Chính sách đầu tư và tín dụng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long - Thực trạng và giải phá pdf (Trang 83 - 84)

- Kinh tế kỹ thuật chủ yếu liên quan đến phát triển nông nghiệp hàng hóa.

3.2.4.2. Chính sách đầu tư và tín dụng

Vốn là yếu tố sống còn của mọi đơn vị sản xuất kinh doanh, là điều kiện quyết định đến sự phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Thực tiễn phát triển nền nông nghiệp ở nước ta nói chung, ở ĐBSCL nói riêng cho thấy: do thiếu vốn nên hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, nhất là thủy nông xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu thâm canh cao và phát triển bền vững. Lũ lụt và mưa lớn năm 1996, bão số 5 năm 1997, hạn hán kéo dài suốt năm 1998 và lụt lớn ở miền Trung năm 1999 đã bộc lộ sự yếu kém của các công trình thủy nông hiện nay, kể cả ở vùng trọng điểm sản xuất hàng hóa như ĐBSCL, ĐBSH và Tây Nguyên. Cũng do thiếu vốn, nên các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư chậm được thực hiện, những tiến bộ khoa học - công nghệ chậm áp dụng vào sản xuất, năng suất, chất lượng và hiệu quả nông nghiệp thấp, sức cạnh tranh trên thị trường thấp...

Trong những năm qua, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp tuy có tăng về số lượng tuyệt đối, nhưng tỷ trọng không tăng, thậm chí giảm. Nếu những năm 1986 - 1990 tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp là 20% tổng số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thì trong 3 năm 1996 - 1998 giảm xuống còn 11-12%. Theo yêu cầu của hệ số ICOR, thì tỷ lệ đó phải 21-23%, nếu muốn duy trì tốc độ tăng trưởng nông nghiệp 4,5 - 5%/năm. Đảng ta đã khẳng định cần phải tăng tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn. Việc tăng tỷ trọng đầu tư phải đi đôi với nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh trường hợp "rải mành mành" như trước đây.

Trong những năm tới để tăng cường vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhà nước cần:

- Tăng cường vốn đầu tư từ ngân sách cho nông - lâm - thủy sản và nông thôn; tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực: xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất (thủy lợi, giao thông, điện); khai hoang phục hóa; đầu tư vào các ngành công nghiệp phục vụ nông - lâm nghiệp (sản xuất phân bón, thuốc, hóa chất, cơ khí trang bị chế biến nông - lâm - thủy sản); đầu tư đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, cán bộ khuyến nông, các chương trình phát triển nông thôn về giáo dục, y tế, văn hóa... - Có chính sách khuyến khích huy động vốn trong dân, vốn của các thành phần kinh tế đầu tư vào thâm canh trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, khai hoang, nuôi trồng thủy sản, phát triển công nghiệp nông thôn.

- Phát triển đa dạng các hình thức tín dụng nông thôn, khuyến khích mọi hình thức tín dụng nhằm hỗ trợ vốn cho nông dân. Có chính sách ưu đãi cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa... vay vốn để sản xuất, tự vươn lên xóa đói giảm nghèo. Đơn giản hóa các thủ tục vay mượn. Ban hành hệ thống lãi suất tín dụng hợp lý, tạo điều kiện thuận tiện, tin cậy cho nông dân vay vốn và góp vốn.

- Có chính sách thu hút các nguồn vốn nước ngoài dưới nhiều hình thức: hợp tác liên doanh, chế biến và bao tiêu sản phẩm; cho thuê đất để mở cơ sở sản xuất, vay vốn nước ngoài...; dành vốn ưu đãi của các tổ chức quốc tế đầu tư phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, vùng sâu, vùng xa.

Đầu vào nông nghiệp là lĩnh vực rủi ro lớn do ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố thiên nhiên, thêm vào đó nhà nước ta chưa có chính sách ưu đãi thỏa đáng, thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà, nên nông, lâm, ngư nghiệp kém sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, đã đến lúc cần nghiên cứu và hoàn thiện chính sách nông nghiệp để thu hút các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài một cách mạnh mẽ hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long - Thực trạng và giải phá pdf (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)