Giá trị kinh tế

Một phần của tài liệu Luật di sản văn hóa- 2001 (Trang 34 - 36)

Cũng như cổ vật nói chung, cổ vật gốm sứ được nhìn nhận là loại hàng hóa đặc biệt, nó bao hàm rất nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ…mà còn là một loại hàng hóa có giá trị kinh tế rất cao.

Ở đây chúng ta chỉ xét chúng ở phương diện giá trị kinh tế thuần túy hoặc nói cách khác là cổ vật gốm sứ được mua bán với giá đặc biệt kể cả trong nước và đấu giá quốc tế.

Tiêu chuẩn để đánh giá một “Món đồ” khi mua bán, trao đổi, đấu giá thường căn cứ vào các tiêu chí được giới sưu tầm cổ vật “ Ca dao” hóa là : "Nhất dáng, nhì da, tam toàn, tứ họa, ngũ đại, lục độc" có nghĩa là ưu tiên số một của cổ vật gốm sứ là mẫu mã, hình dáng món đồ, sau đó là men, chàm, toàn lành, vẽ đẹp hay xấu, to, bé và độ độc đáo của nó. Còn khi các tiêu chí trên tạm được thỏa mãn thì người ta thường quan tâm đến hiện vật đó vẽ gì ? Có thơ phú hay điển tích gì không?“Nhất nhân, nhì vật, tam phong cảnh ".

Đặc biệt giới sưu tầm thường quan tâm tới hiệu đề dưới đáy của hiện vật (xuất hiện nhiều ở đồ sứ ký kiểu) như : Nội cung, nội phủ thị trung, nội phủ thị đông, nội phủ thị đoài, nội phủ thị tả, nội phủ thị hữu, Khánh xuân, ngoạn ngọc, trân ngoạn, nội phủ, Minh Mạng niên chế, Tự Đức niên chế…vv. Ngoài ra ở một số hiện vật lại ghi niên hiệu sản xuất hoặc lò gốm nơi sản xuất, tác giả chế tác…vv

Tóm lại : Để đánh giá giá trị kinh tế của một hiện vật cổ vật gốm sứ phải căn cứ vào rất nhiều tiêu chí như đã trình bày một phần ở trên, giá cả của món đồ còn phụ thuộc rất nhiều vào thị hiếu của nhà sưu tầm, độ nông, sâu của thời gian, độ “ Nóng của thị trường” thậm chí còn phụ thuộc vào cả yếu tố “Tâm linh“ cơ duyên của người bán và người mua…. Chính vì vậy, nhiều người cho rằng, chơi cổ vật nói chung và cổ vật gốm sứ nói riêng là một điều rất khó. Hơn nữa giá cả của cổ vật chỉ "định tính” chứ không “ định lượng” và giá cả của chúng rất không “Bình dân” nên nhiều người cho là “ Vô giá “.

Sau đây xin viện dẫn một vài ví dụ cụ thể về giá cả đã trao đổi thành công trên thị trường cổ vật hiện nay ở Hà Nội (Tháng 7/2011) đối với loại hàng hóa cổ vật gốm sứ bình thường đang lưu hành trên thị trường:

Một chiếc nậm đựng rượu 1 lít , vẽ chim hoa, đáy vẽ chữ thọ to, toàn lành, men gạo nếp đã trao đổi thành công với giá 120 triệu VNĐ.

Một chiếc dầm tống đường kính 11cm sâu lòng, toàn lành, đáy chữ thọ to với giá 110 triệu VNĐ.

Một chiếc nai đựng rượu 1,5 lít vẽ tản vân đáy chữ thọ vẽ một nét có giá 200 triệu VNĐ.

Một chiếc bát tô đường kính miệng 18 cm vẽ sơn thủy có bài thơ hiệu đề nội phủ thị trung, toàn lành đã bán với giá 158 triệu VNĐ.

Một chiếc ấm dáng tỳ bà Chu Đậu tam thái vẽ tản vân, toàn lành đã bán giá 35 triệu VNĐ….

Trên đây là một vài ví dụ giá cả ở thị trường cổ vật gốm sứ trong nước ở thời điểm hiện tại, còn tại thị trường đấu giá quốc tế thì giá cả của cổ vật gốm sứ Việt Nam còn cao hơn gấp nhiều lần, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “ Chảy máu cổ vật “ ở nước ta hiện nay.

1.3. VAI TRÒ CỦA VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN CỔ VẬT GỐM SỨ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ KINH TẾ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA VẬT GỐM SỨ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ KINH TẾ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

Một phần của tài liệu Luật di sản văn hóa- 2001 (Trang 34 - 36)