Các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái đất:

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao nhận thức của con người về môi trường ở Việt Nam (Trang 38 - 40)

a. Các nguồn gây ô nhiễm đất:

Các tác nhân gây ô nhiễm đất ở Việt Nam chủ yếu bao gồm:

- Sử dụng phân hóa học trong canh tác sản xuất nông nghiệp. Theo bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, ở nước ta lượng phân bón sử dụng trong nông nghiệp. Ngày càng tăng cả về số lượng và chủng loại. Hàng năm, ít nhất 1.420 loại phân bón khác nhau được đưa ra thị trường. Số lượng phân bón nhập khẩu, trong những năm gần đây đều tăng. Đặc biệt là phân urê (khoảng 1-1,4 triệu tấn/năm do sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 1/3 so với nhu cầu) lượng phân bón hóa học này, chủ yếu được sử dụng cho cây lúa, rau màu, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. nhìn chung lượng phân bón hóa học sử dụng ở nước ta còn thấp. tuy nhiên nó lại gây sức ép lớn đến môi trường nông nghiệp và nông thôn bởi 3 lý do sau:

- Sử dụng không đúng kỹ thuật nên hiệu quả phân bón thấp - Bón phân không cân đối nặng về sử dụng phân đạm

- Chất lượng phân không đảm bảo. Hiện nay, ngoài lượng phân bón được nhập khẩu theo con đường chính, thông do nhà nước quản lý hoặc do các doang nghiệp công nghiệp trong nước sản xuất. Còn một lượng lớn phân bón nhập lậu, không được kiểm soát. Cộng thêm một phần do các cơ sở nhỏ lẻ sản xuất trong nước không đảm bảo chất lượng. Chính lượng phân bón này đang gây áp lực ảnh hưởng xấu đến môi trường đất.

Ô nhiễm đất do thuốc bảo vệ thực vật:

- Thuốc bảo vệ thực vật gồm: Thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm, thuốc trừ chuột, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ. Hiện nay, nước ta chưa sản xuất được nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, mà phải nhập khẩu để gia công hoặc nhập khẩu thuốc thành phẩm bao gói lớn, để sang chai đóng gói nhỏ tại các nhà máy trong nước. Từ năm 1997 đến nay, khối lượng thuốc hạn chế sử dụng được nhập khẩu chỉ còn 2.500 tấn thuốc thành phẩm quy đổi ( trước đây từ 7.500- 8.000 tấn/năm) so với năm 1990. Tổng lượng thuốc sử dụng hằng năm tăng từ 1.2 đến 1.5 lần. Thậm chí hơn 2 lần chủ yếu sử dụng cho lúa.

- Một số nơi, ô nhiễm đất mang tính cục bộ do chất thải đô thị khu công nghiệp, làng nghề và khai thác mỏ.

b. Những nguyên nhân gây suy thoái đất:

- Do đặc điểm điệu kiện tự nhiên của nước ta, với 3/4 diện tích là đồi núi nên có độ dốc lớn ( 25 triệu ha đất dốc). Khi đó, sự thay đổi về điều kiện khí hậu và sinh thái. Đặc biệt, là thảm thực vật dễ dẫn đến hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt trượt lở đất làm suy thoái hóa học, mất chất dinh dưỡng và chất hữu cơ ; một số vùng (Bình Thuận, Ninh thuận ) nằm trong vùng khí hậu bán khô hạn, hiện tượng hạn hán xảy ra liên tục đã làm tăng diện tích đất hoang mạc.

- Do tác động trực tiếp từ các hoạt động của con người như : Sự gia tăng dân số đói nghèo, kỹ thuật canh tác không hợp lý, mất rừng, cháy rừng, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng đô thị, khu công nghiệp, khai thác khoáng sản… làm biếng đổi các tính chất đất và mất đất, làm cho đất không còn tính năng sản xuất.

- Ngoài ra, các nguyên nhân gây ô nhiễm như đã nêu ở trên, cũng đã góp phần làm cho quá trình, suy thoái môi trường đất trở nên trầm trọng hơn.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao nhận thức của con người về môi trường ở Việt Nam (Trang 38 - 40)