Phát triển nông nghiệp hàng hóa trong cả nước nói chung, ĐBSCL nói riêng nhìn dưới góc độ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long - Thực trạng và giải phá pdf (Trang 38 - 43)

- Kinh tế kỹ thuật chủ yếu liên quan đến phát triển nông nghiệp hàng hóa.

2.1.3.1.Phát triển nông nghiệp hàng hóa trong cả nước nói chung, ĐBSCL nói riêng nhìn dưới góc độ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta

Phát huy những thành quả đạt được trong giai đoạn 1981 - 1987, đồng thời khắc phục những biểu hiện yếu kém bộc lộ trong bước khởi đầu của quá trình đổi mới, Đảng ngày càng nâng cao nhận thức về quan điểm, chủ trương và đường lối phát triển kinh tế ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó nổi bật nhất là chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trong hơn một thập kỷ qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành một loạt các chủ trương biện pháp hết sức thiết

thực, tích cực phát triển nền kinh tế nông nghiệp nước ta theo hướng sản xuất hàng hóa:

- "Khoán 100" là khâu đột phá mở đầu sự đổi mới trong sản xuất nông nghiệp. Thực chất của vấn đề này là bước thừa nhận và cho phép hộ xã viên được đầu tư vốn, sức lao động trên ruộng đất hợp tác xã và hưởng trọn phần vượt khoán. Hộ xã viên được tự chủ 3 trong 8 khâu của quá trình sản xuất, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch.

"Khoán 100" phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của hộ gia đình xã viên, nên nó nhanh chóng trở thành một phong trào quần chúng rộng khắp cả nước, tạo ra động lực chặn đứng sự sa sút và tạo đà phát triển sản xuất nông nghiệp. Để tăng thu nhập từ sản lượng vượt khoán, đòi hỏi hộ gia đình xã viên phải đầu tư thêm lao động, vốn và kỹ thuật đồng thời sử dụng hợp lý và có hiệu quả sức lao động, vật tư, kỹ thuật và tiền vốn... Nhờ đó, sản lượng nông nghiệp tăng lên có vụ từ 10 - 15% có nơi cá biệt 20%. Thu nhập tăng, đời sống xã viên được cải thiện, nông dân yên tâm sản xuất.

Tuy nhiên "Khoán 100" bước đầu có sự đổi mới về cơ chế quản lý trong các hợp tác xã, nhưng cơ chế quản lý trên tầm vĩ mô vẫn là cơ chế tập trung quan liêu bao cấp (xã tăng sản lượng khoán thì hợp tác xã tăng mức khoán; Nhà nước tăng mức huy động; nghĩa vụ lương thực với giá thấp...) nên gây ra nhiều khó khăn cho việc thực hiện "Khoán 100" và tình hình phát triển nông nghiệp vẫn trong tình trạng khó khăn, người sản xuất vẫn bị trói buộc, không khuyến khích sản xuất.

- Đại hội lần thứ VI của Đảng (12/1986), với tinh thần đổi mới đã nhìn thẳng vào sự thật, Đảng ta đã phân tích đánh giá đúng tình hình và đề ra chủ trương đổi mới quản lý, đưa nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Tiếp theo Đảng ta liên tiếp đề ra nhiều chương trình, Nghị quyết thực hiện chủ trương đổi mới của Đại hội, trong đó nổi bật nhất là Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (4/1988) thường gọi là "Khoán 10". Nội dung Nghị quyết này đề cập tương đối đồng bộ các giải pháp đổi mới quản lý nông nghiệp. Thực chất của nó là đổi mới quan hệ giữa kinh tế hộ xã viên với kinh tế hợp tác xã, nhằm giải phóng mạnh sức sản xuất trong nông thôn, tạo động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

- Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII đã xác định nhiệm vụ năm 2000, cần phải tiếp tục giải phóng sức sản xuất, khai thác và huy động cao nhất mọi nguồn lực, mọi tiềm năng để phát triển nhanh và vững chắc nông- lâm - ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Hội nghị nhấn mạnh mục tiêu là:

Thu hút được đại bộ phận lao động dôi thừa, tăng năng suất lao động xã hội, tạo ra một khối lượng hàng hóa nông nghiệp lớn, chất lượng cao, giá thành hạ, giải quyết vững chắc nhu cầu lương thực và thực phẩm cho nhân dân, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu nông, lâm, thủy sản cho công nghiệp, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu nhập, cải thiện một bước cơ bản đời sống vật chất, văn hóa của nông dân, khắc phục nạn suy dinh dưỡng, tăng thêm diện giàu và đủ ăn, xóa đói giảm nghèo.

Phải đặt phát triển nông nghiệp hàng hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, coi đó là nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu; thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa; gắn sản xuất với thị trường, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học; gắn phát triển nông nghiệp hàng hóa với phát triển kinh tế, văn hóa xã hội nông thôn. Đó là những quan điểm cần nắm vững.

