- Kinh tế kỹ thuật chủ yếu liên quan đến phát triển nông nghiệp hàng hóa.
2.1.1. Vài nét về nông nghiệp hàng hóa thời kỳ trước
Từ lâu đời, ĐBSCL vốn là một trung tâm sản xuất nông nghiệp, tuyệt đại bộ phận dân cư sống bằng nghề nông. Nơi đây có lợi thế so sánh hơn các khu vực địa phương khác: đất - nước - khí hậu khá thích hợp cho việc canh tác cây lương thực, cây ăn quả, khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Ngay trong thời kỳ Pháp thuộc, đã có một bộ phận nông dân khá giả ngoài việc sản xuất ra lúa gạo để ăn, đã có thừa một số để bán. Việc trồng cây ăn quả để cung cấp cho thị trường cũng đã bắt đầu xuất hiện. Nhưng nhìn chung sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ này vẫn mang nặng tính tự nhiên, tự cung, tự cấp và độc canh cây lúa. Việc trao đổi mua bán hàng nông sản trong vùng chủ yếu là ở thị trường nông thôn địa phương nhỏ hẹp, sản phẩm được làm ra đem trao đổi trên thị trường cốt để đổi lấy sản phẩm cần thiết cho tiêu dùng gia đình. Ngoại trừ một số ít địa chủ, điền chủ có chức sắc ở địa phương canh tác lúa với diện tích, sản lượng khá lớn, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài (hầu hết lượng nông sản này đã trở thành hàng hóa đều thông qua chính sách xâm lược của thực dân Pháp ở châu á lúc bấy giờ), nhưng cũng không làm thay đổi tình hình ấy.
Đến thời kỳ thống trị dưới chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, một số tỉnh ở ĐBSCL ven đô Sài Gòn, nơi xa vùng chiến sự, gần thị trường tiêu thụ đã bước đầu hình thành vùng sản xuất lương thực thực phẩm, cây ăn quả... các loại hàng nông sản ấy chỉ trở thành hàng hóa, chủ yếu thông qua đáp ứng nhu cầu dân sống ở của nội ô Sài Gòn và bộ máy phục vụ chiến tranh của Mỹ và chính quyền ngụy quân, ngụy
quyền Sài Gòn. Tuy nhiên, vùng hàng hóa tập trung đã hình thành nhưng chưa nhiều lắm. Một số hộ nông, do chủ trương trung lưu hóa của chính quyền Sài Gòn cũ và của đế quốc Mỹ, đã vươn lên là những nhà sản xuất hàng hóa. Nông dân vùng ĐBSCL đã làm quen và bị lôi cuốn vào guồng máy sản xuất hàng hóa.