thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta hiện nay
2.2.1. Các nguyên tắc chung của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta hiện nay hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta hiện nay
Việc đề ra các giải pháp phải nhằm giải quyết những nguyên nhân gây ra tình trạng trì trệ, hạn chế trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta hiện nay và phải dựa trên một số nguyên tắc cơ bản nhất định. Những nguyên tắc này vừa đáp ứng những đòi hỏi chung của sự phát triển của đất nước, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng. Đồng thời các giải pháp này dù dưới
hình thức nào thì đều do chính con người vùng này quyết định là cơ bản, do đó theo chúng tôi, để xây dựng được các giải pháp cụ thể, cần phải đảm bảo một số nguyên tắc chung như sau:
Thứ nhất là, đảm bảo nguyên tắc về sự thống nhất giữa tự nhiên - xã hội- con
người.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, tuy thế giới cực kỳ phức tạp và đa dạng, được cấu thành từ nhiều yếu tố, song, suy đến cùng có ba yếu tố cơ bản: giới tự nhiên, con người và xã hội loài người. Ba yếu tố đó tồn tại thống nhất với nhau trong một hệ thống "thiên nhiên - con người - xã hội", bởi vì, chúng đều là những dạng thức khác nhau, những trạng thái, những đặc tính và những quan hệ khác nhau của vật chất đang vận động vĩnh viễn và phát triển không ngừng trong không gian và theo thời gian. Chính tự nhiên là tiền đề cho sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của con người. Còn con người sống trong môi trường tự nhiên như một sinh vật, chính con người là kẻ điều tiết và kiểm tra các mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Nhờ đó, giúp con người có cơ sở khoa học để khắc phục những mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Nó cho con người thấy rằng, khi giải quyết vấn đề môi trường phải được đặt trong một chỉnh thể hệ thống các mối quan hệ giữa con người - xã hội - tự nhiên.
Mặt khác, quan hệ giữa con người và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội, xã hội phát triển giúp con người có cơ sở khoa học để tạo ra mối quan hệ hài hòa giữa con người với tự nhiên thông qua trước hết việc con người giải quyết những mâu thuẫn của chính con người với con người chứ không thể chỉ dựa vào trình độ phát triển cao của khoa học, công nghệ. Cũng nhờ đó mà vai trò chủ thể tích cực của con người trong việc điều khiển mối quan hệ giữa con người - xã hội và tự nhiên được phát huy. Chỉ có con người với sự hoạt động có ý thức mới có khả năng làm biến đổi giới tự nhiên theo mục đích của mình. Trong thực tế, con người nhiều khi do hoạt động tự phát của mình đối với tự nhiên đã để lại cho môi trường tự nhiên nhiều hậu quả tiêu cực, nặng nề đúng như C.Mác đã từng nhắc nhở: văn hóa nếu phát triển một cách tự phát,
không được hướng dẫn một cách tự giác thì nó sẽ để lại đằng sau những hoang mạc. Nguyên lý này đã yêu cầu con người trong hoạt động cải tạo tự nhiên phải hành động một cách có ý thức để tránh sự trả thù của tự nhiên bởi vì, cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi đối với giới tự nhiên là một lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta.
Thứ hai là, đảm bảo nguyên tắc cho sự phát triển bền vững của vùng và của đất
nước.
Hội nghị Môi trường thế giới họp ở Rio (Braxin) năm 1992 đã đặt ra vấn đề về sự phát triển bền vững và xác định: nhiệm vụ của toàn nhân loại là phải bảo vệ trái đất như bảo vệ ngôi nhà của mình. Từ đó, các nước đã bắt đầu chính thức đưa vấn đề phát triển bền vững vào môi trường. Nguyên lý này đã yêu cầu con người trong quá trình khai thác tự nhiên không được phá hoại cơ hội của thế hệ sau, của sự phát triển xã hội.
Thứ ba là, Phù hợp với điều kiện đổi mới của đất nước và của khu vực.
Cùng với sự phát triển của thời đại, cả nước ta nói chung và khu vực vùng núi Đông Bắc nói riêng cũng đang từng ngày đổi mới và phát triển không ngừng. Từ thực tiễn phát triển và thực hiện đổi mới của các nước trên thế giới và nhất là các nước trong khu vực châu á ở thời gian vừa qua đã để lại cho nhân loại một bài học quý giá, đó là: để quá trình đổi mới và phát triển đất nước đạt được kết quả thì các quốc gia không được coi nhẹ vấn đề môi trường, phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa mục tiêu kinh tế với mục tiêu sinh thái. Nguyên lý này đã yêu cầu con người trong quá trình khai thác và sử dụng tự nhiên vì mục đích phát triển kinh tế phải tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và đổi mới của đất nước.