0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

XUẤT BIỆN PHÁP: 3.1 Xây dựng cơ sở vật chất:

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CON NGƯỜI VỀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM (Trang 60 -64 )

3.1 Xây dựng cơ sở vật chất:

 Đầu tiên, chúng ta phải làm cho các nhà lãnh đạo hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Các nhà lãnh đạo đất nước phải là người tiên phong trong việc nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và cũng là người tiên phong áp dụng nó. Tôi thấy việc này không khó khăn. Vì các nhà lãnh đạo đất nước là những người có học thức cao, nên sẽ nhận thức việc này dễ dàng. Bên cạnh đó cũng có khó khăn, đó là làm sao các nhà lãnh đạo thống nhất ý chí sẽ bảo vệ môi trường. Vì mỗi người đều có một ý kiến riêng. một cái tôi cá nhân riêng. Việc quan trọng ở đây là phải làm sao đảm bảo lợi ích cho tất cả các nhà lãnh đạo và hướng họ tới một ý kiến chung nếu bảo vệ môi trường thì cũng đảm bảo lợi ích của họ.

 Khi các nhà lãnh đạo đã có ý thức về bảo vệ môi trường thì tiếp đó các nhà lãnh đạo sẽ điều chỉnh bổ sung hoàn chỉnh về luật môi trường. Trong luật môi trường cần nêu rõ vì sao cần bảo vệ môi trường, tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, phân loại rõ các chất thải. Áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn vào sản xuất, có chính sách hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho các nhà máy xí nghiệp trong việc xử lý chất thải. Tạo mọi điều kiện để các nhà máy xí nghiệp trong việc xử lý chất thải. Hỗ trợ và khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, hay các trung tâm nghiên cứu các sản phẩm thân thiện với môi trường. Và cũng quy định rõ công tác thanh tra giám sát các công trình có gây ô nhiễm môi trường. Trong luật cũng quy định rõ thời gian thanh tra. Có biện pháp khen thưởng các cơ quan hay cá nhân làm tốt công tác bảo vệ môi trường như tuyên dương trên đài, báo chí và các phương tiện, hay tặng nhãn sinh thái trên các sản

phẩm của công ty đó. còn đối với các cơ quan hay cá nhân làm ô nhiễm môi trường thì phải có hình phạt thích đáng. Đối với trường hợp nhẹ thì phạt tiền, hay nhắc nhở, còn trường hơp nặng thì phạt tiền, tước giấy phép kinh doanh……

 Sau khi đã có luật hoàn chỉnh, thì cần phổ biến làm sao cho tất cả mọi người dân Việt Nam đều biết. Đối với tầng lớp trí thức thì việc này rất đơn giản. Bởi vì tầng lớp này nắm bắt thông tin rất nhanh. Và trình độ nhận thức của họ cũng rất cao. Nên chỉ cần áp dụng các phương pháp truyền thông như chúng ta thường hay làm khi ban bố một bộ luật gì mới. Nhưng đối với tầng lớp nông dân, nhân dân lao động, những người lớn tuổi thì là một vấn đề rất khó khăn vì tầng lớp này trình độ nhận thức còn thấp. Và việc nắm bắt thông tin của họ còn rất hạn chế. Nên việc phổ biến luật đến bộ phận này rất khó khăn. cần phải có thời gian và phải áp dụng các phương pháp mới.

 Thành lập tổ chức cơ quan thanh tra từ địa phương đến trung ương để thanh tra kiểm soát các vấn đề về môi trường. Đây là một việc rất quan trọng. vì sau khi ban hành luật môi trường thì phải cần một cơ quan giám sát để mọi người thi hành các pháp luật đã đề ra. và cũng để tạo tính công bằng.

 Thành lập mội tổ chức gồm phó giáo sư, giáo sư để nghiên cứu các vấn đề về môi trường, đánh giá thẩm định về các vấn đề môi trường, và tư vấn cho chính phủ về các dự án có liên quan đến môi trường.

 Đưa học sinh, sinh viên Việt Nam ra nước ngoài để đào tạo về kỹ thuật, quản lý môi trường. Bộ tài nguyên và môi trường cần xác định rõ ngành môi trường còn thiếu các nguồn nhân lực gì. ví dụ như nước ta đang thiếu nhân viên trong việc

thiết kế thi công các công trình xử lý nước thải. Sau khi xác định rõ các mặt yếu kém của nước ta. Chúng ta sẽ lên kế hoạch cụ thể. Đó là chúng ta sẽ tuyển chọn 1 số em học có khả năng khi còn nhỏ. và hướng các em đi theo hướng mà chúng ta đã chọn. Và quan trọng là chúng ta phải giáo dục về mặc tư tưởng cho các em. Để các em có một tư tưởng chính trị vững vàng từ nhỏ. Trong tim các em luôn khao khát được cống hiến cho đất nước việt nam. chúng ta sẽ làm bùn cháy tình yêu mãnh liệt của các em đối với ngành mà chúng ta đã chọn từ trước. Và rồi sau đó đưa các em ra nước ngoài để đào tạo từ nhỏ. Bằng cách này, tôi tin rằng sau 1 thời gian nước ta sẽ có 1 đội ngũ nhân viên có thể khắc phục các mặc còn yếu kém của nước ta.

