Mục tiêu phát triển nông nghiệp hàng hóa ở ĐBSCL đến năm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long - Thực trạng và giải phá pdf (Trang 59 - 60)

- Kinh tế kỹ thuật chủ yếu liên quan đến phát triển nông nghiệp hàng hóa.

3.1.1. Mục tiêu phát triển nông nghiệp hàng hóa ở ĐBSCL đến năm

Tiếp tục thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp cả trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm cho toàn vùng và góp phần quan trọng cho toàn xã hội; đáp ứng nguyên liệu cho nhu cầu phát triển công nghiệp trong vùng và góp phần cho công nghiệp quốc gia; tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu gắn với bảo vệ tài nguyên, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.

Kết hợp sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn nội vùng, giải quyết việc làm cho phần lớn lao động dư thừa, đặc biệt là các hộ không có đất hoặc thiếu đất sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện cơ bản đời sống vật chất - văn hóa cho nông dân, khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng, không còn hộ đói và giảm nhanh số hộ nghèo, tăng số hộ giàu, dư ăn, đặc biệt quan tâm đến vùng đồng bào thiểu số, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng.

Tăng cường một bước quan trọng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn và công nghiệp chế biến như: thủy lợi, cơ giới hóa, điện khí hóa, sinh học hóa, từng bước hiện đại hệ thống công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch... tạo tiền đề đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và cơ bản cải thiện đời sống dân cư nông thôn ĐBSCL theo hướng công bằng tiến bộ và văn minh một cách bền vững.

3.1.2. Phương hướng khái quát phát triển nông nghiệp nước ta nói chung và ở ĐBSCL nói riêng từ năm 2000 - 2010

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long - Thực trạng và giải phá pdf (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)