Những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta hiện nay pdf (Trang 54 - 58)

các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta hiện nay

Sở dĩ trong thời gian qua việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc còn những hạn chế, tồn tại nhất định là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan chủ yếu sau:

Do việc thực hiện bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta trong thời gian qua vẫn chưa được nhận thức đầy đủ, còn có tư tưởng coi nhẹ việc làm này so với việc phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa,... với quan niệm chỉ cần có sự phát triển kinh tế là xã hội phát triển, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống vùng này không được quan tâm đúng mức, chưa được đầu tư thỏa đáng đã dẫn tới tình trạng nhiều giá trị văn hóa sinh thái truyền thống không được bảo tồn và phát huy trong điều kiện mới.

Việc thẩm định các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống xem cái nào là tốt đẹp, là tín ngưỡng đích thực vẫn còn giá trị, phù hợp với điều kiện mới cần được bảo tồn; cái nào là lạc hậu, là mê tín dị đoan, không còn giá trị, không còn phù hợp với điều kiện mới cần phải xóa bỏ vẫn còn nhiều khó khăn, chưa được chuẩn xác. Đặc biệt, hiện nay việc xem xét, thẩm định các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của vùng có rất ít sự tham gia của chính những người dân bản địa - những người hiểu rõ các giá trị này hơn ai hết. Do vậy, việc xác định đúng giá trị đích thực của các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống cần được bảo tồn và phát huy ở vùng này là một vấn đề không dễ.

Sự tác động của nền kinh tế thị trường đối với vùng núi Đông Bắc trong thời gian qua đã gây ra sự biến đổi không nhỏ các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của vùng theo cả hướng tích cực lẫn hướng tiêu cực. Dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, bên cạnh những tiến bộ nhất định về mặt kinh tế, nó đã để lại những hậu quả tiêu cực về mặt văn hóa sinh thái. Những giá trị văn hóa sinh thái truyền thống được hình thành từ lâu đời ở vùng này gắn liền với nền kinh tế tự cung, tự cấp trước đây đã bị nền kinh tế hàng hóa phá bỏ và thay vào đó là lối sống thực dụng với phương châm tất cả đều vì lợi ích duy nhất của con người. Vì lý do đó, nhiều khi nó đã đi ngược lại với lợi ích của tự nhiên, phá hoại tự nhiên một cách không thương tiếc. Những giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của vùng như tư tưởng sống hòa hợp với tự nhiên, tình yêu thiên nhiên của con người nơi đây đã bị xem nhẹ.

Tình trạng di dân từ vùng xuôi lên vùng núi Đông Bắc trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng, thậm chí làm thay đổi một số giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng này. Với việc xuất hiện một cách ồ ạt những dân di cư ở những vùng khác lên xây dựng kinh tế mới ở vùng núi Đông Bắc đã làm cho mật độ dân số vùng này tăng lên một cách nhanh chóng. Để tồn tại, bắt buộc những người này phải mở rộng đất đai cho việc xây dựng nhà ở và cho canh tác nông nghiệp một cách không có kế hoạch, không có sự kiểm soát chặt chẽ. Từ đó, rừng bị phá hủy nhanh chóng, môi trường bị ô nhiễm, sự gắn bó và bảo vệ thiên nhiên ở đây bị mai một dần. Mặt khác, bản thân những dân di cư ở vùng xuôi lên vùng núi thường sống trong một nền kinh tế công nghiệp phát triển hơn so với miền núi. ở họ, lối sống theo kiểu kinh tế thị trường đã thấm sâu vào trong mọi hoạt động của cuộc sống, đó là lối sống bất chấp tất cả để chạy theo lợi nhuận. Khi đến sinh sống ở vùng núi, lối sống của họ đã có sự ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống vốn dĩ bình yên, hòa mình với tự nhiên của dân cư địa phương. Từ đó, nó góp phần làm cho các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống đã từng tồn tại lâu đời ở đây dần dần bị phai mờ trước lối sống hối hả, thực dụng của dân di cư vùng xuôi.

