- Kinh tế kỹ thuật chủ yếu liên quan đến phát triển nông nghiệp hàng hóa.
3.2.1. Xây dựng các hộ nông dân thành đơn vị sản xuất hàng hóa gắn liền với đổi mới kinh tế hợp tác và doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp
với đổi mới kinh tế hợp tác và doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp
Để phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, cùng với các chính sách Nhà nước về việc khuyến khích, tạo môi trường, điều kiện cho mọi người, mọi đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau tự do đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phải xây dựng kinh tế hộ nông dân thành đơn vị sản xuất hàng hóa gắn liền với sự đổi mới kinh tế hợp tác xã và doanh nghiệp nhà nước. Chỉ có như vậy mới khai thác và phát huy được tiềm năng và thế mạnh của nông nghiệp để phát triển nông nghiệp hàng hóa vùng ĐBSCL một cách ổn định theo định hướng XHCN.
* Hộ nông dân - đơn vị sản xuất hàng hóa.
Nghị quyết Trung ương 6 (khóa VI) của Đảng ta đã khẳng định: hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và được tự do làm ăn theo pháp luật. Đó là một bước tiến mới trong tư duy kinh tế, đánh dấu một sự thay đổi hết sức cơ bản trong tổ chức và quản lý nông nghiệp: chuyển biến từ mô hình tổ chức nền nông nghiệp xã hội chủ nghĩa thuần túy theo cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang mô hình tổ chức nền nông nghiệp hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN.
Việc thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, được trao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài, khiến cho kinh tế hộ nông dân trở thành nhân tố giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển sản xuất nông sản hàng hóa ở nông thôn. Hộ nông dân có vai trò to lớn trong việc khai thác tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp: lao động, đất đai, vốn, ngành nghề... để sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa. Hộ nông dân tự chủ sản
xuất - kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc mở rộng và phát triển thị trường. Phát triển kinh tế hộ nông dân góp phần to lớn vào việc giải quyết các vấn đề xã hội... Tóm lại, phát triển kinh tế hộ nông dân là một nhân tố thúc đẩy nông nghiệp hàng hóa phát triển.
Hiện nay, để tạo điều kiện cho hộ nông dân thật sự thành đơn vị sản xuất hàng hóa, cần phải giải quyết một số vấn đề chủ yếu sau:
Một là, phải khẩn trương hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân. Đảm bảo cơ sở pháp lý cho người nông dân có đầy đủ các quyền đã được luật hóa; có chính sách bảo đảm kết hợp lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài trong khai hoang, phục hóa mở rộng diện tích sản xuất; tôn trọng và có chính sách giải quyết đúng đắn quy luật tích tụ, tập trung ruộng đất, xu hướng phát triển nông trang, nông trại trong nền kinh tế thị trường hướng tới hình thành tiểu vùng sản xuất hàng hóa tập trung với khối lượng hàng hóa lớn có chất lượng cao.
Hai là, khuyến khích phát triển kinh tế hộ chuyên sâu theo hướng ai giỏi gì, làm nghề ấy phù hợp với lợi thế so sánh của từng địa phương, từng tiểu vùng; khuyến khích các hộ có vốn, có kỹ thuật, có khả năng kinh doanh phát triển mạnh sản xuất kinh doanh; khuyến khích các hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp chuyển sang các nghề phi nông nghiệp theo hướng mở rộng các hoạt động lưu thông hàng hóa và dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
Ba là, phải có chính sách cơ chế hỗ trợ vốn, giúp đỡ về tri thức và kinh nghiệm làm ăn cho các hộ nghèo, hộ có nhiều khó khăn; tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả việc xóa đói giảm nghèo. Đồng thời có chính sách mở rộng công ăn việc làm cho lực lượng lao động ở nông thôn.
Bốn là, nâng cao năng lực kinh tế và quản lý kinh tế cho hộ nông dân, bao gồm: năng lực về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ; trình độ văn hóa, trình độ kinh doanh và quản lý kinh tế của các chủ thể kinh tế hộ nông dân. Quá trình xây dựng kinh tế hộ nông dân thành những đơn vị sản xuất hàng hóa cũng là quá trình không ngừng biến đổi về quy mô và cơ cấu sản xuất tổ chức và phân công lại lao động, hình
thành và phát triển các loại hộ sản xuất kinh doanh khác như các loại hộ chuyên ngành, chuyên nghề, hộ sản xuất kinh doanh tổng hợp, tiến dần lên hình thức trang trại nông nghiệp với quy mô và trình độ khác nhau.