 Ở các địa phương nên có một cơ quan về tuyên truyền ý thức, luật pháp cho người dân, và là nơi giải đáp thắc mắc về các vấn đề về môi trường. Ở đây chúng ta sẽ bố trí một đội ngũ cán bộ chuyên ngành môi trường để tuyên truyền về luật môi trường đối với người dân. Chúng ta phải cử đội ngũ cán bộ đến từng nhà các hộ dân để tuyên truyền về luật môi trường và đồng thời dạy họ cách bảo vệ môi trường. Và đây cũng là nơi tư vấn, giải đáp các thắc mắc về môi trường, và sẵn sàng giúp đỡ hướng dẫn người dân trong việc thiết kế thi công các công trình xử lý môi trường với quy mô nhỏ.

 Xây dựng cơ sở vật chất về môi trường. Như xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, nước thải, xây dựng hợp lý các biện pháp thu gom xử lý rác thải. Áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn vào sản suất, và cần làm chặt công tác đánh giá tác động môi trường. Đầu tiên chúng ta sẽ thống kê và dự đoán lượng nước thải và rác thải của cả nước. Và hiện trạng thu gom nước và rác thải hiện nay. Hiện nay, 1 ngày cả nước thải ra bao nhiêu nước thải và rác thải? Và trong đó bao nhiêu phần trăm đã được thu gom và sử lý? Dựa vào số liệu trên và dự báo nước

và rác thải sẽ sinh ra trong thời gian tới chúng ta sẽ có được con số nước thải và rác thải cần xử lý. Từ số liệu trên chúng ta sẽ lên kế hoạch là sẽ cần xây bao nhiêu nhà máy xử lý rác thải và nước thải hay bao nhiêu bãi chôn lấp. Và chúng ta cũng cần điều chỉnh lại hệ thống thu gom rác và nước thải cho hiệu quả và hợp lý hơn. Chúng ta sẽ sắp xếp lại khoảng cách đặt các thùng rác cho hợp lý, và chúng ta cũng thiết kế và thi công các công trình vệ sinh công cộng. Chúng ta phải thiết kế làm sao nhà vệ sinh công cộng phải thân thiện với môi trường và khoảng cách phải hợp lý. Và điều chỉnh lại giờ thu rác sao cho phù hợp hơn. Ví dụ như buổi sáng khoảng 7h thì mọi người bắt đầu đi làm. Nên yêu cầu hệ thống thu gom rác phải hoàn thành trước 7h sáng.

 Ưu tiên dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Nhà nước cần có chính sách giảm thuế, hay trợ giá đối với các mặt hàng thân thiện với môi trường hay với các mặt hàng có chức năng tiết kiệm năng lượng. Bạn nghĩ sao khi một chiếc bóng đèn bình thường và bóng đèn tiết kiệm điện cùng công suất, mà có giá tương đương nhau? Bạn sẽ chọn cái nào? Hay 1 chiếc tủ lạnh bình thường và 1 chiếc tủ lạnh tiết kiệm năng lượng có giá ngang nhau? Và chắc các bạn cũng không còn xa lạ với chiếc xe đạp điện phải không? Tại sao bạn không sử dụng loại phương tiện này thay cho các phương tiện có gây ô nhiễm môi trường? Tôi biết tâm lý của các bạn gái là rất thích làm đẹp. Đặc biệt là các bạn trẻ. Vậy sao chúng ta không đánh vào tâm lý này? chúng ta sẽ thuyết phục các bạn gái là đi xe đạp rất có lợi cho sức khỏe cũng như sắc đẹp của họ. Và chúng ta sẽ tạo ra 1 trào lưu đi xe đạp điện trong giới trẻ. Và giá mỗi chiếc xe đạp điện không quá mắc. với 3 điều kiện trên tôi tin là các bạn nữ sẽ tìm đến xe đạp điện. Và chúng ta cũng làm điều tương tự với các vật dụng mà thân thiện với môi trường.

 Mỗi ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng cần có ít nhất 1 bản tin về môi trường như: Tuyên truyền luật môi trường, biện pháp bảo vệ môi trường, sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. Việc này trên các chương trình truyền hình đã có như chương trình 60H trái đất, chương trình SOS, chương trình GO GREEN, chúng ta phải phát huy hơn nữa các chương trình này.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CON NGƯỜI VỀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM (Trang 60 -64 )

×