Phải thực hiện sự chuyển dịch cả cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nên cơ cấu kinh tế mới: nông - công nghiệp chế biến nói riêng và công nghiệp nông thôn nói chung, thương nghiệp và các dịch vụ khác. Kiên trì và nhất quán thực hiện chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, bằng cách đổi mới kinh tế hợp tác xã, phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ xã viên, đổi mới hệ thống doanh nghiệp Nhà nước, khuyến khích kinh tế hộ nông dân cá thể.

- Đại hội lần thứ VIII của Đảng (12/1996), phát huy thành tích đã đạt được, Đảng ta đề ra chặng đường phát triển mới. Đại hội nhấn mạnh mục tiêu: phát triển nông nghiệp toàn diện hướng vào đảm bảo an toàn lương thực quốc gia trong mọi tình

huống, tăng nhanh nguồn thực phẩm và rau quả, cải thiện chất lượng bữa ăn, giảm suy dinh dưỡng.

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn có hiệu quả, trên cơ sở đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực, chủ yếu là lúa, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm, phát triển kinh tế biển đảo, kinh tế rừng, khai thác có hiệu quả tiềm năng của nền nông nghiệp sinh thái, tăng sản lượng hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu, mở rộng thị trường nông thôn, tăng thu nhập của nông dân. Đẩy mạnh việc xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội.

- Nghị quyết 06 (khóa VIII) của Bộ Chính trị, một lần nữa Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn:

Về quan điểm, phải coi trọng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp) và xây dựng nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của cả nước trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, củng cố liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và trí thức, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa [21].

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ngành nghề, gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn và trên phạm vi cả nước; gắn phát triển với xây dựng nông thôn mới; gắn công nghiệp hóa với thực hiện dân chủ hóa và nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ở nông thôn; tạo ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, thực hiện có kết quả mục tiêu phát triển dân số.

Phát huy lợi thế từng vùng và cả nước, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng, đáp ứng ngày càng cao nhu

cầu nông sản thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp, hướng mạnh ra xuất khẩu. Đồng thời phải đảm bảo an ninh lương thực an toàn môi trường sinh thái;

Phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế hợp tác xã dần trở thành nền tảng, hợp tác và hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển theo đúng pháp luật. Tiếp tục phát triển nhiều hình thức kinh tế hợp tác; các loại hình hợp tác xã dịch vụ cho kinh tế hộ nông dân, từng bước xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật hợp tác xã; chú trọng liên minh liên kết kinh tế Nhà nước với các thành phần kinh tế khác. Tạo điều kiện và khuyến khích mạnh mẽ hộ nông dân và những người có khả năng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

Với các mục tiêu trên, giải pháp đề ra cho nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa bằng những nhiệm vụ cụ thể:

- Tăng nhanh sản lượng hàng hóa ở những vùng có năng suất và hiệu quả cao. - Phát triển mạnh các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và rau đậu có hiệu quả kinh tế cao; hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với công nghiệp chế biến tại chỗ.

- Phát triển vùng chăn nuôi tập trung gắn với công nghiệp chế biến thực phẩm. - Phát triển ngành nghề nuôi trồng thủy sản cả ở vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn.

- Phát triển ngành rừng gắn với việc ổn định và cải thiện đời sống dân cư. - Phát triển đa dạng công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, thị tứ, thị trấn liên kết với công nghiệp ở đô thị lớn và công nghiệp tập trung; phát triển các làng nghề, nhất là các làng nghề làm hàng xuất khẩu, mở mang các loại hình dịch vụ.

- Phát triển nhanh hệ thống thủy lợi ở tất cả các vùng; bảo đảm đủ phân bón kịp thời vụ với giá ổn định; mở rộng việc ứng dụng các biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật; phát triển mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao kỹ thuật và dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật; tổ chức chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Để đáp ứng cho yêu cầu phát triển nông nghiệp đòi hỏi ngành công nghiệp phải làm tốt nhiệm vụ: phát triển và đổi mới khoa học công nghệ cho những ngành có lợi thế phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; phát triển mạnh các loại dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống dân cư nông nghiệp; kết hợp nhiều loại quy mô, nhiều trình độ công nghệ bảo đảm phần lớn chế biến nông, lâm, thủy sản của các vùng như xay xát gạo, nhà máy đường, phát triển chế biến thủy sản, thịt, rau quả...

Thực hiện đường lối, chủ trương đổi mới đó, sản xuất nông nghiệp nước ta đã có những chuyển biến đáng kể. Nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn ĐBSCL phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa trong những năm qua đã đạt được thành tựu đáng kể trong sản xuất cũng như đời sống.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long - Thực trạng và giải phá pdf (Trang 38 - 43)