* Nguyên nhân chủ quan:

Do đặc điểm tự nhiên ở đây có địa hình rất phức tạp, đường sá đi lại khó khăn nên sự giao lưu giữa vùng này với các vùng khác không được mở rộng, người dân ở đây không có điều kiện tiếp cận được các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại một cách nhanh chóng, trình độ dân trí thấp, vì vậy khả năng nhận thức về các quy luật tự nhiên, về mối quan hệ hữu cơ giữa con người và tự nhiên của họ còn hạn chế. Họ chưa có khả năng nhận thức và vận dụng một cách chính xác tất cả các quy luật của tự nhiên, họ chưa hiểu được rằng: "Tài nguyên của hành tinh chúng ta không phải là vô tận, có một cái ngưỡng ta không thể vượt qua để hành tinh của chúng ta còn là một nơi có thể ở được" [39, tr. 27]. Chính vì vậy, con người ở đây nhiều khi vì sự sinh tồn trước mắt đã khai thác tài nguyên thiên nhiên nhất là tài nguyên rừng một cách bừa bãi, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường sinh thái mà chính bản thân con người phải gánh chịu. Cũng vì khả năng nhận thức của con người vùng này còn hạn chế nên người

dân ở đây vẫn chưa có ý thức "sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật", vẫn còn tình trạng lệ làng hơn phép nước nên những luật về bảo vệ môi trường, về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống,... chưa được dân cư ở đây nhận thức đầy đủ và tuân theo tuyệt đối.

Đời sống kinh tế - xã hội ở đây còn thấp kém, lạc hậu so với các nơi khác đã dẫn tới sự nhận thức của con người trong vùng về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống còn nhiều hạn chế. Họ chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống, họ không hiểu được rằng:

Cộng đồng thế giới, do nhận thấy hiểm họa của sự phát triển mà bỏ mặc những giá trị văn hóa và tinh thần, đã hiểu được rằng phát triển kinh tế hay chỉ phát triển giá trị vật chất thôi là chưa đủ. Và nếu chúng ta thắng trong trận chiến đấu phát triển kinh tế mà để mất đi hay thậm chí hủy hoại trí tuệ và các giá trị, các truyền thống của quá khứ để lại cho chúng ta thông qua các nền văn hóa sống động của chúng ta,... đó chỉ là thắng lợi rỗng tuếch [51, tr. 18].

Dân cư ở đây cũng chưa hiểu đúng về nội dung của bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống: hoặc cho rằng, phải giữ nguyên các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống mà không có sự phát huy, phát triển trong điều kiện thời đại mới; hoặc cho rằng, phải xóa bỏ hoàn toàn những giá trị văn hóa sinh thái truyền thống trước đây vì nó đã lỗi thời, lạc hậu và xây dựng một nền văn hóa sinh thái mới hoàn toàn. Cả hai quan điểm này đều chứng tỏ dân cư ở đây có cách nhìn siêu hình đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của vùng.

Trong thời gian qua, việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình ở đây chưa được tốt, mức độ gia tăng dân số ở vùng này còn cao. Từ đó, để đảm bảo cuộc sống bắt buộc dân cư địa phương không còn cách nào khác là phải tăng cường khai thác tự nhiên hơn nữa.

Đó là nguồn gốc dẫn tới mối quan hệ giữa con người ở vùng này với tự nhiên đã có sự xung đột, đối lập nhau chứ không hòa hợp với nhau như trước đây. Các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của vùng đã bị xâm phạm khá rõ.

Hiện nay tình trạng du canh, du cư vẫn còn tồn tại ở một số nơi vùng sâu, vùng xa mà những nơi này lại chính là đầu nguồn của một số con sông lớn ở miền bắc nước ta. Với cuộc sống du canh, du cư, tất yếu con người ở những nơi này sẽ không tránh khỏi tình trạng đốt phá rừng để trồng, cấy. Sự kết hợp hài hòa giữa con người và tự nhiên bị phá vỡ, thêm vào đó trình độ dân trí của dân cư ở vùng này cũng rất thấp, thậm chí còn nhiều người mù chữ, họ không hiểu được sự cần thiết phải bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của vùng núi Đông Bắc còn những hạn chế nhất định cần phải nhanh chóng khắc phục.

Vậy để khắc phục những tồn tại trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta hiện nay pdf (Trang 54 - 58)