. Thực tế cho thấy, một số các địa phương quản lý tốt các nguồn thu từ dịch vụ, tiền bán vé tham quan di tích, tiền công đức của khách thập phương, tiền ủng hộ của những người con quên hương làm ăn phát đạt…đã tạo nên một nguồn lực không nhỏ để tu sửa di tích, mở mang giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đến với di tích.

Các bảo tàng cần năng động hơn trong việc tổ chức các hoạt động của mình. Đồng thời, cần tăng cường sự liên kết, phối hợp của các bảo tàng với các ngành, các hội ở trung ương và một số địa phương để tổ chức trưng bày nhiều chuyên đề, góp phần nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về giá trị di sản, giáo dục truyền thống dân tộc.

Tiếp tục thực hiện chủ chương xã hội hóa công tác bảo tồn di tích nói riêng, xã hội hóa các hoạt động văn hóa nói chung. Trước hết, cần nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối với việc bảo tồn di sản văn hóa trên cơ sở tuyên truyền sâu rộng các tầng lớp nhân dân về giá trị của di sản văn hóa. Từ đó, vận động nhân dân tham gia vào hoạt động này với ý thức họ chính là chủ nhân những di sản trên quê hương, đất nước mình.

Tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực khi thực hiện những chính sách về bảo tồn di sản.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến luật Di sản văn hóa trong mọi tầng lớp nhân dân. Có những biện pháp thiết thực để khuyến khích, động viên, cổ vũ những tập thể, doanh nghiệp và cá nhân có lòng hảo tâm tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.

Tiếp tục thực hiện việc bảo tồn di sản văn hóa thông qua cơ chế đầu tư theo chương trình mục tiêu quốc gia. Quán triệt sâu sắc tinh thần của cơ chế đầu tư cho các địa phương thông qua chương trình, mục tiêu quốc gia về văn hóa là cơ chế “hỗ trợ” cho những nhiệm vụ, dự án quan trọng của quốc gia, của ngành chứ không phải là đầu tư 100% thay cho nhiệm vụ đầu tư thường xuyên cho hoạt động và phát triển văn hóa của địa phương. Điều nay nhằm khắc phục tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào nguồn vốn của trung ương, cũng như thái độ né tránh, đùn đẩy trách nhiệm giữa các ngành và địa phương trong các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa.

Đầu tư xây dựng trung tâm nghiên cứu, giám định giá trị của các loại hình di sản nhằm quản lý tốt hơn những hiện vật, cổ vật có giá trị lịch sử - văn hóa. Đối với di sản văn hóa phi vật thể nên thành lập trung tâm lưu giữ những kinh nghiệm, hiện vật đã sưu tầm, nghiên cứu về làng nghề, về các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian… nói tóm lại là cần có trung tâm lưu giữ các dự liệu về di sản.

Một phần của tài liệu Luật di sản văn hóa- 2001 (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w