ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Siêu Thị Tại Nhà (Trang 44 - 48)

4.1. Những thành tựu đạt được

Ngay từ khi mới bắt đầu thành lập, hoạt động Marketing của công ty đã được quan tâm thực hiện. Tuy mới ở bước đầu và còn nhiều hạn chế tuy nhiên cũng đã đạt được khá nhiều thành tựu tương đối tốt.

- Bước đầu bắt đầu đi sâu nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm, hình ảnh, uy tín công ty đến khách hàng.

- Công ty luôn luôn tìm kiếm bạn hàng kể cả người cung cấp và đại lý

tiêu thụ có uy tín để từ đó đưa ra chiến lược sản phẩm hiệu quả đem lại lợi nhuận cao cho công ty, giúp công ty phát triển và vững mạnh.

- Nhờ việc tăng cường công tác Marketing mà công ty đã phát hiện và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tạo uy tín và danh tiếng cho công ty trên thị trường vì thế nó giúp công ty tăng thị phần, doanh thu, lợi nhuận, làm cho công ty phát triển vững mạnh trở thành một trong những nhà phân phối sản phẩm đồ gia dụng lớn mạnh nhất tại khu vực miền bắc.

- Hệ thống kênh marketing của công ty đã vươn ra hầu hết các tỉnh thuộc khu vực miền bắc.

- Tạo được lòng tin đối với khách hàng

- Hệ thống kênh marketing đa cấp (có nhiều trung gian phân phối) đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

- Thực hiện chiến lược kinh doanh một cách linh hoạt theo thông tin thị trường thu được.

- Bước đầu tạo dựng được thương hiệu riêng của công ty, chuẩn bị chuyển hướng sang sử dụng thương hiệu riêng vào việc lắp ráp sản phẩm.

- Giá cả ổn định, thông tin về giá luôn được công ty nắm bắt và thông báo kịp thời cho khách hàng, đảm bảo không để sảy ra tình trạng sốc giá.

- Sản phẩm mà công ty kinh doanh đều mang thương hiệu khá nổi tiếng như Happycook, Koreaking, Nikko,… nên nhanh chóng tạo được sự tin tưởng của khách hàng.

- Công ty xây dựng được một chính sách sản phẩm hợp lý và chế độ bảo hành đến tận nơi cho người tiêu dùng nên sản phẩm mua của công ty được khách hàng cũng như người tiêu dùng tin tưởng.

4.2. Những hạn chế còn tồn tại

Tuy công ty đã quan tâm và coi trọng hoạt động Marketing, nhưng công ty vẫn chưa coi trọng hoạt động này đúng như vai trò và tác dụng của nó. Công ty vẫn chưa có sự đầu tư đúng mức cho hoạt động Marketing, chưa có nhân viên chuyên trách Marketing. Bởi vậy, bên cạnh những mặt đã làm được thì hoạt động Marketing của công ty vẫn còn một số những tồn tại hạn chế sau:

- Không có các cuộc nghiên cứu thị trường một cách đồng bộ nên chỉ có thể dự báo được tình hình cung, cầu, đối thủ một cách chung chung tương đối. Hoạt động nghiên cứu thị trường diễn ra một cách đơn lẻ, chưa có tính hệ thống.

- Hoạt động nghiên cứu thị trường được thực hiện một cách rải rác, thông tin nhiều khi không chính xác, thiếu cơ sở khoa học, thực tế.

- Vẫn xảy ra tình trạng mâu thuẫn giữa các kênh marketing (mâu thuẫn xảy ra khi nhiều kênh Marketing cùng bán trên cùng một khu vực). Dẫn đến giá cả giữa các sản phẩm của công ty phân phối có khi bị vênh nhau khi bán hàng đến các cửa hàng nhỏ lẻ.

- Hoạt động marketing của công ty chưa được quan tâm đúng mức và còn nhiều yếu kém.

- Giá bán không thống nhất nên dẫn đến khách hàng chuyển sang hợp tác với đối thủ cạnh tranh.

- Chưa có nhân viên marketing thực sự do chi phí cho hoạt động Marketing là vô cùng tốn kém mà trong khi đó các doanh nghiệp ở việt nam hầu hết là thiếu vốn.

- Nguồn sản phẩm cung cấp cho hoạt động tiêu thụ còn hạn chế, hiện tượng thiếu hàng liên tục xảy ra.

- Các hoạt động xúc tiến như Khuyến mãi, quảng cáo, … chưa được thực hiện một cách rầm rộ và hiệu quả đem lại chưa cao. Các chương trình Marketing kích thích tiêu thụ của công ty chỉ được thực hiện trên một số khu vực với số lượng hạn chế do còn quá e ngại về chi phí cho chương trình (ngân sách cho hoạt động xúc tiến còn hạn chế)

- Hệ thống kênh phân phối không đảm bảo tính kinh tế, quá phân tán, chưa tập trung có trọng điểm vào thị trường tiềm năng. Việc bao phủ thị trường của công ty hiện nay là khá tốt phù hợp với chiến lược kinh doanh dài hạn của công ty nhưng công ty cũng cần tập trung có trọng điểm dần dần tiến đến bao phủ toàn diện trên khắp các thị trường, và trước tiên bây giờ phải tập trung đánh mạnh vào thị trường tiềm năng.

4.3. Những nguyên nhân tồn tại

- Năng lực cán bộ công nhân viên chưa cao - Năng lực tài chính của công ty thấp

- Làm marketing chưa thực sự xuất phát từ thị trường.

- Công tác tuyển chọn nhân viên bán hàng còn nhiều hạn chế, nhân viên bán hàng chưa hướng được khách hàng vào sản phẩm

- Giá bán không thống nhất.

- Chưa có nhân viên marketing thực sự do chi phí cho hoạt động Marketing là vô cùng tốn kém mà trong khi đó các doanh nghiệp ở việt nam hầu hết là thiếu vốn.

- Với quy mô hoạt động kinh doanh lớn cả về quy mô thị trường và số lượng phẩm mà trong khi đó công ty chưa thanh lập được phòng Marketing.

- Công tác điều hành chỉ đạo còn thiếu chủ động, kém linh hoạt. Thực tế chỉ chăm lo được nhiệm vụ trước mắt, chưa đề xuất được phương án cho sự phát triển lâu dài. Bên cạnh đó, thì số cán bộ được đào tạo về tiêu thụ và am hiểu thị trường còn rất ít. Hiện nay, cán bộ tiêu thụ của Công ty Bánh kẹo Hải Châu được đào tạo từ các ngành kinh tế khác nhau nhưng không ai được đào tạo theo chuyên ngành Marketing

- Công tác tiêu thụ sản phẩm, thị trường, nghiệp vụ Marketing đã có nhiều cố gắng, nhưng việc chủ động điều tra nghiên cứu thị trường, nắm bắt thông tin phản hồi chưa sâu, chưa kịp thời. Chưa nắm bắt đầy đủ xu hướng thị trường về mẫu mã, chủng loại, giá cả, thị hiếu tiêu dùng.

- Chi phí cho hoạt động giao tiếp khuyếch chương còn thấp.

- Chưa nắm rõ xu hướng thị trường về thị hiếu của khách hàng về sản phẩm.

PHẦN III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARRKETING NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG

NHÀ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Siêu Thị Tại Nhà (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w