* Phát triển các hình thức kinh tế hợp tác:
Trước đây ta gần như phủ định mối quan hệ 2 chiều giữa kinh tế hộ nông dân và kinh tế hợp tác. Ngày nay, với quan điểm đổi mới tư duy kinh tế, chúng ta đã ý thức được rõ mối quan hệ hai chiều không thể thay thế nhau giữa kinh tế hộ nông dân và kinh tế hợp tác. Kinh tế dù phát triển ở trình độ, quy mô nào thì kinh tế hộ nông dân vẫn là đơn vị tự chủ sản xuất kinh doanh và là tiền đề, là cơ sở cho kinh tế hợp tác, không hòa tan trong kinh tế hợp tác. Ngược lại kinh tế hợp tác không hòa tan trong kinh tế hộ nông dân, kinh tế hộ nông dân muốn phát triển có hiệu quả cao đòi hỏi phải có kinh tế hợp tác hỗ trợ và thúc đẩy.
Có thể có nhiều hình thức khác nhau thực hiện xu hướng phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với kinh tế hợp tác.
+ Thực hiện sự liên kết theo hình thức phi tổ chức. Đây là hình thức tổ chức hợp tác mà các đơn vị kinh tế và kinh tế hộ nông dân tự quan hệ với nhau, diễn ra không dẫn đến sự hình thành pháp nhân mới. Hình thức hợp tác phi tổ chức này thường nẩy sinh và mang tính phổ biến ở thời kỳ đầu của sự phát triển kinh tế hợp tác kiểu mới, khi hợp tác xã và các tập đoàn sản xuất kiểu cũ không còn tác dụng.
Hình thức hợp tác phi tổ chức này ở ĐBSCL gồm rất đa dạng, phong phú, như:
- Đổi công, vần công cho nhau mang tính thời vụ giữa các hộ. - Tổ dịch vụ tín dụng.
- Tổ đường nước, đường điện... - Tổ dịch vụ kỹ thuật, công nghệ.
ở các tỉnh ĐBSCL phong trào thành lập các tổ hợp tác phát triển mạnh nhất là An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang. Riêng An Giang đã có trên 4.704 tổ hợp tác.
+ Thực hiện sự liên kết theo hình thức hợp tác có tổ chức - một hình thức phát triển cao của kinh tế hợp tác, một hình thức gắn với sự hình thành pháp nhân mới. Hình thức hợp tác có tổ chức này bao gồm:
- Hợp tác xã dịch vụ hỗ trợ, như: dịch vụ tưới tiêu nước; làm đất; cung ứng thuốc trừ sâu, phân bón, tiêu thụ sản phẩm; dịch vụ điện cho sản xuất và đời sống của nông dân.
- Hợp tác sản xuất tập trung: hợp tác xã sản xuất cây, con giống, trồng cây đặc sản, nuôi con vật đặc sản; chế biến nông, lâm, thủy sản...
- Hợp tác xã sản xuất tập trung kiểu kinh doanh dịch vụ. Đây là loại hình hợp tác xã kinh doanh tổng hợp thích hợp với các hợp tác xã có khả năng về vốn, có kinh nghiệm và khả năng kinh doanh gắn với đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi và đa năng.
Tóm lại, sự phát triển của kinh tế hợp tác dù ở trình độ thấp hay ở trình độ cao cũng phải nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho kinh tế hộ nông dân phát triển sản xuất hàng hóa gắn với thị trường.
* Đổi mới các doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp.
Doanh nghiệp nhà nước sản xuất nông phẩm hàng hóa, giống cây trồng, con vật nuôi; chế biến hàng nông, lâm, thủy sản ở ĐBSCL là các doanh nghiệp được tổ chức dưới các hình thức: nông trường, lâm trường, ngư trường, trạm, trại, trung tâm, viện nghiên cứu, xí nghiệp chế biến...
Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, một số doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp đã đổi mới phương thức hoạt động vươn lên làm ăn có hiệu quả, phát huy được vai trò là "điểm sáng" về kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn.
Trong mấy năm gần đây, ở nước ta nói chung, ở ĐBSCL nói riêng đã xuất hiện những mô hình liên kết kinh tế hộ, kinh tế hợp tác với kinh tế nhà nước trong
công nghiệp, như: công ty mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa); mô hình nông trường sông Hậu (Cần Thơ) đơn vị anh hùng lao động.
Trong những năm tới, để mở rộng mô hình liên kết kinh tế hộ nông dân, kinh tế hợp tác với kinh tế nhà nước trong nông nghiệp, cần tập trung vào ba điểm sau đây:
Thứ nhất, đưa các xí nghiệp công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến vừa và nhỏ thuộc kinh tế nhà nước về các cụm kinh tế ở nông thôn. Bằng cách đó mà gắn kết công nghiệp với nông, lâm, ngư nghiệp.
Thứ hai, đổi mới và tiếp tục tổ chức sắp xếp lại các nông, lâm trường, trạm trại... đặt nó trong sự gắn bó với các tổ chức hợp tác, các hợp tác xã và các hộ nông dân trong cơ cấu ngành, vùng kinh tế.
Thứ ba, tổ chức sắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, cung ứng vật tư kỹ thuật cho nông nghiệp, mạng lưới mua lương thực và các nông sản hàng hóa khác, gắn các tổ chức này với các tổ chức sản xuất - kinh doanh khác theo mô hình: tổ hợp nông - công - thương tín và dịch vụ.