Những đặc điểm tự nhiê nở vùng núi Đông Bắc nước ta

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta hiện nay pdf (Trang 27 - 29)

Khu vực vùng núi Đông Bắc nước ta gồm 11 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang,

Quảng Ninh. Tổng diện tích tự nhiên là 67.000 km2, chiếm 20% diện tích cả nước. Đây

là khu vực có vị trí địa lý - tự nhiên quan trọng, có ảnh hưởng, tác động đến sự phát triển của môi trường và văn hóa sinh thái của cả nước.

Vùng này có điều kiện tự nhiên rất phức tạp và khá đặc biệt, với độ cao trung bình gần 1.000 m so với mặt nước biển bao gồm nhiều núi cao xen lẫn các thung lũng và địa hình lại thấp dần từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam nên ở đây chủ yếu là núi có độ cao và sườn dốc lớn. Từ đó, đã tạo ra nhiều dạng khí hậu khác nhau trong một phạm vi địa lý nhỏ hẹp giữa đỉnh núi, chân núi và thung lũng. Cũng do cấu tạo địa hình và vị trí địa lý vùng này, đã tạo nên một hệ thống khí hậu hai mùa rõ rệt với sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa rất lớn: mùa đông, nhiệt độ trung bình 8 - 150c, có nơi 00c; ngược lại, mùa hè nhiệt độ trung bình 22 - 350c. Với mức dao động lớn trong ngày, trong mùa, trong năm mà khí hậu vùng này đã trở thành nhân tố chủ chốt trong việc tạo ra sự thích nghi của con người với môi trường ở đây, nơi có sự khác biệt so với các vùng khác. Sống trong môi trường có khí hậu khắc nghiệt như vậy, để tồn tại bắt buộc con người phải có một cách thích ứng phù hợp với tự nhiên trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất. Từ đó, đã tạo ra những giá trị văn hóa sinh thái có nét đặc trưng riêng của vùng. Cũng do có địa hình dốc như vậy và đặc biệt ở một số vùng đa số là núi đá nên ở đây còn có một phương thức sử dụng đất và nước khác hẳn với vùng xuôi. Con người ở đây chỉ có thể canh tác đất đai và sử dụng nước theo kiểu phụ thuộc vào tự

nhiên, hầu như không có sự "cải biến" làm thay đổi căn bản tự nhiên như ở vùng đồng bằng. Đó cũng là một yếu tố để tạo ra những giá trị văn hóa sinh thái vùng này có những biểu hiện khác biệt so với vùng xuôi.

Vùng núi Đông Bắc nước ta còn là vùng sinh thủy của nhiều con sông lớn như

sông Lô, sông Chảy, sông Gâm,... Trong khi đó, vùng này lại có mưa nhiều và chỉ tập

trung trong vài tháng (lượng mưa trên 1.500 mm) nên hàng năm thường xuyên xảy ra lũ lụt và hạn hán. Sống trong môi trường như vậy, bắt buộc con người nơi đây phải thích nghi và tìm mọi cách khắc phục đến mức tối đa những thiên tai đó.

Khu vực miền núi Đông Bắc chứa rất nhiều tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất và đời sống con người như: mỏ thiếc ở Cao Bằng, mỏ than ở Quảng Ninh, mỏ apatít ở Lào Cai, mỏ sắt ở Thái Nguyên, mỏ chì kẽm ở Tuyên Quang,... Do sự phát triển của các ngành công nghiệp và do sự tác động của cơ chế thị trường, nên ở một số nơi trong vùng, con người đã và đang khai thác một cách không có kế hoạch các nguồn tài nguyên đó, gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường và sinh thái. Đây là nguy cơ ảnh hưởng tới các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống đã có từ lâu đời ở vùng này.

Vùng núi Đông Bắc còn là nơi rất giàu tài nguyên rừng. Đó là nơi tập trung lớn tính đa dạng sinh học, các loài động, thực vật rất phong phú nên đã góp phần quan trọng vào quá trình tạo ra sự cân bằng sinh thái, tạo ra được một chu trình sinh học hoàn chỉnh để duy trì và nâng cao chất lượng sống cho con người. Sống trong điều kiện núi rừng bao la với thảm động, thực vật đa dạng, con người nơi đây từ xa xưa đã biết sử dụng những sản vật của rừng để phục vụ cho các nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày của mình từ nhu cầu ăn, ở, mặc đến nhu cầu chữa bệnh, thậm chí cả nhu cầu giải trí,... Nhờ đó, các giá trị văn hóa sinh thái nơi đây đã được hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác dưới hình thức những kinh nghiệm trong cách ứng xử và cải biến tự nhiên. Rừng ở vùng núi Đông Bắc còn đóng vai trò phòng hộ như phục hồi và cải tạo đất, điều tiết nguồn nước và hạn chế lũ lụt, hạn hán, bảo tồn được nguồn nước ngầm, cải tạo khí hậu. Vì vậy, rừng ở đây có vai trò rất quan trọng trong công tác bảo vệ

môi trường không những cho vùng này mà còn cho cả nước. Do đó, việc bảo tồn thái độ ứng xử đúng đắn của con người đối với rừng ở vùng này là một vấn đề hết sức quan trọng và cần được duy trì thường xuyên.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta hiện nay pdf (Trang 27 - 29)