Hiện trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường đất:

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao nhận thức của con người về môi trường ở Việt Nam (Trang 40 - 42)

a. Ô nhiễm môi trường đất:

- Ô nhiễm do sử dụng phân bón hóa học: Sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật canh tác nông nghiệp, nên hiệu lực phân bón thấp. Có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý (K2SO4), (NH)4SO4, KCL, super phootphat còn tồn dư axit đã làm chua đất, nghèo kiệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như: AL3+

, Fe3+, Mn2+ giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng.

- Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc đối với mọi sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường đất-nước; tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất. Theo kết quả nghiên cứu, hiện nay mặc dù khối lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở việt nam còn ít, trung bình từ 0,5-1,0 kg/ha/năm. Tuy nhiên, ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất.

- Ô nhiễm chất thải vào môi trường đất do hoạt động công nghiệp: Kết quả của một số khảo sát cho thấy, hàm lượng kim loại nặng trong đất gần khu công nghiệp đã tăng lên trong những năm gần đây. Như tại cụm công nghiệp phước long. Hàm lượng Cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao từ 1.5 đến 5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần.

b. Suy thoái đất:

Các loại hình thoái hóa đất chủ đạo ở nước ta là: - Xói mòn, rửa trôi, sạt và trượt lở đất;

- Suy thoái hóa học (mặn hóa, chua hóa, phèn hóa); - Mất chất dinh dưỡng, muối khoáng và chất hữu cơ; - Đất bị chua;

- Xuất hiện nhiều độc tố hại cây trồng như Fe3+, Al2+ và Mn2+; - Hoang mạc hóa.

Xói mòn:

- Xói mòn là quá trình tiềm năng dẫn đến thoái hóa đất mạnh nhất ở nước ta. Lớp phủ thực vật, đặc biệt là thảm thực vật rừng nhiệt đới là chiếc áo tốt nhất bảo vệ đất khỏi bị hoặc giảm bớt xói mòn.

- Lượng đất bị xói mòn thường phụ thuộc vào chế độ canh tác. Trong một thời gian dài, chế độ du canh ở vùng đồi núi nước ta đã để lại hậu quả là đất rừng, sau khi khai phá trồng cây ngắn ngày, chu kỳ đất bỏ hóa để phục hồi độ phì nhiêu bị rút ngắn nên hiện có khoảng 17.7 triệu ha đất dốc bị suy thoái ở các mức độ khác nhau tầng đất cứ mỏng dần trong quá trình canh tác.

Hoang mạc hóa:

- Số liệu của văn phòng điều phối Công ước chống sa mạc hóa (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn) cho biết, nước ta hiện có khoảng 7.055.000 ha đang chịu tác mạnh bởi hoang mạc hóa, bao gồm đất trống bị thoái hóa mạnh, đất bị đá ong hóa ( Khoảng 7.000.000 ha); đụn cát và bãi cát di động tập trung ở các tỉnh miền trung (400.000 ha). Đất bị xói mòn tại Tây Bắc, Tây Nguyên và một số nơi khác là 120.000 ha. Dất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long (tứ giác Long Xuyên) là 30.000 ha và cát khô hạn theo mùa hoặc vĩnh viễn tập trung ở Nam Trung Bộ ( Bình Thuận, Ninh Thuận và Nam Khánh Hòa) là 300.000ha.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao nhận thức của con người về môi trường ở Việt Nam (Trang 40 - 42)